Bộ đề thi giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 5 Kết nối tri thức
05 Đề thi giữa kì 2 môn Lịch Sử và Địa Lí 5 Kết nối tri thức được biên soạn nhằm giúp các em ôn tập và rèn luyện các kĩ năng làm bài kiểm tra để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 lớp 5. Đề thi gồm các dạng câu hỏi Trắc nghiệm và Tự luận được biên soạn bám sát chương trình học theo Thông tư 27.
05 Đề thi giữa kì 2 môn Lịch Sử và Địa Lí 5 Kết nối tri thức Có đáp án
Đề thi giữa kì 2 môn Lịch Sử và Địa Lí 5 - Đề số 1
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Từ câu hỏi số 1 đến câu số 10 (0,5 điểm/ câu hỏi): học sinh lựa chọn 01 đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D
Câu 1. Địa danh lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau?
“Nơi nào hang thẳm rừng xa,
Bác đã vạch đường đánh Nhật, đuổi Tây?”
A. Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
B. Dinh Độc Lập (TP. Hồ Chí Minh).
C. Cảng Nhà Rồng (TP. Hồ Chí Minh).
D. Hang Pác-bó (Cao Bằng).
Câu 2. Một trong những ý nghĩa của việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945) là
A. kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
B. kêu gọi nhân dân tích cực tham gia Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
C. tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân vào Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh.
D. tuyên bố trước quốc dân và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Câu 3. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng được đánh dấu bởi sự kiện nào sau đây?
A. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
B. Bộ chỉ huy quân sự của thực dân Pháp bị bắt.
C. Tướng Đờ Ca-xtơ-ri tuyên bố đầu hàng.
D. Nhân dân Hà Nội giành được chính quyền.
Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)?
A. Thắng lợi, tác động lớn đến Việt Nam và thế giới.
B. Diễn ra trong 56 ngày đêm, trải qua ba đợt tiến công.
C. Bộ chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Văn Tiến Dũng làm tư lệnh.
D. Tấn công trực tiếp vào cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn.
Câu 5. Trong quá trình đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Vị thế và uy tín được nâng cao trên trường quốc tế.
B. Trở thành nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
C. Trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới.
D. Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các nước.
Câu 6. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc.
B. Mi-an-ma.
C. Cam-pu-chia.
D. Phi-líp-pin.
Câu 7. Dân tộc chủ yếu ở Cam-pu-chia là người
A. Tày.
B. Nùng.
C. Khơ-me.
D. Dao.
Câu 8. So với Vương quốc Cam-pu-chia, điều kiện tự nhiên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có điểm gì khác biệt?
A. Biên giới trên đất liền tiếp giáp với Việt Nam.
B. Là nước duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển.
C. Sông Mê Công là sông lớn nhất chảy qua đất nước.
D. Có đường biên giới tiếp giáp với Thái Lan.
Câu 9. Sự kiện nào dưới đây có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam?
A. Việt Nam chính thức ra nhập ASEAN (1995).
B. Việt Nam ra nhập Tổ chức Liên hợp quốc (1997).
C. Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (2007).
D. Việt Nam phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (1994).
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục tiêu hoạt động của Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
B. Đoàn kết, hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội.
C. Đoàn kết, hợp tác để giữ gìn hòa bình, an ninh.
D. Thúc đẩy hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 11 (1,0 điểm). Đọc thông tin và điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống phía trước mỗi ý sau đây:
Thông tin. Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành được xây bằng đất, đá, trải dài từ đông sang tây, được xây dựng từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ XVI nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công từ bên ngoài vào Trung Quốc. Tường thành cao 7 - 8 m, mặt trên của tường thành rộng 5 - 6 m, phần chân rộng hơn. Trên mặt tường thành có các tháp canh, ụ lửa để đốt báo hiệu khi có giặc đến. Ngày nay, chiều dài của Trường Thành còn khoảng 6 700 km.
Năm 1987, Vạn Lý Trường Thành cùng với Cố cung Bắc Kinh được Tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản thế giới.
¨ Vạn Lý Trường Thành được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong hơn 2.000 năm.
¨ Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc duy nhất của Trung Quốc được UNSECO công nhận là Di sản thế giới.
¨ Vạn Lý Trường Thành được coi là một biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc.
¨ Vạn Lý Trường thành là công trình kiến trúc mang tính chất phòng thủ của nhân dân Trung Quốc thời kỉ cố - trung đại.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Lựa chọn các từ/ cụm từ cho sẵn sào chỗ trống (…..) để hoàn thiện đoạn thông tin
Phát triển |
Vật chất |
Việt Nam |
Gạo |
Lương thực |
Đổi mới |
Nhân dân |
Quốc tế |
Thông tin. Từ năm 1986 đến nay, cả nước bước vào thời kì (1)……... Thời kì này, kinh tế ngày càng (2)………., hàng hóa dồi dào. Nhiều sản phẩm không những cung cấp đủ nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu như: gạo, nông sản, thuỷ sản, ... Từ chỗ thiếu (3)………., Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu (4)……… hàng đầu thế giới. Đời sống (5)…………. và tinh thần của (6)………… ngày càng được cải thiện, ... Vị thế và uy tín của (7)………….. được nâng cao trên trường (8)…………….
Câu 2 (2,0 điểm):
a) Trình bày diễn biến chính của Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
b) Nêu những việc làm cụ thể để thể hiện lòng biết ơn, tri ân của em đến các anh hùng liệt sĩ và những người có đóng góp tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
Đáp án Đề thi giữa kì 2 môn Lịch Sử và Địa Lí 5:
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Từ câu hỏi số 1 đến câu hỏi số 10: Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
1-D |
2-D |
3-A |
4-B |
5-A |
6-D |
7-C |
8-B |
9-A |
10-A |
Câu hỏi số 11: lựa chọn chính xác (đúng/ sai) ở mỗi lệnh hỏi được 0,25 điểm
STT |
Nội dung lệnh hỏi |
Đúng/ sai |
1 |
Vạn Lý Trường Thành được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong hơn 2.000 năm. |
Đ |
2 |
Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc duy nhất của Trung Quốc được UNSECO công nhận là Di sản thế giới. |
S |
3 |
Vạn Lý Trường Thành được coi là một biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc. |
Đ |
4 |
Vạn Lý Trường thành là công trình kiến trúc mang tính chất phòng thủ của nhân dân Trung Quốc thời kỉ cố - trung đại. |
Đ |
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Mỗi từ khóa điền đúng vị trí, được 0,25 điểm
(1) Đổi mới |
(2) phát triển |
(3) lương thực |
(4) gạo |
(5) vật chất |
(6) nhân dân |
(7) Việt Nam |
(8) quốc tế |
Câu 2 (2,0 điểm):
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
a) Trình bày diễn biến chính của Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). |
1,25 |
- Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 56 ngày đêm, chia làm 3 đợt: |
0,25 |
+ Đợt 1: Từ ngày 13-3 đến ngày 17-3-1954, quân ta lần lượt chiếm được cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. |
0,25 |
+ Đợt 2: Từ ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954, quân ta tấn công và tiêu diệt các cứ điểm ở phía đông phân khu Trung tâm. |
0,25 |
+ Đợt 3: Từ ngày 1-5 đến ngày 7-5-1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. |
0,25 |
- 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. |
0,25 |
b) Nêu những việc làm cụ thể để thể hiện lòng biết ơn, tri ân của em đến các anh hùng liệt sĩ và những người có đóng góp tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954). |
0,75 |
Gợi ý: - Tham gia vào các hoạt động: giữ gìn vệ sinh, dâng hương… tại nghĩa trang liệt sĩ. - Luôn có tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập của tổ quốc và trân trọng cuộc sống ngày hôm nay; - Thăm hỏi, quan tâm, giúp đỡ gia đình của các anh hùng, liệt sĩ. - Cố gắng phấn đấu học hành để phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp; - ….. Lưu ý: - HS trình bày quan điểm cá nhân, GV linh hoạt trong quá trình chấm. - HS trình bày được 03 việc làm cụ thể trở lên có thể cho điểm tối đa. |
0,75 |
Đề thi giữa kì 2 môn Lịch Sử và Địa Lí 5 - Đề số 2
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Đến đời vua Lý Thánh Tông nước ta đổi tên tên là gì?
A. Hà Nội.
B. Đại Việt.
C. Thăng Long.
D. Đại La.
Câu 2 (0,5 điểm). Điểm độc đáo trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần là?
A. Bộ máy nhà nước được tổ chức quy củ.
B. Thực hiện chính sách cai trị độc đoán.
C. Các vua Trần thường nhường ngôi sớm cho con, xưng là Thái Thượng hoàng và cùng vua quản lí đất nước.
D. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Câu 3 (0,5 điểm). Khởi nghĩa Lam Sơn do ai lãnh đạo?
A. Lê Lợi.
B. Nguyễn Trãi.
C. Lý Công Uẩn.
D. Trần Nguyên Hãn.
Câu 4 (0,5 điểm). Dưới Triều Nguyễn, kinh đô nước ta nằm ở đâu?
A. Cổ Loa (Hà Nội).
B. Hoa Lư (Ninh Bình).
C. Phú Xuân (Thừa Thiên Huế).
D. Thăng Long (Hà Nội).
Câu 5 (0,5 điểm). Hội nghị Diên Hồng được tổ chức ở đâu?
A. Cổ Loa.
B. Luy Lâu.
C. Cổ Linh.
D. Thăng Long.
Câu 6 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không đúng khi nói về người anh hùng Kim Đồng?
A. Tên thật là Nông Văn Dền.
B. Anh là người dân tộc Nùng.
C. Anh là Đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc.
D. Anh được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi tuổi đời còn rất trẻ.
Câu 7 (0,5 điểm). Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra vào thời gian nào?
A. Tháng 12 – 1953.
B. Ngày 13 – 3 – 1954.
C. Ngày 7 – 5 – 1954.
D. Từ ngày 13 – 3 – 1954 đến ngày 7 – 5 – 1954.
Câu 8 (0,5 điểm). Người anh hùng lấy thân mình làm giá súng, góp phần làm nên thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
A. Phan Đình Giót.
B. Bế Văn Đàn.
C. Tô Vĩnh Diện.
D. Trần Can.
Câu 9 (0,5 điểm). Điểm khác biệt lớn nhất của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 so với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là:
A. Buộc địch phải đầu hàng không điều kiện.
B. Sử dụng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.
C. Giải phóng vùng đất đai rộng lớn.
D. Có ảnh hưởng quốc tế to lớn.
Câu 10 (0,5 điểm). Đất nước bước vào thời kì Đổi mới từ năm nào?
A. Năm 1975.
B. Năm 2001.
C. Năm 1991.
D. Năm 1986.
Câu 11 (0,5 điểm). Lào có tên đầy đủ là
A. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
B. Cộng hòa Nhân dân Lào.
C. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Lào.
D. Vương quốc Lào.
Câu 12 (0,5 điểm). Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là:
A. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.
B. Chủ yếu là núi và cao nguyên.
C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.
D. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc.
Câu 13 (0,5 điểm). Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu trưng của tôn giáo nào?
A. Biểu trưng của Phật giáo.
B. Biểu trưng của Nho giáo.
C. Biểu trưng của Ấn Độ giáo.
D. Tất cả các tôn giáo trên hoà quyện lẫn nhau.
Câu 14 (0,5 điểm). Quốc gia thuộc bộ phận Đông Nam Á hải đảo là
A. Lào.
B. Phi-líp-pin.
C. Mi-an-ma.
D. Cam-pu-chia.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Em hãy trình bày những nét chính về diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy kể tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy trình bày những hiểu biết về một công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc mà em ấn tượng (theo gợi ý dưới đây):
a. Tên công trình.
b. Thời gian xây dựng.
c. Điểm nổi bật của công trình.
Đáp án Đề thi giữa kì 2 môn Lịch Sử và Địa Lí 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Đáp án |
B |
C |
A |
C |
D |
D |
B |
Câu hỏi |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
Câu 13 |
Câu 14 |
Đáp án |
B |
B |
D |
A |
D |
A |
D |
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu |
Nội dung đáp án |
Câu 1 (1,0 điểm) |
Những nét chính về diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ là: - Đợt 1 (từ ngày 13-3-1954 đến 17-3-1954): Tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và phân khu Bắc. - Đợt 2 (từ ngày 30-3 đến 26-4-1954): Tiến công và tiêu diệt các cứ điểm phía đông của phân khu Trung tâm. - Đợt 3 (từ ngày 1-5 đến 7-5-1954): + Tiến công vào trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam. + Chiều 7-5, tướng Đờ Ca-xtơ-ri và toàn bộ quân địch đầu hàng, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. |
Câu 2 (1,0 điểm) |
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia. Đó là: Thái Lan, Mi-an-ma, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin và Đông Ti-mo. |
Câu 3 (1,0 điểm) |
a. Tên công trình: Vạn Lý Trường Thành. b. Thời gian xây dựng: từ thế kỉ V đến thế kỉ XVI. c. Điểm nổi bật của công trình : - Tường thành cao 7- 8 m, mặt trên của tường thành rộng 5 – 6 m, phần chân rộng hơn. Trên mặt tường thành có các tháp canh, ụ lửa để đốt báo hiệu khi có giặc đến. |
Đề thi giữa kì 2 môn Lịch Sử và Địa Lí 5 - Đề số 3
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Đến đời vua Lý Thánh Tông nước ta đổi tên tên là gì?
A. Hà Nội.
B. Đại Việt.
C. Thăng Long.
D. Đại La.
Câu 2 (0,5 điểm). Trung Quốc thời kì cổ, trung đại không có phát minh nào sau đây?
A. La bàn.
B. Giấy.
C. Chữ la tinh.
D. Kĩ thuật in.
Câu 3 (0,5 điểm). Từ năm 1424 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn:
A. Nam Định đến Thanh Hóa.
B. Thanh Hóa tới Nghệ An.
C. Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
D. Nghệ An đến đèo Hải Vân.
Câu 4 (0,5 điểm). Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Vua Quang Trung nhường ngôi cho Nguyễn Ánh.
B. Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn.
C. Nguyễn Ánh đánh bại quân Thanh.
D. Nguyễn Ánh đánh bại quân Minh.
Câu 5 (0,5 điểm). Hội nghị Diên Hồng được tổ chức ở đâu?
A. Cổ Loa.
B. Luy Lâu.
C. Cổ Linh.
D. Thăng Long.
Câu 6 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không đúng khi nói về người anh hùng Kim Đồng?
A. Tên thật là Nông Văn Dền.
B. Anh là người dân tộc Nùng.
C. Anh là Đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc.
D. Anh được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi tuổi đời còn rất trẻ.
Câu 7 (0,5 điểm). Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra vào thời gian nào?
A. Tháng 12 – 1953.
B. Ngày 13 – 3 – 1954.
C. Ngày 7 – 5 – 1954.
D. Từ ngày 13 – 3 – 1954 đến ngày 7 – 5 – 1954.
Câu 8 (0,5 điểm). Người anh hùng lấy thân mình làm giá súng, góp phần làm nên thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
A. Phan Đình Giót.
B. Bế Văn Đàn.
C. Tô Vĩnh Diện.
D. Trần Can.
Câu 9 (0,5 điểm). Điểm khác biệt lớn nhất của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 so với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là:
A. Buộc địch phải đầu hàng không điều kiện.
B. Sử dụng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.
C. Giải phóng vùng đất đai rộng lớn.
D. Có ảnh hưởng quốc tế to lớn.
Câu 10 (0,5 điểm). Đất nước bước vào thời kì Đổi mới từ năm nào?
A. Năm 1975.
B. Năm 2001.
C. Năm 1991.
D. Năm 1986.
Câu 11 (0,5 điểm). Lào có tên đầy đủ là
A. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
B. Cộng hòa Nhân dân Lào.
C. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Lào.
D. Vương quốc Lào.
Câu 12 (0,5 điểm). Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là:
A. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.
B. Chủ yếu là núi và cao nguyên.
C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.
D. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc.
Câu 13 (0,5 điểm). Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu trưng của tôn giáo nào?
A. Biểu trưng của Phật giáo.
B. Biểu trưng của Nho giáo.
C. Biểu trưng của Ấn Độ giáo.
D. Tất cả các tôn giáo trên hoà quyện lẫn nhau.
Câu 14 (0,5 điểm). Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Thái Lan.
C. Ma-lai-xi-a.
D. Bru-nây.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Em hãy trình bày một số nét chính về tình hình đất nước dưới thời Trần.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy kể tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy trình bày những hiểu biết về một công trình kiến trúc tiêu biểu của Lào mà em ấn tượng (theo gợi ý dưới đây):
a. Tên công trình.
b. Thời gian xây dựng.
c. Địa điểm.
d. Điểm nổi bật của công trình.
Đề thi giữa kì 2 môn Lịch Sử và Địa Lí 5 - Đề số 4
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Ý nào không đúng khi nói về đất nước dưới triều Lý?
A. Nhân dân ấm no, hạnh phúc.
B. Nhân dân đoàn kết một lòng bảo vệ tổ quốc.
C. Phật giáo phát triển cực thịnh.
D. Nhân dân được miễn sưu, thuế.
Câu 2 (0,5 điểm). Trung Quốc thời kì cổ, trung đại không có phát minh nào sau đây?
A. La bàn.
B. Giấy.
C. Chữ la tinh.
D. Kĩ thuật in.
Câu 3 (0,5 điểm). Từ năm 1424 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn:
A. Nam Định đến Thanh Hóa.
B. Thanh Hóa tới Nghệ An.
C. Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
D. Nghệ An đến đèo Hải Vân.
Câu 4 (0,5 điểm). Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Vua Quang Trung nhường ngôi cho Nguyễn Ánh.
B. Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn.
C. Nguyễn Ánh đánh bại quân Thanh.
D. Nguyễn Ánh đánh bại quân Minh.
Câu 5 (0,5 điểm). Hội nghị Diên Hồng được tổ chức ở đâu?
A. Cổ Loa.
B. Luy Lâu.
C. Cổ Linh.
D. Thăng Long.
Câu 6 (0,5 điểm). Ngày 2-9-1945, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?
A. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
B. Cách mạng tháng Tám thành công trên cả nước.
C. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
D. Thực dân Pháp chính thức nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam.
Câu 7 (0,5 điểm). Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra vào thời gian nào?
A. Tháng 12 – 1953.
B. Ngày 13 – 3 – 1954.
C. Ngày 7 – 5 – 1954.
D. Từ ngày 13 – 3 – 1954 đến ngày 7 – 5 – 1954.
Câu 8 (0,5 điểm). Người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai, góp phần làm nên thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
A. Phan Đình Giót.
B. Bế Văn Đàn.
C. Tô Vĩnh Diện.
D. Trần Can.
Câu 9 (0,5 điểm). Điểm khác biệt lớn nhất của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 so với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là:
A. Buộc địch phải đầu hàng không điều kiện.
B. Sử dụng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.
C. Giải phóng vùng đất đai rộng lớn.
D. Có ảnh hưởng quốc tế to lớn.
Câu 10 (0,5 điểm). Hàng hóa được phân phối thông qua:
A. Tem phiếu.
B. Năng suất làm việc.
C. Cấp bậc.
D. Số lượng con cái.
Câu 11 (0,5 điểm). Lào có tên đầy đủ là
A. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
B. Cộng hòa Nhân dân Lào.
C. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Lào.
D. Vương quốc Lào.
Câu 12 (0,5 điểm). Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là:
A. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.
B. Chủ yếu là núi và cao nguyên.
C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.
D. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc.
Câu 13 (0,5 điểm). Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu trưng của tôn giáo nào?
A. Biểu trưng của Phật giáo.
B. Biểu trưng của Nho giáo.
C. Biểu trưng của Ấn Độ giáo.
D. Tất cả các tôn giáo trên hoà quyện lẫn nhau.
Câu 14 (0,5 điểm). Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Thái Lan.
C. Ma-lai-xi-a.
D. Bru-nây.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Em hãy trình bày một số nét chính về tình hình đất nước dưới thời Trần.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu kết quả của công cuộc khai hoang dưới Triều Nguyễn.
Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy trình bày những hiểu biết về một công trình kiến trúc tiêu biểu của Lào mà em ấn tượng (theo gợi ý dưới đây):
a. Tên công trình.
b. Thời gian xây dựng.
c. Địa điểm.
d. Điểm nổi bật của công trình.
Đề thi giữa kì 2 môn Lịch Sử và Địa Lí 5 - Đề số 5
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Ý nào không đúng khi nói về đất nước dưới triều Lý?
A. Nhân dân ấm no, hạnh phúc.
B. Nhân dân đoàn kết một lòng bảo vệ tổ quốc.
C. Phật giáo phát triển cực thịnh.
D. Nhân dân được miễn sưu, thuế.
Câu 2 (0,5 điểm). Trung Quốc thời kì cổ, trung đại không có phát minh nào sau đây?
A. La bàn.
B. Giấy.
C. Chữ la tinh.
D. Kĩ thuật in.
Câu 3 (0,5 điểm). Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là gì?
A. Khuyến khích phát triển kinh tế và bảo vệ quyền phụ nữ.
B. Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bảo vệ quyền phụ nữ.
C. Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
D. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bảo vệ quyền phụ nữ.
Câu 4 (0,5 điểm). Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Vua Quang Trung nhường ngôi cho Nguyễn Ánh.
B. Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn.
C. Nguyễn Ánh đánh bại quân Thanh.
D. Nguyễn Ánh đánh bại quân Minh.
Câu 5 (0,5 điểm). Đâu là vị tướng có tài bơi lội dưới thời Trần?
A. La bàn.
B. Giấy.
C. Chữ la tinh.
D. Kĩ thuật in.
Câu 6 (0,5 điểm). Ngày 2-9-1945, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?
A. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
B. Cách mạng tháng Tám thành công trên cả nước.
C. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
D. Thực dân Pháp chính thức nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam.
Câu 7 (0,5 điểm). Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong:
A. 56 ngày đêm.
B. 65 ngày.
C. 56 ngày.
D. 65 ngày đêm.
Câu 8 (0,5 điểm). Người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai, góp phần làm nên thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
A. Phan Đình Giót.
B. Bế Văn Đàn.
C. Tô Vĩnh Diện.
D. Trần Can.
Câu 9 (0,5 điểm). Điểm khác biệt lớn nhất của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 so với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là:
A. Buộc địch phải đầu hàng không điều kiện.
B. Sử dụng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.
C. Giải phóng vùng đất đai rộng lớn.
D. Có ảnh hưởng quốc tế to lớn.
Câu 10 (0,5 điểm). Hàng hóa được phân phối thông qua:
A. Tem phiếu.
B. Năng suất làm việc.
C. Cấp bậc.
D. Số lượng con cái.
Câu 11 (0,5 điểm). Cánh đồng Chum ở đâu?
A. Cao nguyên Xiêng Khoảng.
B. Cao nguyên Tà Ôi.
C. Cao nguyên Hủa Phan.
D. Cao nguyên Bô-lô-ven.
Câu 12 (0,5 điểm). Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là:
A. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.
B. Chủ yếu là núi và cao nguyên.
C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.
D. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc.
Câu 13 (0,5 điểm). Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu trưng của tôn giáo nào?
A. Biểu trưng của Phật giáo.
B. Biểu trưng của Nho giáo.
C. Biểu trưng của Ấn Độ giáo.
D. Tất cả các tôn giáo trên hoà quyện lẫn nhau.
Câu 14 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội, môi trường đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?
A. Sự đa dạng tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia.
B. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.
C. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi nước.
D. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Em hãy trình bày những nét chính về diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy trình bày nội dung chính và ý nghĩa của Chiếu dời đô.
Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy kể tên một số hiện vật thời bao cấp.
Đáp án toàn bộ các đề thi có trong File Tải về.