Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Krông Ana, Đắk Lắk (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Krông Ana, Đắk Lắk (Lần 1) có 4 mã đề cùng đáp án đi kèm, là tài liệu luyện tập môn Hóa hữu ích, giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia 2016 sắp tới, luyện thi Đại học, Cao đẳng 2016 khối A, khối B.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Tuyên Quang

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường Đại học Y - Dược Hải Phòng

Những kiến thức trọng tâm môn Hóa trong đề thi THPT Quốc gia

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK

TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA

KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016

Môn thi: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Mã đề 132

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52;
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207.

Câu 1: Kim cương, than chì và than vô định hình là:

A. các dạng thù hình của cacbon. B. Các hợp chất của cacbon.
C. Các đồng vị của cacbon. D. các đồng phân của cacbon.

Câu 2: Ứng với công thức C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

A. 4 B. 3 C. 1 D. 2

Câu 3: Hỗn hợp tecmit để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray. Hỗn hợp tecmit có thành phần là:

A. Zn và Fe2O3 B. Al và CuO C. Al và Fe2O3 D. Al và Cr2O3

Câu 4: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

A. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O. B. CaCO3 → (to) CaO + CO2.
C. 2KClO3 → (to) 2KCl + 3O2. D. 4Fe(OH)2 + O2 → (to) 2Fe2O3 + 4H2O.

Câu 5: Trong số các amino axit sau: glyxin, alanin, axit glutamic, lysin, tyrosin và valin có bao nhiêu chất có số nhóm amino bằng số nhóm cacboxyl?

A. 4 B. 6 C. 3 D. 5

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là:

A. 0,56. B. 2,80. C. 1,12. D. 2,24.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(1). NaHCO3 được ứng dụng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát
(2). Dung dịch Na2CO3 dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy trước khi sơn
(3). Be được dùng làm chất phụ gia để chế tạo hợp kim có tính đàn hồi, bền, chắt không bị ăn mòn
(4). Bột Mg trộn với chất khử dùng để chiếu sáng ban đêm

Số phát biểu đúng là:

A. 1 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 8: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?

A. Glucozơ B. Tinh bột C. Xenlunozơ D. Saccarozơ.

Câu 9: Cho 10 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dụng dịch sau phản ứng thu được 11 gam chất rắn khan. Công thức của X là:

A. C3H5COOH. B. CH3COOH C. HCOOH D. C2H3COOH

Câu 10: Hàm lượng sắt có trong quặng xiderit là:

A. 48,27% B. 63,33% C. 46,67% D. 77,78%

Câu 11: Este X có CTPT là C4H8O2. Biết X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tên gọi của X là.

A. Etyl axetat B. Propyl fomat C. Vinyl axetat D. phenyl axetat

Câu 12: Phenol không tham gia phản ứng với:

A. dung dịch Br2 B. Kali C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch HCl

Câu 13: Phản ứng tạo ra muối sắt (II) là:

A. Fe tác dụng với dung dịch HCl
B. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4
C. FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư
D. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl

Câu 14: Polime được tổng hợp bằng phương pháp trùng ngưng là:

A. Poli(viny clorua) B. Polibutađien.
C. Poli(etylen – terephtalat) D. Polietilen

Câu 15: Cho 11,2 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 ở đktc. Giá trị của V là:

A. 6,72 lít B. 2,24 lít C. 4,48 lít D. 1,12 lít

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016

1. A

2. D

3. C

4. B

5. A

6. D

7. C

8. A

9. D

10. A

11. B

12. D

13. A

14. C

15. C

16. B

17. C

18. C

19. C

20. D

21. D

22. A

23. B

24. D

25. D

26. A

27. B

28. A

29. A

30. B

31. C

32. B

33. D

34. D

35. B

36. B

37. D

38. A

39. C

40. B

41. A

42. B

43. C

44. A

45. D

46. C

47. C

48. D

49. A

50. A

Đánh giá bài viết
1 395
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm