Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 5 Cánh Diều năm 2025

Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 5 sách Cánh Diều năm 2025 bao gồm 12 đề thi môn Toán, Tiếng Việt có đáp án giúp học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi giữa kì 2 lớp 5. Các đề thi này được biên soạn 03 mức theo Thông tư 27 và bám sát kiến thức sách Cánh Diều, gồm:

Đề thi giữa kì 2 Toán lớp 5 Cánh Diều

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: ………………..

Môn: Toán – Lớp 5

Thời gian làm bài: 40 phút

Điểm

Lời phê của giáo viên

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong các hình dưới đây, hình nào là hình tam giác vuông?

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 Cánh Diều

Câu 2.

Cho hình thang ABCD như hình vẽ:

Đề thi giữa kì 2 môn Toán lớp 5 Cánh Diều

Nêu tên các cạnh bên và chiều cao của nó.

A. Cạnh bên AD, BC; Chiều cao: AH

B. Cạnh bên AH, BC; Chiều cao: AD

C. Cạnh bên AD, BC; Chiều cao: HC

D. Cạnh bên AD, BC; Chiều cao: DC

Câu 3. Chu vi của một hình tròn có bán kính 5,5 cm là :

A. 35,64 cm

B. 34,54 cm

C. 35,44 cm

D. 33,34 cm

Câu 4. Hình nào đưới dây có dạng hình trụ?

A. Hình lon nước

B. Hình viên bi

C. Hình quả bóng

D. Hình cái nón

Câu 5. Hình nào dưới đây là hình khai triển của hình hộp chữ nhật?

Toán 5 CD

A. Hình 1

B. Hình 4

C. Hình 2

D. Hình 3

Câu 6. Số đo “Một trăm linh tám xăng-ti-mét khối” được viết là:

A. 18 cm 3

B. 108 dm 3

C. 180 cm 3

D. 108 cm 3

Câu 7.

Toán 5 CD

Thể tích của khối xúc sắc này là:

A. 6 cm3

B. 9 cm3

C. 9 dm2

D. 27 cm3

Câu 8. Số?

Độ dài cạnh hình lập phương

Diện tích toàn phần

9 m

?

A. 177 m2

B. 486 m2

C. 232 m2

D. 466 m2

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Đặt tính rồi tính

a) 6 giờ 32 phút + 3 giờ 5 phút

…………………

…………………

…………………

…………………

…………………

b) 33 phút 35 giây - 25 phút 22 giây

…………………

…………………

…………………

…………………

…………………

c) 5 phút 6 giây × 5

…………………

…………………

…………………

…………………

…………………

d) 30 phút 15 giây : 5

…………………

…………………

…………………

…………………

…………………

Câu 2. (1,0 điểm) Điền các số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 3,5dm3= ….… cm3

b) 12,456m3= ….… dm3

c) 1,234dm3= ….… cm3

d) 0,05dm3= ……. cm3

Câu 3. (1,5 điểm) Nhà Nam có bể cá vàng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 65cm, chiều rộng 40cm, chiều cao 55cm. Khi bể chưa có nước, Nam đặt một khối đá dạng núi cảnh vào bể rồi đổ vào bể 90l nước thì vừa đầy bể. Hỏi khối đá có thể tích bao nhiêu đề-xi-mét khối?

BÀI LÀM:

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

Câu 4. (1 điểm) Một hình thang có tổng hai đáy bằng 32 cm, biết rằng nếu đáy lớn tăng thêm 3 cm thì diện tích hình thang sẽ tăng thêm 18 cm2. Tính diện tích của hình thang ban đầu.

BÀI LÀM:

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

Câu 5. (0.5 điểm) Một bồn hoa có hình dạng là một hình gồm một hình vuông và hai nửa hình tròn có kích thước theo hình vẽ bên. Tính chu vi của bồn hoa đó.

Toán 5 CD

BÀI LÀM:

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.

Đáp án D

Câu 2.

A. Cạnh bên AD, BC; Chiều cao: AH

Câu 3.

B. 34,54 cm

Câu 4.

A. Hình lon nước

Câu 5.

A. Hình 1

Câu 6.

D . 108 cm 3

Câu 7.

D. 27 cm3

Câu 8.

B. 486 m2

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

HS tự đặt rồi tính

Kết quả sẽ như sau:

a) 6 giờ 32 phút + 3 giờ 5 phút = 9 giờ 37 phút

b) 33 giờ 35 phút – 25 phút 22 giây = 8 phút 13 giây

c) 5 phút 6 giây ×5 = 25 phút 30 giây

d) 30 phút 15 giây : 5 = 6 phút 3 giây

Câu 2. (1,0 điểm)

a) 3,5dm3= 3500cm3

b) 12,456m3= 12456dm3

c) 1,234dm3= 1234cm3

d) 0,05dm3= 50cm3

Câu 3. (1,5 điểm)

Thể tích của bể cá vàng là:

65 x 40 x 55 = 143 000 (cm3)

Đổi 143 000 cm3 = 143 dm3

Đổi 90 lít = 90 dm3

Thể tích của khối đá là:

143 – 90 = 53 (dm3)

Đáp số: 53 dm3

Câu 4. (1 điểm)

Chiều cao hình thang là::

18 × 2 : 3 = 12(cm)

Diện tích hình thang ban đầu là::

32 × 12 : 2 = 192 (cm2)

Đáp số: 192 cm2

Câu 5. (0.5 điểm)

Ta thấy: Chu vi bồn hoa bằng tổng chiều dài của hai cạnh góc vuông và hai nửa đường tròn như hình vẽ:

Vậy ta giải bài toán như sau:

Nửa chu vi của hình vuông là:

(4 x 4 ) : 2 = 8 (m)

Vì hai nửa đường tròn có cùng đường kính -> thành một đường tròn có đường kính 4m.

Vậy chu vi của đường tròn là:

4 x 3,14 = 12,56 (m)

Chu vi của bồn hoa là:

8 + 12,56 = 20,56 (m)

Đáp số: 20,56 m

TRƯỜNG TIỂU HỌC .............

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN: TOÁN 5 – CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Kết nối

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

Bài 50. Hình tam giác

1

1

0.5

Bài 51. Diện tích hình tam giác

Bài 52. Hình thang

1

1

0,5

Bài 53. Diện tích hình thang

1

1

1

Bài 54. Hình tròn. Đường tròn.

Bài 55. Chu vi hình tròn

1

1

0,5

Bài 56. Diện tích hình tròn

1

1

0,5

Bài 58. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ

1

1

0,5

Hình 59. Hình khai triển của hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ.

1

1

0,5

Bài 60. Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương

1

1

1

1

1

Bài 62. Thể tích của một hình

1

1

0,5

Bài 63. Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối

2

2

0,5

Bài 64. Mét khối

1

2

2

0,5

Bài 65. Thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương

1

1

1

Bài 68. Ôn tập về các đơn vị thời gian

Bài 69. Cộng số đo thời gian. Trừ số đo thời gian

2

2

1

Bài 70. Nhân số đo thời gian với một số. Chia số đo thời gian cho một số

2

2

1

Tổng số câu TN/TL

6

2

5

0

3

8

10 điểm

Điểm số

3

1

3

0

3

4

6

3 điểm

30%

4 điểm

40%

3 điểm

3%

10 điểm

100 %

TRƯỜNG TIỂU HỌC .............

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN: TOÁN 5 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

TN

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

1. Hình tam giác

Nhận biết

- Nhận biết về tam giác, đọc viết được các cạnh, các đỉnh, các góc của tam giác.

1

C1

Kết nối

- Vẽ được hình tam giác, xác định được đường cao của hình tam giác.

Vận dụng

- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến tam giác.

2. Diện tích hình tam giác

Nhận biết

- Nhớ được ông thức tính diện tích hình tam giác.

Kết nối

- Tính được diện tích hình tam giác.

Vận dụng

- Giải các bài tập và toán thực tế liên quan đến diện tích hình tam giác.

3. Hình thang

Nhận biết

- Nhận biết được hình thang, gọi tên được các cạnh, các đỉnh, các góc của hình thang, gọi được tên đáy và đường cao của hình tháng.

1

C2

Kết nối

- Vẽ được hình thang, xác định được đáy và đường cao của hình thang.

Vận dụng

- Giải được các bài tập liên quan.

4. Diện tích hình thang

Nhận biết

- Nhớ được công thức tính diện tích hình thang

Kết nối

- Tính được diện tích hình thang.

Vận dụng

- Giải được các bài tập liên quan đến hình thang

1

C4

5. Hình tròn. Đường tròn

Nhận biết

- Nhận biết được đường tròn, hình tròn

Kết nối

- Vẽ được hình tròn, xác định được bán kính của hình tròn.

Vận dụng

- Giải được các bài tập liên quan đến hình tròn, đường tròn.

6. Chu vi hình tròn

Nhận biết

- Nhớ được cách tính chu vi hình tròn

Kết nối

- Tính được chu vi hình tròn khi biết bán kính hoặc đường kính và ngược lại.

1

C3

Vận dụng

- Giải được các bài tập liên quan đến chu vi hình tròn.

7. Diện tích hình tròn

Nhận biết

- Nhớ được công thức tính chu vi và diện tích đường tròn.

Kết nối

- Tính diện tích hình tròn.

Vân dụng

- Giải được các bài tập liên quan đến đường tròn.

1

C5

8. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ

Nhận biết

- Nhận biết được các hình khối.

1

C4

Kết nối

- Chỉ ra được các đặc điểm của hình khối.

Vân dụng

- Giải được các bài toán thực tế liên quan.

9. Hình khai triển của hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ

Nhận biết

- Nhận biết được hình khai triển của hình hộp chữ nhật, hình lập phương và hình trụ.

1

C5

Kết nối

- Chỉ ra được các hình khối tương ứng với các hình khai triển cho trước và ngược lại.

Vận dụng

- Giải được các bài toán liên quan đến hình khai triển của các hình khối.

10. Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương

Nhận biết

- Nhận biết được công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hôp chữ nhật, hình lập phương.

Kết nối

- Tính được diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương cho trước.

1

C8

Vận dụng

- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

1

C3a

11. Thể tích của hình

Nhận biết

- Nhận biết được thể tích của một hình.

1

C7

Kết nối

- Qua hình dạng các hình khối xác định được thể tích của một hình.

Vận dụng

- Giải được các bài tập liên quan đến thể tích của một hình.

12. Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối

Nhận biết

- Nhận biết được đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

- Đọc, viết được các đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

Kết nối

- Chuyển đổi đưuọc giữa các đơn vị đo thể tích (cm3; dm3)

2

C2a,b

Vận dụng

- Giải được các bài tập và bài toán thực tế liên quan đơn vị đo thể tích.

13. Mét khối

Nhân biết

- Nhận biết được đơn vị đo thể tích: Mét khối.

- Đọc, viết được các đơn vị đo thể tích: Mét khối.

1

C6

Kết nối

- Chuyển đổi đưuọc giữa các đơn vị đo thể tích (cm3; dm3; m3)

2

C2c,d

Vận dụng

- Giải được các bài tập và bài toán thực tế liên quan đến đơn vị đo thể tích.

14. Thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Nhận biết

- Nhận biết được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Kết nối

- Tính được thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Vận dụng

- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

1

C3b

15. Ôn tập về các đơn vị đo thời gian

Nhận biết

- Nhận biết được các đơn vị đo thời gian.

- Đọc, viết được các đơn vị đo thời gian.

Kết nối

- Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian.

Vận dụng

- Giải các bài toán thực tế liên quan

16. Cộng số đo thời gian. Trừ số đo thời gian

Nhận biết

- Nhận biết được cách thực hiện phép cộng, trừ số đo thời gian.

Kết nối

- Thực hiện được phép cộng, trừ số đo thời gian.

2

C1a,b

Vận dụng

- Giải được các bài toán liên quan đến phép công, phép trừ số đo thời gian.

17. Nhân số đo thời gian với một số. Chia số đo thời gian cho một số.

Nhận biết

- Nhận biết được cách thực hiện phép nhân, chia số đo thời gian với một số.

Kết nối

- Thực hiện được phép nhân, chia số đo thời gian cho một số.

2

C1c,d

Vận dụng

- Giải được các bài toán liên quan đến phép nhân, chia số đo thời gian với một số.

Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN TIẾNG VIỆT 5

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

QUÀ TẶNG CỦA CHIM NON

Một hôm, tha thẩn ra vườn chơi, tôi thấy dưới bụi cỏ một chú chim non đang rướn mình, cánh vỗ vỗ một cách yếu ớt. Một cánh hình như bị gãy nên không cụp lại được, cứ xõa xuống đến tội nghiệp. Tôi khẽ khàng nâng chú lên và mang vào nhà. Bố mẹ chú bay lao theo. Thương quá nhưng không biết làm cách nào hơn, tôi chỉ biết nhủ thầm: “Để tôi chữa cho cánh nó liền lại rồi tôi sẽ trả về cho.”.

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều

Từ hôm ấy, tôi bận tíu tít vì chim non. Chừng mười hôm sau, nó khỏe hơn hẳn, mọc đủ lông c ánh, nhảy nhót suốt ngày. Giữ lời hứa thầm mấy hôm trước tôi quyết định thả chim non. Nó thoáng ngơ ngác một giây rồi vút bay lên. Nó bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi đi cùng. Vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo chim non. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.

Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.

Theo Trần Hoài Dương

Câu 1 (0,5 điểm). Khi ra vườn chơi, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì?

A. Một tổ trứng chim bị rơi xuống bụi cỏ.

B. Một chú chim non bị gãy cánh đang nằm thoi thóp trên lối đi.

C. Một chú chim non đang rướn mình, cánh vỗ vỗ một cách yếu ớt.

D. Một chú chim mẹ đang mớm mồi cho con.

Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao bạn nhỏ quyết định nuôi chú chim non?

A. Vì bạn nhỏ có niềm đam mê với động vật, đặc biệt là loài chim.

B. Vì bạn nhỏ có ước mơ làm bác sĩ thú y.

C. Vì bạn nhỏ thấy chim bố mẹ không còn đủ khả năng kiếm mồi cho chú chim non.

D. Vì bạn nhỏ thấy chú chim non bị gãy cánh và muốn nuôi chú cho tới khi cánh liền lại.

Câu 3 (0,5 điểm). Món quà chú chim non tặng bạn nhỏ có gì đặc biệt?

A. Không phải hiện vật mà là âm thanh và vẻ đẹp của các loài chim.

B. Là những món quà quý giá nhất của rừng già: dược liệu, gỗ quý.

C. Không phải hiện vật mà là tình yêu thương và sự lưu luyến không rời.

D. Là những bông hoa đẹp nhất trong rừng mà chim non tìm được.

Câu 4 (0,5 điểm). Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?

A. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng.

B. Kêu lít ríu, hót, ngân nga, vang vọng.

C. Líu ríu, lảnh lót, ngân nga, thơ dại.

II. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Gạch dưới câu ghép trong đoạn văn dưới đây:

Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

Câu 6 (2,0 điểm). Chuyển những cặp câu đơn có quan hệ chặt chẽ với nhau thành câu ghép:

a) Cháu không quét sân. Sân ngập lá rụng.

………………………………………………………………………………………

b) Bé Na nghĩ chị Hương đã đi học về rồi. Chị Hương chưa về.

………………………………………………………………………………………

c) Em không ôn tập chăm chỉ. Em sẽ thi trượt

………………………………………………………………………………………

d) Sáng về trường thiếu nhi miền núi được hơn hai năm. Sẩu mới về trường được gần một tháng nay.

………………………………………………………………………………………

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7 (4,0 điểm). Viết bài văn tả một cảnh đẹp quê hương em.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN:

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

D

A

C

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm)

Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch . Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương . Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề . Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ … Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế . Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

Câu 6 (2,0 điểm)

a) Vì cháu không quét sân nên sân ngập lá rụng.

b) Bé Na nghĩ chị Hương đã đi học về rồi, nhưng chị ấy chưa về.

c) Nếu em không ôn tập chăm chỉ, em sẽ thi trượt

d) Sáng về trường thiếu nhi miền núi được hơn hai năm, còn Sẩu mới về trường được gần một tháng nay.

II. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu 7 (4,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)

1.1 Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

1.2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

b) Tả chi tiết:

  • Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị… (Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
  • Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

1.3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

Bài văn mẫu:

Về với Bến Tre quê em, ai ai cũng thích thú trước vẻ đẹp của những con rạch nhỏ ở Cồn Phụng. Tuy chẳng có tên gọi cụ thể nào, nhưng những ai yêu mến vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của miền sông nước, thì ắt sẽ biết đến cảnh đẹp này.

Những con rạch ở Cồn Phụng trải dài len lỏi khắp nơi. Chúng bò ngoằn ngoèo, lổm cổm như những con trăn lớn. Rạch này là do ông trời làm nên. Mà ông cũng thật khéo tay, làm cho các con rạch lan tỏa tựa như một mạch máu đang đưa nước đi nuôi sống cả vùng Cồn Phụng. Các con rạch chẳng rộng được như sông, bề ngang áng chừng đôi ba mét. Nước rạch là nước dẫn về từ sông Cửu Long, nên đặc một màu phù sa màu mỡ. Tuy không rộng, nhưng rạch lại có nhiều chỗ khá sâu. Nên phương tiện di chuyển thích hợp nhất ở đây chính là thuyền, ghe nhỏ. Điều tạo nên sự hấp dẫn tuyệt vời cho các con rạch, chính là khung cảnh hai bên bờ của nó.

Rạch ở Cồn Phụng mang danh là rạch của Bến Tre, nên chẳng có gì lạ khi hai bên bờ rạch trồng toàn dừa. Nhưng những cây dừa ở đây ngộ lắm. Vì chúng chẳng phải dừa cạn, mà là dừa nước cơ. Cây dừa mọc lấp xấp ven rạch, gốc và thân nằm hẳn trong nước. Những cành lá thì to và dài, chẳng thua kém gì họ hàng dừa cạn. Các cây dừa mọc sát nhau, cành lá xuề xòe, bon chen ra tận giữa rạch. Chúng tạo thành một cái mái vòm màu xanh lá, che trên mặt nước. Nhờ vậy, khi ngồi thuyền con xuôi theo rạch, sẽ có cảm giác như đang lạc vào một thế giới khác - thế giới của màu xanh, của dừa nước. Chẳng phải mỗi rạch ở Cồn Phụng mới có dừa nước. Nhưng chỉ có nơi đây dừa nước mới khỏe, mới dày, mới đông đúc như vậy. Và cũng chỉ ở nơi đây, dừa nước mới chịu khó dựng vòm che nắng chắn mưa cho con rạch như thế. Cảm giác ngồi trên cái thuyền con xuôi theo dòng nước, trên đầu là mái lá dừa xanh. Kết hợp với tiếng mái chèo khua nước lõng bõng và tiếng lá dừa rì rào, tiếng chim kêu lích rích. Thì đúng là thư giãn vô cùng. Đó chính là cái thú miệt vườn mà bao lâu nay người ta vẫn kể khi nhắc đến miền Tây sông nước.

Mỗi năm, có rất nhiều du khách đến lần đầu và trở lại thăm những con rạch ở Cồn Phụng. Em rất vui và tự hào về điều đó. Bởi vẻ đẹp của quê hương em đã được bà con ở khắp nơi ghi nhận, yêu mến.

Trên đây là một phần tài liệu.

Mời các bạn nhấn nút Tải về để lấy trọn 12 đề thi giữa học kì 2 lớp 5 Cánh Diều năm 2025 kèm đáp án.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 5

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng