Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán, Tiếng Việt lớp 3

Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán, Tiếng Việt lớp 3 bao gồm các dạng bài tập môn Toán, Tiếng Việt có kèm theo đáp án giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 đạt kết quả cao.

1. Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 số 1

Môn Toán

Bài 1: Viết số gồm:

a. 5 trăm, 7 chục và 5 đơn vị:……………………………….

b. 3 đơn vị, 3 trăm và 4 chục:………………………………..

Bài 2: Xếp các số sau theo thứ tự bé đến lớn: 321, 307, 312, 350, 339

.……………………………………………………………………….......

……………………………………………………………………….........

Bài 3: Tính

a. 5 x 8 -11= ………………..                            b. 3 x 6 : 2=…………………...

Bài 4: Lan có 4 túi bi, mỗi túi bi gồm có 6 viên bi. Hỏi bạn Lan có tất cả bao nhiêu viên bi?

Bài giải

………………………………………………………………………...............

………………………………………………………………………...............

………………………………………………………………………...............

………………………………………………………………………...............

Môn Tiếng Việt

Bài 1: Gạch chân các từ viết sai chính tả trong các từ sau:

Ngỉ học, xinh đẹp, quanh quẩn, nghuệch ngoạc, nghúng nguẩy, ngốc ngếch, nghĩ ngợi.

Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.

....................................................................................................................................

Chim hót líu lo trên cành cây.

………………………………………………………………………….....................

Bài 3: Chính tả (nghe- viết). (GV đọc cho học sinh viết 4 câu thơ)

2. Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 số 2

Môn Toán

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)

Bài 1. Số 144 đọc là:

A. Mười bốn bốn

B. Một trăm bốn mươi bốn

C. Một bốn mươi bốn

D. Một bốn bốn

Bài 2. 2 dm = ............. cm

Số được điền vào chỗ chấm là:

A. 20

B. 10

C. 2

D. 4

Bài 3. Lớp của bạn An có 30 bạn, cô chia đều lớp thành 5 nhóm. Vậy số bạn trong 1 nhóm là:

A. 4 bạn

B. 5 bạn

C. 6 bạn

D. 7 bạn

Bài 4: Trên hình vẽ có mấy đoạn thẳng?

Đề khảo sát đầu năm lớp 3

A. 3 đoạn thẳng

B. 4 đoạn thẳng

C. 5 đoạn thẳng

D. 6 đoạn thẳng

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)

Bài 1: Đặt tính rồi tính

54 + 69

62 – 25

435 + 127

432 – 215

Bài 2: Tìm X

X – 125 = 344

X + 125 = 266

Bài 3: Một cửa hàng buổi sáng bán được 627 lít xăng, buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 143 lít xăng. Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít xăng?

Bài làm

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

Bài 4: Viết số lẻ bé nhất có ba chữ số.

MÔN TIẾNG VIỆT

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4 điểm) – 15 phút

* Đọc thầm bài: Cô gái đẹp và hạt gạo

Ngày xưa, ở một làng Ê-đê có cô Hơ Bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo.

Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy cơm hỏi:

- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?

Hơ Bia giận dữ quát:

- Tao đẹp là do công mẹ công cha chứ đâu thèm nhờ đến các ngươi.

Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.

Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi. Hơ Bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ Bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này qua mùa khác, da đen sạm. Thấy Hơ Bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ Bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.

Theo truyện cổ Ê - đê

Dựa vào nội dung bài: “Cô gái đẹp và hạt gạo”. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: (1 điểm) Vì sao thóc gạo bỏ Hơ Bia đi vào rừng?

a. Vì thóc gạo thích đi chơi.

b. Vì Hơ Bia đuổi thóc gạo đi.

c. Vì Hơ Bia khinh rẻ thóc gạo.

Câu 2: (1 điểm) Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ Bia?

a. Vì Hơ Bia không có gì để ăn.

b. Vì Hơ Bia đã biết lỗi và chăm làm.

c. Vì thóc gạo nhớ Hơ Bia.

Câu 3: (1 điểm) Từ trái nghĩa với từ “lười biếng” là:

a. Lười nhác.

b. Nhanh nhẹn.

c. Chăm chỉ.

Câu 4: (1 điểm) Bộ phận in đậm trong câu “Đêm khuya, chúng bỏ cả vào rừng.” trả lời cho câu hỏi nào?

a. Là gì?

b. Làm gì?

c. Như thế nào?

PHẦN HAI

1. Chính tả: (5 điểm) bài: Cậu bé thông minh

Viết đầu bài và đoạn: Ngày xưa,………..cả vùng lo sợ.

2. (4 điểm) Tập làm văn:

Dựa vào những câu gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) để nói về một người bạn của em.

Gợi ý:

- Bạn tên gì?

- Hình dáng bạn ra sao?

- Tính tình bạn em thế nào?

- Tình cảm của em đối với bạn.

3. Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 số 3

I. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng (5 điểm):

1. Số bé nhất trong các số sau là:

a. 362

b. 256

c.168

d. 205

2. Số liền trước của số 300 là:

a. 299

b. 301

c. 200

d. 400

3. Số liền sau của số 500 là:

a. 400

b. 501

c. 600

d. 499

4. Các số được viết theo thứ tự từ lớn đến bé là:

a. 192, 200, 199, 250

b. 250, 199, 200, 192

c. 250, 200, 192, 199

d. 250, 200, 199, 192

5. 2dm 5cm =……..cm?

a. 25cm

b. 205cm

c. 52cm

d. 250cm

6. Trong hình bên có mấy hình vuông?

Đề khảo sát chất lượng đầu năm số 3

a. 2 hình

b. 3 hình

c. 4 hình

d. 5 hình

7. 80 : 2=….?

a. 4

b. 40

c. 400

d. 200

8. 30 x 3 =….?

a. 90

b. 900

c. 100

d. 600

9. Kết quả của phép tính: 2 x 2 + 20 là:

a. 44

b. 24

c. 82

d. 28

10. 120 – x = 50. Vậy x = ….?

a. 70

b. 170

c. 50

d. 120

II. Bài tập: (5 điểm)

1. Đặt tính rồi tính (2 điểm):

258 + 135                  496 + 202                     389 – 265                   273 - 147

2. Viết vào chỗ chấm (1 điểm):

Viết số

Đọc số

216

320

575

209

3. Lớp 3A có 27 học sinh. Lớp 3B có 16 học sinh. Hỏi lớp 3A có nhiều hơn lớp 3B bao nhiêu học sinh?

Bài giải:

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

Môn Tiếng Việt

A. PHẦN I: ĐỌC HIỂU – ĐỌC TIẾNG:

I. Đọc hiểu (20 phút):

CHÚ MÈO CON

Nắng ấm, sân rộng và sạch. Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy. Chạy chán, mèo con lại nép vào một gốc cau, một sợi lông cũng không động: nó rình một con bướm đang chợp chờn bay qua. Bỗng cái đuôi quất mạnh một cái, mèo con chồm ra. Thôi hụt rồi !...

Mèo con nhảy một cái thật cao theo bướm, rồi cuộn tròn lăn lốc giữa sân, cho đến lúc chạm bịch vào gốc cau.

Nguyễn Đình Thi

Khoanh tròn vào chữ a, b hoặc c trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây (5đ):

1. Mèo con chạy giỡn trước sân khi thời tiết như thế nào?

a. Nắng ấm

b. Mưa rét

c. Cả a và b đều đúng

2. Hai tai và đuôi mèo con như thế nào?

a. Dựng đứng

b. Ngoe nguẩy

c. Cả a và b đều đúng

3. Mèo con nép mình vào gốc cây để làm gi?

a. Tránh nắng

b. Rình bắt chuột

c. Rình một con bướm

4. Câu: “Mèo con nhảy một cái thật cao theo bướm.” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai là gì?

c. Ai thế nào?

5. Từ trái nghĩa với từ “cao” là:

a. Dài

b. Ngắn

c. Thấp

6. Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:

A

B

Đen như

Vẹt

Hôi như

Quạ

Nhanh như

Khướu

Nói như

Hót như

Cắt

II. Đọc thành tiếng toàn bài trong thời gian 1.5 phút (5 điểm)

B. PHẦN II: TIẾNG VIỆT VIẾT

I. Chính tả (10 điểm):

1. Bài viết (8 điểm):

2. Bài tập (2 điểm):

2.1. Điền vào chỗ trống (1 điểm)

tr hay ch: ………ăm sóc, một …..…ăm, va ……..ạm, …..…ạm y tế.

2.2. Ghi lời giải câu đố sau (1 điểm)

Tiếng có vần uôc hoặc uôt:

Có sắc – để uống hoặc tiêm

Thay sắc bằng nặng – là em nhớ bài

Là tiếng:……..,……………………..

3. Tập làm văn (10 điểm):

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) nói về một loài cây mà em thích theo gợi ý sau:

  • Đó là cây gì, trồng ở đâu?
  • Hình dáng cây như thế nào?
  • Cây có lợi ích gì?

Bài viết chính tả - Lớp 3

QUẢ MĂNG CỤT

Quả măng cụt tròn như quả cam, to bằng nắm tay trẻ con, toàn thân tím sẫm ngả sang đỏ. Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.

Tách nửa vỏ trên, ruột măng cụt sẽ hiện ra trắng muốt như hoa bưởi. Có đến bốn, năm múi to không đều nhau, ăn vào ngọt trong miệng và tỏa hương thoang thoảng.

4. Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 số 4

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Cho dãy số 613; 614; 615; 616; ….; 618; 619. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là:

A. 620

B. 612

C. 617

D. 616

Câu 2: Số lớn nhất trong các số 682; 468; 593; 891 là số:

A. 682

B. 468

C. 891

D. 593

Câu 3: Kết quả của phép tính 120km + 235km bằng:

A. 300km

B. 355km

C. 315km

D. 320km

Câu 4: Một ngày có mấy giờ?

A. 10 giờ

B. 12 giờ

C. 24 giờ

D. 16 giờ

Câu 5: Kết quả của phép tính 24 : 3 bằng:

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

II. Phần tự luận (8 điểm)

Bài 1 (2 điểm): Đặt rồi tính:

123 + 325

954 – 223

92 - 47

26 + 39

Bài 2 (2 điểm): Tìm X, biết:

a, X – 345 = 252

b, X + 112 = 956

Bài 3 (2 điểm): Tính chu vi hình tứ giác ABCD biết độ dài của các cạnh của hình tứ giác đó là AB = 20cm, BC = 17cm, CD = 33cm và AD = 25cm

Bài 4 (2 điểm): Một cửa hàng buổi sáng bán được 124kg gạo, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 20kg gạo. Hỏi cả ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Đáp án đề thi khảo sát đầu năm môn Toán lớp 3

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

C

B

C

D

II. Phần tự luận

Bài 1 : Học sinh tự đặt phép tính rồi tính

123 + 325 = 448

954 – 223 = 731

92 - 47 = 45

26 + 39 = 65

Bài 2 :

a, X – 345 = 252

X = 252 + 345

X = 597

b, X + 112 = 956

X = 956 – 112

X = 844

Bài 3 :

Chu vi hình tứ giác ABCD là:

20 + 17 + 33 + 25 = 95 (cm)

Đáp số: 95cm

Bài 4 (2 điểm):

Buổi chiều cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:

124 + 20 = 144 (kg)

Cả ngày cửa hàng đó bán được số ki-lô-gam gạo là:

124 + 144 = 268 (kg)

Đáp số: 268 kg

Môn Tiếng Việt lớp 3

A. Đọc thầm bài văn sau:

THƯ CỦA MẸ

Sáng nay, ở trường về, con đi qua mặt một người đáng thương đang bế trên tay một đứa trẻ xanh xao và ốm yếu. Con nhìn bà ta , và con không cho gì hết, dù trong túi có tiền.

Nghe mẹ bảo, con ạ. Đừng quen thói dửng dưng đi qua trước người nghèo khổ, và hơn nữa đi trước một người mẹ, xin một xu cho con mình. Con hãy nghĩ rằng đứa bé ấy đang đói, hãy nghĩ đến nỗi khắc khoải của người mẹ đáng thương!

Hãy tin lời mẹ, En – ri – cô ạ, thỉnh thoảng con phải biết trích ra một đồng từ túi tiền của con để giúp một cụ già không nơi nương tựa, một bà mẹ không có bánh ăn, một đứa trẻ không có mẹ. Con hãy nghĩ rằng con chẳng thiếu thứ gì hết và người nghèo khổ thì thiếu thốn tất cả mọi thứ. Trong lúc con ước mong được sung sướng thì họ cầu xin để khỏi chết đói. Thật là buồn khi nghĩ rằng giữa bao nhiêu nhà giàu có , ngoài phố xá bao nhiêu là xe cộ và trẻ con mặc toàn quần áo nhung mà lại có những bà mẹ và trẻ con không có gì mà ăn cả! Không có cái gì mặc cả! Ôi! En - ri – cô, từ nay về sau đừng có bao giờ đi qua trước một bà mẹ xin cứu giúp mà không đặt vào tay họ một đồng nào.

(Theo Những tấm lòng cao cả)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Khi ở trường về, En – ri – cô đã gặp ai ?

a. Một người ăn xin bị què chân.

b. Một người đáng thương dang bế trên tay đứa trẻ gầy còm xanh xao và ốm yếu.

c. Một cậu bé đánh giày.

Câu 2: Vì sao mẹ không hài lòng về cách cư xử của En – ri – cô với người đàn bà đáng thương đó ?

a, Vì khi gặp người đó En – ri – cô đã tránh đi vì trong túi không có tiền.

b, Vì khi gặp người đó En – ri – cô đã nhìn bà ta và không cho gì hết.

c, Vì khi gặp người đó En – ri – cô đã cho bà ta tiền.

Câu 3: Theo mẹ của En – ri – cô, vì sao cần phải giúp đỡ những người nghèo

khổ?

a. Vì họ là những người không có cái ăn, cái mặc rất đáng thương.

b. Vì giúp đỡ họ sẽ được họ biết ơn.

c. Vì giúp đỡ họ mình sẽ gặp được nhiều may mắn.

Câu 4: Bức thư của mẹ En – ri – cô cũng nhắn nhủ chúng ta điều gì ?

a, Bức thư của mẹ En – ri – cô muốn nhắc chúng ta không nên để ý đến những người nghèo khổ .

b, Bức thư của mẹ En – ri – cô cũng nhắn nhủ chúng ta phải biết quan tâm, thông cảm và giúp đỡ những người nghèo khổ, gặp khó khăn hoạn nạn.

c, Bức thư của mẹ En – ri – cô cũng nhắn nhủ chúng ta phải biết quan tâm chào hỏi những người nghèo khổ.

Câu 5: Đặt 1 câu theo mẫu Ai là gì? để nói về mẹ của En – ri – cô.

B. Luyện từ và câu:

Câu 6: Dòng nào nêu đúng các từ chỉ sự vật trong câu văn: “Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.” ?

a, không khí, xe, núi, ngắm, cảnh, hoa quả, rừng.

b, hôm , xe, núi, thưởng thức, hoa, quả, rừng.

c, hôm, không khí, xe, núi, hoa quả, rừng.

Câu 7. Đặt câu hỏi trả lời cho bộ phận in đậm trong từng câu sau:

a) Mùa đông đến, chim én bay về phương Nam tránh rét.

b, Cây hoa được trồng ở trong vườn.

c) Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch.

d) Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.

Câu 8: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

Nóng - .............; yếu - ..............; to - ............; dài - ..............; thấp - .................

Câu 9: Điền tiêp vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh .

Hai bàn tay em bé như ………………………………………………..

C. Tập làm văn:

Dựa vào các câu hỏi sau đây, em hãy viết một đoạn văn (từ 4 câu đến 5 câu ) về ảnh Bác Hồ .

a. Ảnh Bác Hồ được treo ở đâu?

b.Trông Bác như thế nào (râu tóc, vầng trán, đôi mắt, khuôn mặt ……)

c. Em muốn hứa với Bác điều gì?

Đáp án đề thi khảo sát đầu năm lớp 3

I. Đọc hiểu: (3 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

B

A

B

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 5: (1 điểm): VD: Mẹ của En – ri – cô là người có tấm lòng nhân hâu>

Luyện từ và câu: (3 điểm)

Câu 6: (0,5 điểm): C

Câu 7: (1 điểm): mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

a) Khi nào chim én bay về phương Nam tránh rét?

b, Cây hoa được trồng ở đâu?

c) Những cậu rô đực như thế nào?

d) Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để làm gì?

Câu 8: (1 điểm)

Câu 9: (0,5 điểm)

2. Tập làm văn: (4 điểm)

Trong ảnh, gương mặt Bác Hồ rất hiền hậu. Râu tóc Bác bạc phơ. Vầng trán Bác cao và rộng thể hiện Bác là một người thông minh cùng với đôi mắt sáng ngời như sao luôn luôn nhìn chúng em với một cách đầy trìu mến, yêu thương. Thấy được tình thương yêu của Bác, em sẽ cố gắng vâng lời cha mẹ để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
176
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi KSCL đầu năm lớp 3

    Xem thêm