Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Đề số 5 là tài liệu ôn tập giúp các em ôn luyện các kĩ năng làm bài kiểm tra để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 5. Đề thi giữa kì 2 lớp 5 này có đáp án, bảng ma trận biên soạn bám sát chương trình học của Kết nối tri thức theo Thông tư 27.
Lưu ý: Đề này có đủ đáp án và bảng ma trận.
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ............... TRƯỜNG TIỂU HỌC ............... | ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 5 Năm học:……. |
I. KIỂM TRA ĐỌC (10đ)
1. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (8 điểm)
MÙA XUÂN VỀ BẢN
Tôi gặp mùa xuân trên bản Vua Bà vào một buổi sớm. Trời vẫn còn lạnh lắm và những thân cây vẫn còn run rẩy. Nhưng đã có một con chim vàng anh bay đến. Vàng anh cất tiếng hót. Ngắn thôi, nhưng réo rắt. Rồi nó vù bay, vội vã chợt đi như chợt đến. Riêng tiếng hót thì ở lại, âm vang mãi trong lòng. Tôi ngẩn ngơ luyến tiếc con vàng anh mãi. Tiếng hót đó đã đánh thức tôi đang co ro chìm đắm trong rét mướt của mùa đông giật mình chạy lại với mùa xuân.
Có lẽ con vàng anh đã đánh thức cây đào như đánh thức tôi dậy. Mà không phải chỉ cây đào, nó đánh thức cả đại ngàn, cả không gian và mặt đất. Vừa mới hôm trước, mặt trời còn trắng bệch ẩn sau những tầng mây. Vậy mà ngày một ngày hai, trời đã trong dần. Những bụi mưa hoa long lanh không rơi xuống đất được mà cứ bay lửng lơ. Những chuỗi cườm nhỏ xíu, lõi bằng mạng nhện, hạt bằng các giọt mưa ngũ sắc ở đâu thả xuống đầy ngọn cỏ, lá cây.
Mùa xuân ở bản Vua Bà thật là vui. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu chuốt trong lòng những ống trúc quý dìu dặt suốt đêm. Bóng đêm mùa xuân cũng đen óng ánh ảo huyền, và càng khuya càng ngào ngạt mùi thơm của hương lá, hương cây. Đêm xuân, những con chim hót đến khiếp. Chúng ngây ngất cái gì, không chịu ngủ, cứ hót thâu đêm suốt sáng vang cả núi rừng mùa xuân.
(Theo Nguyễn Phan Hách)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau:
Câu 1. Bài văn tả gì? M1-0,5đ
A. Tả con chim vàng anh
B. Tả cây rừng
C. Tả cảnh bản Vua Bà
D. Bóng đêm mùa xuân
Câu 2. Hình ảnh nào cho thấy tiếng hót của chim vàng anh báo hiệu mùa xuân đến? M1-0,5đ
A. Con chim vàng anh bay đến, cất tiếng hót ngắn thôi nhưng réo rắt.
B. Đánh thức tôi đang co ro chìm đắm trong rét mướt của mùa đông giật mình chạy lại với mùa xuân.
C. Tiếng hót của con chim vàng anh ở lại, âm vang mãi trong lòng làm cho tôi ngẩn ngơ luyến tiếc.
Câu 3. Bóng đêm ở bản Vua Bà có gì đẹp? M1-0,5đ
A. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu chuốt trong lòng những ống trúc quý dìu dặt suốt đêm.
B. Những bụi mưa hoa long lanh không rơi xuống đất được mà cứ bay lửng lơ.
C. Bóng đêm mùa xuân cũng đen óng ánh ảo huyền, và càng khuya càng ngào ngạt mùi thơm của hương lá, hương cây .
Câu 4. Nối vế A với B tạo thành câu thích hợp. M2-1đ
Câu 5. Điền cặp kết từ thích hợp để hoàn chỉnh câu ghép sau: M2-1đ
............ bốn mùa là vậy .............. mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
Câu 6. Xác định các vế của câu ghép sau đây và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? M2-1đ
Trời vẫn còn lạnh lắm và những thân cây vẫn còn run rẩy.
Vế 1: …………………………………………………………………………….
Vế 2: …………………………………………………………………………….
Cách nối các vế câu: …………………………………………………………….
Câu 7. Đoạn văn trên giúp em cảm nhận được điều gì? M3-1đ
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép? M1-0,5đ
A. Mặt trăng tròn vành vạnh.
B. Cảnh vật trở nên huyền ảo.
C. Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước.
D. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
Câu 9. Chuyển 2 câu đơn sau thành câu ghép : M1-0,5Đ
Trời mưa nhiều. Con đường lầy lội.
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 10. “Trời vẫn còn lạnh lắm và những thân cây vẫn còn run rẩy. Nhưng đã có một con chim vàng anh bay đến.” Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? M1-0,5đ
A. Dùng từ nối
B. Lặp lại từ ngữ
C. Thay thế từ ngữ
D. Dùng dấu phẩy
Câu 11: Chỉ rõ từng điệp ngữ (từ ngữ được lặp lại) trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó. (Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?): M3-1đ
Mồ hôi mà đổ xuống đồng,
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.
Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
2. Đọc thành tiếng (2đ)
Học sinh bốc thăm đoạn bài đọc và trả lời một số câu hỏi do giáo viên đưa ra.
II. KIỂM TRA VIẾT (10đ)
Đề bài: Em hãy tả lại một người thân của em.
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Đáp án Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đáp án Đề thi này nằm trong file Tải về. Mời các bạn nhấn nút "Tải về" (bên dưới) để lấy toàn bộ đề thi và đáp án, ma trận.