Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2018 - 2019

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2018 - 2019 chi tiết từng phần được VnDoc sưu tầm, chọn lọc có đáp án và bảng ma trận đề thi kèm theo. Đề thi giữa kì 2 lớp 5 môn tiếng Việt này sẽ giúp các em học sinh ôn luyện củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 1

A. Kiểm tra đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (Giáo viên kiểm tra từ tuần 19 đến tuần 26, bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức môn Tiếng Việt

1. Đọc thầm bài văn sau:

Mừng sinh nhật bà

Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.

Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

Theo Cù Thị Phương Dung

2. Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?

A. 7 bữa tiệc

B. 6 bữa tiệc

C. 5 bữa tiệc

D. 4 bữa tiệc

Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.

C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.

B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

C. Viết thiếp mời giúp chị em.

D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.

Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?

A. Vì hôm đó bà rất vui.

B. Vì hôm đó các cháu rất vui.

C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.

D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.

Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?

A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.

B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.

C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.

D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Quan hệ từ

Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.

Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?

..........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả: (Nghe – viết): Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn “từ Thấy Sứ thần Việt Nam ... đến hết” của bài Trí dũng song toàn - Sách TV5 tập 2, trang 25.

2. Tập làm văn

Đề bài: Em hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

>> Đề thi mới nhất: Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm học 2018 - 2019 theo Thông tư 22

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Lớp 5 môn Tiếng Việt

A. Phần đọc

1. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: 7 điểm

Câu

1

2

3

4

5

7

Đáp án

A

D

B

D

C

B

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

1

0,5

Câu 6: 1 điểm

Trong cuộc sống, chúng ta cần biết quan tâm đến người già trong gia đình

Câu 8: 1 điểm

Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.

Hoặc

Mặc dù ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.

Câu 9: 0,5 điểm.

Từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1: bà; chúng tôi

Câu 10: 1 điểm:

Năm nay: TN

chị em tôi; chúng tôi: CN

lớn cả; họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà: VN

B. BÀI KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả (2 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ, đúng mẫu, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,1 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về khoảng cách, kiểu chữ, cỡ chữ…. Trừ 0,5 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm)

- Viết được bài văn tả đồ vật đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết luận đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, diễn đạt logic, không mắc lỗi chính tả,…

- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.

+ Mở bài: Giới thiệu được đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.. (1điểm)

+ Thân bài: (6 điểm)

Tả bao quát hình dáng cụ thể của đồ vật.

Tả các bộ phận của đồ vật đó.

Nêu công dụng của đồ vật

+ Kết bài: Nêu được cảm nghĩ của em về đồ vật hoặc món quà đó.(1điểm).

Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm:

8 - 7,5 - 7 - 6,5 - 6 - …..

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 5 - Đề 2

A. PHẦN ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) (Thời gian 25 phút)

Đọc thầm bài: Cái áo của ba .

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” - Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.

Phạm Hải Lê Châu

Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? (0,5 đ)

A. Mẹ mua cho.

B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.

C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.

D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.

Câu 2. Chiếc áo của ba đã trở thành chiếc áo xinh xinh của bạn nhỏ vì: (1 đ)

A. Bạn nhỏ đã mặc vừa chiếc áo của ba.

B. Mẹ đã khéo chữa chiếc áo của ba vừa với bạn nhỏ.

C. Bạn nhỏ rất yêu ba nên thây chiếc áo của ba cũng rất đẹp.

D. Tất cả những đáp án đã nêu trong các câu trên.

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc. (1 đ)

A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ.

B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

C. Tình cảm của em nhỏ đối với ba.

D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì? (1 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 5: Vì sao mặc áo vào bạn nhỏ cảm thấy ấm áp? (0.5 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình ? (0.5 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

.........................................................................................................................................

Câu 7. Cho câu: “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.” Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì)? (1 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

Câu 8: Cho câu: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi. (0.5 đ)

- Chủ ngữ là:................................................................................................................

- Vị ngữ là:..................................................................................................................

Câu 9: Tìm từ trái nghĩa với từ “khéo” .(0,5 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

Câu 10: Viết lại câu sau cho hay hơn: (0.5 đ)

Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới.

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

2. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Tranh làng Hồ

- Nghĩa thầy trò

- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

- Phong cảnh đền Hùng

- Hộp thư mật

- Phân xử tài tình

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: 2 điểm. (Thời gian 15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Cây trái trong vườn Bác"

Cây trái trong vườn Bác

Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh...Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bo treo lủng lẳng trĩu năng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà bủ Việt bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.

Theo Võ văn Trực

2. Tập làm văn: 8 điểm. (Thời gian 20 phút)

Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

A. KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc kết hợp với kiểm tra kiến thức tiếng việt (7 điểm)

Câu số

Điểm

Đáp án

1

0,5

C

2

1

B

3

1

D

4

1

So sánh

5

0,5

Vì bạn nhỏ như cảm thấy có vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương..... dựa vào lồng ngực ấm áp của ba..

6

0,5

Noi gương ba để trở thành người chiến sĩ BVTQ.

7

01

Cổ áo

8

0,5

CN: Chiếc áo; cuộc sống của chúng tôi

VN: còn nguyên như ngày nào; có nhiều thay đổi

9

0,5

Khéo - vụng

10

0,5

Thay từ “chết” bằng “hy sinh”.

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả (2 điểm)

  • Chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ,trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm)
  • Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi (1 điểm).
  • Bài viết có từ 6 lỗi trở lên cho 0,5 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn (8 điểm)

  • Mở bài: Giới thiệu được người định tả (1 điểm)
  • Thân bài: (4 điểm)
    • Nội dung: Tả được những đặc điểm nổi bật của đối tượng, bài viết có trọng tâm.
    • Kĩ năng: Câu văn gãy gọn, dùng từ ngữ có hình ảnh
    • Cảm xúc: Thể hiện được tình cảm yêu mến, đoàn kết với bạn bè.
  • Kết bài: Nêu được tình cảm của mình với bạn của em (1điểm).
  • Chữ viết, chính tả (0.5 điểm).
  • Dùng từ, đặt câu (0.5 điểm).
  • Sáng tạo (1 điểm). Có sáng tạo để bài viết có hình ảnh gợi tả, gợi cảm làm cho hình ảnh được tả sinh động, có cảm xúc.

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 3

I – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.

Phong cảnh đền Hùng

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo ĐOÀN MINH TUẤN

b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?

a. Ba Vì.

b. Nghĩa Lĩnh.

c. Sóc Sơn.

d. Phong Khê.

Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?

a. Phú Thọ.

b. Phúc Thọ.

c. Hà Nội.

d. Hà Tây

Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?

a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.

b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.

c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.

Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.

b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.

d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a. Lặp từ ngữ.

b. Thay thế từ ngữ.

c. Dùng từ ngữ nối.

d. Dùng quan hệ từ.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.

Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.

b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.

c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.

d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.

c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.

d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?

Viết câu của em:

II - Phần viết:

1 . Chính tả: (Nghe – viết)

Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83)

(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu ….. đến và bắt đầu thổi cơm.)

2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Lớp 5 môn Tiếng Việt

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)

I. Đọc thành tiếng (3đ )

- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1,5 điểm.

(Đọc sai từ 2-4 tiếng: 1 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0,5 điểm.)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm.

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng ở 4 chỗ trở lên: 0 điểm.)

- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm.

(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm; Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.)

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá: 1 phút ): 0,5 điểm. (Đọc trên 1-2 phút: 0,5 điểm.)

II. Đọc thầm (7đ)

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Ý ĐÚNG

b

a

c

b

a

a

d

b

VD: Vì xe bị hỏng nên em đi học muộn.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ)

I. Viết chính tả: (2đ)

Bài viết: (2 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn: 2,0 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả sai về phụ âm đầu; vần thanh; không viết hoa đúng quy định trừ: 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,... trừ 0,25 điểm toàn bài.

II - Tập làm văn: (8đ)

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

- Viết được một bài văn tả cây hoa hoặc tả cái đồng hồ báo thức có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả cây cối hoặc tả đồ vật đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tuỳ theo bài viết sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7; 6,5 – 6; 5,5 - 5; 4,5 – 4; 3,5 - 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 .

Bảng ma trận đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt

TT

Chủ đề

Mạch KT, KN

Mức 1

(28%)

Mức 2

(28%)

Mức 3

(22%)

Mức 4

(22%)

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

02

01

01

01

05

Câu số

1,2

6

3

4

Số điểm

2,0 đ

0,5 đ

0,5 đ

1,0 đ

4 điểm

2

Kiến thức tiếng Việt

Số câu

02

01

01

03

01

Câu số

5, 8

9

7

Số điểm

1,5 đ

1,0 đ

0,5 đ

2 điểm

1 điểm

Tổng số câu

02

03

01

01

02

08

01

Tổng số

02 câu

03 câu

02 câu

02 câu

09 câu

Tổng số điểm

2,0 điểm

2,0 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

7,0 điểm

Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi giữa học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
82
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 5

    Xem thêm