Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22

Bộ đề thi học kì 1 lớp 4

Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 năm học 2017 - 2018 theo Thông tư 22 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp trọn bộ 5 môn Toán, Tiếng Việt, Khoa Học, Lịch Sử - Địa Lý có đáp án và bảng ma trận đề thi học kì 1 theo Thông tư 22 kèm theo giúp các em ôn tập, hệ thống, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho các bài thi học kì 1. Thư viện đề thi lớp 4 giới thiệu cho bạn đề thi này cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô khi ra đề thi học kì cho các em học sinh. Sau đây mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo và tải về trọn bộ đề thi, đáp án.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

A. Phần viết

I. CHÍNH TẢ (Nghe đọc) Thời gian: 15 phút

Bài “Quê hương” (Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 100)

Viết đầu bài và đoạn “Ánh nắng … người Sứ.”

II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút

Đề bài: Em hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích theo 2 yêu cầu sau:

1. Lập dàn ý chi tiết tả đồ vật đó.

2. Viết đoạn kết bài mở rộng.

B. Phần đọc

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (Thời gian: 1 phút)

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Ông Trạng thả diều

(Đoạn từ “Ban ngày … tầng mây.”, sách TV4, tập 1 - trang 104)

2. Người tìm đường lên các vì sao

(Đoạn từ “Từ nhỏ, … bao nhiêu là sách.”, sách TV4, tập 1 - trang 125)

3. Văn hay chữ tốt

(Đoạn từ “Thuở đi học … sao cho đẹp.”, sách TV4, tập 1 - trang 129)

4. Kéo co

(Đoạn từ “Làng Tích Sơn … thắng cuộc.”, sách TV4, tập 1 - trang 155)

Tiêu chuẩn cho điểm đọc

Điểm

1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng

…… /1 đ

2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc)

……/ 1 đ

3. Đọc diễm cảm

…… / 1 đ

4. Cường độ, tốc độ đọc

…… / 1 đ

5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu

…… / 1 đ

Cộng

…… / 5 đ

II. ĐỌC THẦM (Thời gian: 25 phút)

Em đọc thầm bài “Câu chuyện hai hạt lúa” rồi làm các bài tập sau:

Câu chuyện hai hạt lúa

Có hai hạt lúa nọ được người chủ chọn làm hạt giống cho mùa sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo xuống cánh đồng. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ đem gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa xanh tươi, trĩu hạt vàng óng. Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa mới…

Sưu tầm

(Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất trong câu 1, 6)

Câu 1. Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm là:

a. tốt, xinh đẹp, vàng óng.

b. vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy.

c. tốt, to khỏe và chắc mẩy.

d. vàng óng, to khỏe và trĩu hạt.

Câu 2. Vì sao hạt lúa thứ hai muốn được gieo xuống đất dù phải nát tan trong đất?

…………………… ………………………………………………………….

………………………………………………………………………………..

Câu 3. (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)

Hạt lúa thứ nhất suy nghĩ và hành động là:

a. muốn được cuộc sống mới của cây lúa.

b. mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng.

c. lăn vào góc khuất để được yên thân.

d. muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng.

Câu 4. Em muốn nói gì với hạt lúa thứ nhất?

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

Câu 5. Câu “Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa mới.” có:

….. động từ. Đó là từ: ………………………………………………...

….. tính từ. Đó là từ: ………………………………………………….

Câu 6. Cho câu: “ Có hai hạt lúa nọ được chọn làm hạt giống cho mùa sau.”

Các từ ghép có trong câu trên là:

a. hai hạt, chọn làm, hạt giống.

b. hai hạt, hạt lúa, mùa sau.

c. hạt lúa, hạt giống, mùa sau.

d. hai hạt, hạt giống, hạt lúa.

Câu 7. Tìm và ghi lại các từ láy có trong câu sau:

“Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.”

Các từ láy là: …………………………………………………………….

………………………………………………………………………………..

Câu 8. Câu: “Nó chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào đó.”

a. Đây là kiểu câu kể………………………………………………………

b. Vị ngữ của câu trên là……………………………………………..........

………………………………………………………………………………

Câu 9. Em hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi hạt lúa thứ hai.

………………………………………………………………………..………

……………………………………………………………………..…………

………………………………………………………………………..………

……………………………………………………………………..…………

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 4

KTĐK CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2017 - 2018

A. Phần viết

I. CHÍNH TẢ (5 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.

II. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

1. YÊU CẦU:

a. Thể loại: Tả đồ vật

b. Nội dung:

- Trình bày đầy đủ dàn ý miêu tả đồ vật mà em đã chọn theo yêu cầu của đề bài.

- Viết được đoạn kết bài mở rộng.

c. Hình thức:

- Trình bày được dàn ý chi tiết gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

- Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

2. BIỂU ĐIỂM: Dàn ý: 3,5 điểm; kết bài mở rộng: 1,5 điểm

- Điểm 4,5 - 5: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể.

- Điểm 3,5 - 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung.

- Điểm 2,5 - 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung.

- Điểm 1,5 - 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung.

- Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.

Lưu ý:

Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm dàn ý và viết kết bài mở rộng cho bài văn tả đồ vật.

Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.

B. Phần đọc

I. Đọc thành tiếng

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

1/ - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm.

2/ - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm.

- Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm.

3/ - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,5 điểm.

- Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm.

4/ - Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0,5 điểm.

- Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm

5/ - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm

- Trả lời sai hoặc không trả lời được: trừ 1 điểm.

II. ĐỌC THẦM (5 điểm) Mỗi câu 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 đúng: 0,5 điểm; câu 5 đúng: 1 điểm

1. c

2. Gợi ý: Gợi ý: Nó muốn thành cây lúa mới, cho con người nhiều hạt lúa mới.

3. Thứ tự điền là: S, Đ, Đ, S

4. Gợi ý: Hạt lúa ơi, hãy xông pha để sống có ích cho mọi người.

5. 1 động từ. Đó là từ: mang hoặc mang đến. (0,5 điểm)

1 tính từ. Đó là từ: mới. (0,5 điểm)

6. c

7. Trả lời: Các từ láy là: sung sướng, mới mẻ.

Học sinh tìm đúng cả 2 từ được 0,5 điểm.

8. Câu kể Ai làm gì? Vị ngữ là: chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào đó.

9. Gợi ý: Sao hạt lúa thứ hai can đảm thế?

HS viết được câu hỏi đúng về nội dung và cấu trúc câu được 0,5 điểm.

Nếu không viết hoa đầu câu và thiếu dấu câu: không tính điểm.

MA TRẬN ĐỂ KIỂM TRA ĐỌC THẦM LỚP 4/2 HỌC KÌ I

MẠCH KIẾN THỨC

NỘI DUNG KIẾN THỨC - KỸ NĂNG CẦN ĐÁNH GIÁ

SỐ CÂU

HỎI

SỐ TT BÀI KIỂM TRA

HÌNH THỨC CÂU HỎI

TỔNG ĐIỂM

TRẮC NGHIỆM

TỰ LUẬN

Nhận biết

Hiểu

Vận dụng

Vận dụng phản hồi

Nhận biết

Hiểu

Vận dụng

Vận dụng phản hồi

ĐỌC HIỂU

- Nhắc lại được dặc điểm của hai hạt lúa.

1

1

0,5

2,0

- Ghi được lý do hạt lúa thứ hai muốn được gieo xuống đất.

1

2

0,5

- Nhận biết được suy nghĩ và hành động của hạt lúa thứ nhất.

1

3

0,5

-Viết được lời động viên cho hạt lúa thứ nhất.

1

4

0,5

LUYỆN TỪ

VÀ CÂU

- Nhận biết được động từ, tính từ

1

5

1

3,0

- Xác định được từ ghép trong câu.

1

6

0,5

- Nhận biết và ghi lại được các từ láy trong câu.

1

7

0,5

- Nhận biết được câu kể “Ai làm gì?” , nhận biết vị ngữ.

1

8

0,5

- Biết đặt câu khỏi để khen.

1

9

0,5

TỔNG ĐIỂM

9

1

0,5

0,5

1,5

1

0,5

5

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Toán

I. TRẮC NGHIỆM

Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 3):

Câu 1. Các số chia hết cho 5 là:

a. 140; 342
b. 142; 340
c. 140; 345
d. 142; 342

Câu 2. Hình bên có góc tù là:

Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 4


a. Góc đỉnh A
b. Góc đỉnh B
c. Góc đỉnh C
d. Góc đỉnh D

Câu 3. Số trung bình cộng của các số 32; 39; 24; 25 là:

a. 40
b. 32
c. 30
d. 25

Câu 4.

Viết số

Đọc số

6 257 608

…………………………………………………………………………................………................………................………....……................

......................

Năm mươi bốn triệu bốn trăm linh lăm nghìn hai trăm mười.

Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:

a. 4 phút 20 giây = 420 giây

b. 5 tấn 15 kg = 5015 kg

II. TỰ LUẬN

Bài 3. Đặt tính rồi tính:

372549 + 459521

920460 - 510754

2713 × 205

86472 : 24

Bài 4.

a. Tìm x:

x : 24 = 35736

b. Tính thuận tiện:

43 × 95 + 43× 4 + 43

Bài 5. Một sân trường hình chữ nhật có nửa chu vi là 246m, chiều dài hơn chiều rộng 32m. Tính diện tích sân trường hình chữ nhật.

Giải

Bài 6. Tìm số bị chia nhỏ nhất trong phép chia có thương là 12 và số dư là 19. (có ghi lời giải thích cách làm)

Giải

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TOÁN LỚP 4

HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 - 2018

Bài 1: Mỗi câu đúng được: 0,5 điểm.

Câu 1c

Câu 2b

Câu 3c

Câu 4

Viết số

Đọc số

6 257 608

Sáu triệu hai trăm năm mươi bảy nghìn sáu trăm linh tám.

54 405 210

Năm mươi bốn triệu bốn trăm linh lăm nghìn hai trăm mười.

Bài 2: ý đúng được: 0,5 điểm S/ Đ

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 3. Mỗi phép tính đúng được: 0,5 điểm.

372549 + 459521 = 832070 920460 - 510754 = 409706

2713 × 205 = 556165 86472 : 24 = 3603

Bài 4. Tìm số bị chia: 0,5 điểm, kết quả đúng: 0,5 điểm; biết thứ tự tính 0,5 điểm, kết quả đúng: 0,5 điểm

a. x : 24 = 35736 b. 43 × 95 + 43× 4 + 43

x = 35736 × 24 = 43 × (95 + 4+ 1)

x = 857664 = 43 × 100

= 4300

Bài 5. (2 điểm)

Hai bước tính đầu:0.5 điểm/ bước.

Bước tính sau: 1 điểm.

Đáp số sai hoặc không đáp số trừ 0,5 điểm.

Giải

Chiều dài sân trường hình chữ nhật:

(246 + 32) : 2 = 139 (m) (0,5 điểm)

Chiều rộng sân trường hình chữ nhật:

139 – 32 = 107 (m) 0,5 đ (0,5 điểm)

Diện tích sân trường hình chữ nhật:

139 ×107 = 14 873 (m)2 (1 điểm)

Đáp số: 14 873 m2

Bài 6. (1 điểm) Nếu học sinh chỉ ghi kết quả số mà không ghi lời giải thích thì không có điểm

Giải

Số dư là 19 thì số chia bé nhất là: 20

Số bị chia bé nhất là: 20 x 12 + 19 = 259

Đáp số: 259

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Sử - Địa

A. LỊCH SỬ:

Câu 1: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất diễn ra vào năm nào?

(Đánh dấu x trước câu trả lời đúng nhất)

a. năm 978 □ c. năm 980 □

b. năm 981 □ d. năm 982 □

Câu 2: Ghi đúng tên chức quan thời Nhà Trần vào chỗ chấm:

Chức quan

Công việc được giao

a.

…………………………..

trông coi việc đắp đê, bảo vệ đê.

b.

……………………………

chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất.

c.

……………………………

tuyển mộ người đi khai hoang.

Câu 3: Em nhận xét và ghi Đ, S vào ô trống:

a. Trần Thủ Độ là vua đầu tiên của Nhà Trần. □

b. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh và Nhà Trần được thành lập. □

Câu 4: Em hãy điền các từ sau đây vào chỗ trống cho thích hợp trong các câu sau:

Ngô Quyền , An Dương Vương, Văn Lang

a. Tên gọi đầu tiên của nước ta là ………….. ........................

b. Thành Cổ Loa được xây dựng từ thời...........................................

d. Chiến thắng giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng do ............................chỉ huy.

Câu 5: Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………….

B. ĐỊA LÍ:

Câu 6: Nét văn hóa đặc sắc của người dân ở Hoàng Liên Sơn là:

(Đánh dấu x trước câu trả lời đúng nhất cho câu 6 và câu 7)

a. Hội chơi núi mùa xuân. □ c. Chợ phiên. □

b. Hội xuống đồng. □ d. Múa sạp, ném còn. □

Câu 7: Rừng khộp và rừng rậm nhiệt đới phát triển nhiều ở đâu?

a. Vùng núi Hoàng Liên Sơn

b. Đồng bằng Bắc Bộ

c. Tây Nguyên.

d. Vùng đồi trung du

Câu 8: Em nêu nhận xét và ghi Đ, S vào ô trống:

□ Ở Tây Nguyên, ngôi nhà chung lớn nhất buôn gọi là nhà sàn.

□ Biểu tượng của vùng trung du Bắc Bộ là rừng cọ,đồi chè.

□ Dãy núi cao,đồ sộ nhất nước ta là Hoàng Liên Sơn.

□ Khí hậu Tây Nguyên lạnh quanh năm.

Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm sao cho thích hợp:

Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động ………………………. tấp nập. Hàng hóa bán ở chợ phần lớn là những ………………………………………… sản xuất tại ……………………..........................

Câu 10: Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều lễ hội với nhiều hoạt động thú vị. Em hãy kể tên hai lễ hội mà em biết. Em hãy nêu tên một hoạt động được tổ chức trong lễ hội mà em thích. Giải thích vì sao em thích?

Hai lễ hội là:........................................

Một hoạt động có trong các lễ hội mà em thích là:....................................

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ LỚP 4

KTĐK HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2017 – 2018

Câu 1: b

Câu 2: c

Câu 3: S, Đ

Câu 4: Văn Lang/ An Dương Vương/ Ngô Quyền

- Điền 1 ý đúng được 0.5 điểm.

Câu 5:

Vua tôi nhà Trần dùng kế:

- Chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long.

- Biến Thăng Long thành nơi không một bóng người.

- Giặc điên cuồng phá phách, nhưng chỉ thêm mệt mỏi và đói khát.

- Quân ta tấn công quyết liệt vào Thăng Long để tiêu diệt chúng.

Học sinh trả lời được 4 ý trở lên được 1 đ, trả lời 2 ý đến 3 ý được 0.5 đ

Câu 6: c

Câu 7: d

Câu 8: S; Đ; Đ;S

- Nêu 2 đến 3 ý đúng được 0.5 điểm. Nêu đủ 4 ý đúng được 1 điểm.

Câu 9: Thứ tự các từ cần điền: mua bán / Hàng hoá / sản phẩm / địa phương

- Mỗi ý đúng được 0.5 điểm

Câu 10: Các lễ hội là: Hội Chùa Hương, Hội Đền Hùng, Hội Lim, Hội Gióng, Hội Đống Đa.

Các hoạt động có trong lễ hội là: Tế lễ, rước kiệu, hát quan họ, đấu vật, thi nấu cơm nêu, đánh đu…

Học sinh nêu được 2 lễ hội là 0.5 đ. Học sinh ghi được đúng tên 1 hoạt động yêu thích, có nêu lí do yêu thích được 0.5đ

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Khoa học

PHẦN LÀM BÀI CỦA HỌC SINH

(Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 2)

Câu 1. Người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì?

a. Bệnh về mắt

b. Rối loạn tiêu hóa

c. Tim mạch, tiểu đường

d. Kém phát triển về trí tuệ

Câu 2. Vai trò của chất đạm là:

a. xây dựng đổi mới cơ thể.

b. cung cấp chất béo cho cơ thể.

c. cung cấp chất xơ và vi-ta-min cho cơ thể.

d. cung cấp chất khoáng và vi-ta-min D cho cơ thể.

Câu 3. Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp:

A

B

Nước thấm qua

·

·

cát, vải

·

thủy tinh, nhựa

Nước không thấm qua

·

·

bông gòn, giấy

·

kim loại, kính

Câu 4: Các bức tranh dưới đây cho em biết không khí có những tính chất gì?:

Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4

Tính chất của không khí là:.....................................

Câu 5. Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường thường được gọi chung là quá trình gì?

(Đánh dấu x vào c trước câu trả lời đúng nhất)

a. Quá trình hô hấp c. Quá trình tiêu hóa

b. Quá trình bài tiết d. Quá trình trao đổi chất

Câu 6. Vai trò của nước đối với sự sống là gì?

(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)

a. Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người và động vật.

b. Nước chỉ cần cho những thực vật và động vật sống ở dưới nước.

c. Nhờ có nước mà cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan.

d. Nước giúp con người vui chơi giải trí.

Câu 7. Lựa chọn các từ cho trước trong khung để điền vào chỗ chấm trong các câu dưới đây cho phù hợp:

các-bô-níc, vi khuẩn, Ni-tơ, ô-xy

- Không khí gồm hai thành phần chính là ………………. , …………………………..

- Ngoài hai thành phần chủ yếu trên, không khí còn chứa các thành phần khác như …………………., hơi nước, ………….………….bụi .

Câu 8: Điền từ thích hợp vào mũi tên để hoàn thành sơ đồ: Sự chuyển thể của nước.

Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4

Câu 9. Nêu ví dụ chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của nước vào cuộc sống (mỗi tính chất nêu hai ví dụ)

Nước chảy từ trên cao xuống thấp: ………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………….

Nước có thể hòa tan một số chất …………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 10.Tại sao chúng ta phải đun sôi nước trước khi uống?

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN KHOA HỌC LỚP 4

KTĐK HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2017 – 2018

Câu 1. c (0,5 điểm)

Câu 2. a (0,5 điểm)

Câu 3. Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp:

Nước thấm qua/ bông gòn, giấy/ cát, vải

Nước không thấm qua/ cát, vải/ kim loại, kính

+ Hai ý đúng được 0.5 điểm

Câu 4. Trả lời: Không khí không có hình dạng nhất định. Không khí có thể nén lại hoặcgiãn ra.

+ Mỗi ý đúng được 0.5 điểm

Câu 5. d

Câu 6. Thứ tự đáp án: Đ – S – Đ – Đ

+ 2 ý đúng được 0.5 điểm

Câu 7. Thứ tự các từ cần điền là: ô-xy/ Ni-tơ/ các-bô-níc/ vi khuẩn,

+ Điền đúng 2 đến 3 từ: 0.5 đ

Câu 8. Thể khí/ ngưng tụ/ thể lỏng/ đông đặc/ thể rắn/nóng chảy/thể lỏng/bay hơi/thể khí.

+ Điền đúng 2 từ : 0.5 đ

Câu 9. Nước chảy từ trên cao xuống thấp: lợp mái nhà dốc xuống để thoát nước nhanh, chạy máy phát điện.

Nước có thể hòa tan một số chất: pha nước chanh giải khát, pha nước muối để súc miệng.

+ Mỗi ý đúng được 0.5đ

Câu 10. Chúng ta phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

+ Mỗi ý đúng được 0.5đ

MA TRẬN ĐỂ KIỂM TRA KHOA HỌC LỚP 4 HỌC KÌ 1

MẠCH KIẾN THỨC - KỸ NĂNG

CẦN ĐÁNH GIÁ

SỐ CÂU

HỎI

SỐ TT BÀI KIỂM TRA

HÌNH THỨC CÂU HỎI

TỔNG ĐIỂM

TRẮC NGHIỆM

TỰ LUẬN

Nhận biết

Hiểu

Vận dụng

Vận dụng phản hồi

Nhận biết

Hiểu

Vận dụng

Vận dụng phản hồi

TN

KQ

TL

Bài 5 Vai trò của chất đạm và chất béo

1

2

0.5

0,5

Bài 13 Phòng bệnh béo phì

1

1

0.5

0,5

Bài 20 Nước có những tính chất gì?

1

3

1

1

Bài 31 Không khí có những tính chất gì?

1

4

1

1

Bài 2 Trao đổi chất ở người

1

5

1

1

Bài 24 Nước cần cho sự sống

1

6

1

1

Bài 32 Không khí gồm thành phần nào?

1

7

1

1

Bài 21 Ba thể của nước

1

8

1

1

Bài 20 Nước có những tính chất gì?

1

9

2

2

Bài 27 Một số cách làm sạch nước

1

10

1

1

10

3

4

2

1

7

3

Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 4, và môn Toán 4. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
29
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 4

    Xem thêm