Những kiến thức trọng tâm môn Hóa trong đề thi THPT Quốc gia
Những kiến thức trọng tâm môn Hóa trong đề thi THPT Quốc gia là cấu trúc đề thi THPT Quốc gia tổng hợp những chuyên đề trọng tâm. Giúp các bạn học sinh ôn tập đúng trọng tâm hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, giúp các bạn có hướng ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.
Những kiến thức trọng tâm môn Hóa trong đề thi THPT Quốc gia
1. PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ
Cacbon-Silic (chiếm khoảng 1-2 câu): Các chuyên đề này chứa nhiều lý thuyết và đây là phần dễ trong đề thi, sẽ rơi vào phần nhận biết. Học sinh cần lưu ý nắm kiến thức cơ bản trong SGK để không bị mất điểm đáng tiếc.
Sự điện ly (chiếm khoảng 1 - 2 câu): Các chuyên đề này có nhiều câu hỏi lý thuyết ở mức độ thông hiểu, một số ít câu hỏi tính toán ở mức vận dụng cao. Tuy nhiên, phần kiến thức này có nhiều nội dung gắn liền với thực tế cuộc sống và thực hành thí nghiệm. Do vậy, học sinh cần học lý thuyết gắn liền với thực hành và thực tế.
Đại cương kim loại (3 - 5 câu): Chuyên đề có nhiều câu hỏi liên quan đến tính chất, bài tập tính toán, các câu hỏi bắt đầu có tính phân loại, sẽ được chia đều số câu đảm bảo đủ 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Để làm tốt bài tập thuộc phần kiến thức này, ngoài việc nắm vững lý thuyết, học sinh cần nắm chắc tính chất vận dụng các công thức tính nhanh để tránh mất thời gian, tập trung làm các câu hỏi khó hơn. Luyện tập bằng cách làm các dạng bài tập đã từng xuất hiện trong đề thi CĐ - ĐH những năm trước đây, và các đề thi thử của các trường, Sở được phát triển từ đề minh họa
Sắt và Crom - Hợp chất của nó (2 - 3 câu): Chuyên đề này có tỉ lệ câu hỏi lý thuyết và bài tập là tương đương. Câu hỏi sẽ rơi vào mức độ nhận biết từ 1-2 câu và 1 câu vận dụng dạng bài tập tính toán. Ở chương này câu hỏi không hề khó, các em chú ý nắm chắc nội dung bài học trong SGK, luyện tập các các dạng bài tập cơ bản.
- Kim loại kiềm - Kiềm thổ - Nhôm (4 - 6 câu): Chuyên đề tổng hợp này sẽ giúp các bạn lấy điểm ở câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu, dạng bài tập không quá khó nếu các bạn nắm chắc các tính chất cũng như dạng bài tập tính toán
Xem thêm: Bảng hệ thống hóa các loại hợp chất vô cơ
Tổng hợp phương pháp giải nhanh hóa vô cơ
2. HÓA HỌC HỮU CƠ
Đại cương hóa học hữu cơ hidrocacbon (2 - 3 câu): Các câu này ở mức độ thông hiểu và vận dụng. Học sinh chỉ cần nắm chắc lý thuyết và một số dạng bài trong SGK và sách bài tập là có thể tự tin giành trọn điểm số
Ancol-phenol, andehit, axit cacboxylic (3 - 8 câu): Để làm tốt bài tập thuộc phần kiến thức này học sinh ngoài việc học lý thuyết cần làm lại đến thành thạo các dạng bài tập đã từng xuất hiện trong đề thi ĐH-CĐ những năm trước đây.
Este-lipit, amin, amino axit, protein (6 - 8 câu): Các chuyên đề này có nhiều câu hỏi tính toán ở mức độ vận dụng, vận dụng cao.Tuy nhiên các bạn vẫn có thể dễ dàng lấy điểm ở các câu hỏi nhận biết và thông hiểu, qua các câu hỏi bám sát nội dung ách giáo khoa. Đặc biệt, xu hướng xuất hiện các dạng bài tập liên quan đến tìm công thức este… sẽ có nhiều dạng bài khó mới xuất hiện cho chuyên đề này.
Cacbonhidrat và polime (2 câu): các câu đã từng ra ở chuyên đề này ở mức độ dễ. Học sinh chỉ cần nắm được tính chất, công thức, và tên gọi cũng như một số dạng bài đơn giản về Cacbohidrat và polime trong SGK và SBT là có thể hoàn thành tốt.
Tổng hợp hoá hữu cơ, vô cơ (1-2 câu): có nhiều câu hỏi dạng bài tập hỗn hợp các chất hữu cơ và nằm ở mức độ khó đến cực khó. Ngoài ra, cũng có một số ít câu lý thuyết tổng hợp ở mức độ trung bình và dễ.
Kiếm điểm trung bình môn Hóa thì dễ nhưng kiếm điểm giỏi thì không đơn giản chút nào. Càng về cuối, học sinh càng cần tập trung ôn luyện một cách khôn ngoan, rà soát lại kiến thức, bổ khuyết ngay kiến thức còn yếu, bổ sung chiến lược, mẹo làm bài thi để tự tin nắm chắc điểm cao môn Hóa.
Xem thêm: Danh pháp các hợp chất hữu cơ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học phần Hóa học hữu cơ
3. HÌNH VẼ THÍ NGHIỆM
Câu hỏi sẽ có thể xuất hiện 1 câu trong đề thi ở mức vận dụng. Ở chuyên đề này các em cần nắm chắc tính chất hóa học các chất, nắm chắc các hiện tượng hóa học điều chế để vận dụng làm tốt dạng bài tập này
Xem thêm: Bài tập về hình vẽ thí nghiệm hóa học
4. BÀI TOÁN ĐỒ THỊ
Những năm gần đây trong đề thi liên tục xuất hiện các dạng bài tập đồ thị, được phát triển từ các dạng bài tập vô cơ, để có thể nắm rõ chuyên đề này, các bạn có thể tham khảo các chuyên đề được tổng hợp sẵn có.
Xem thêm: Bài tập về nhôm có đồ thị
5. PHÂN BIỆT VÀ NHẬN BIẾT
Chuyên đề này sẽ xuất hiện (2-3 câu) chia ở các mức độ khác nhau, các bạn chú ý nắm chắc các tính chất, màu sắc đặc trưng của từng chất các nhóm chất tính chất đặc trưng để có thể làm tốt dạng bài tập này, để không bị mất điểm.
Xem thêm: Cách nhận biết các chất hữu cơ
6. 15 MỤC LÝ THUYẾT HỌC SINH HAY MẮC SAI LẦM NHẤT
1. Các chất, ion tác dụng được với axit và bazơ:
+ Ion: HCO3-, H2PO4-, HPO42-, HS-, H2NRCOO-,
+ Oxit: Al2O3, ZnO, BeO, Cr2O3.
+ Hiđroxit: Al(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3.
+ Kim loại: Al, Zn, Be, Pb, Sn
2. Những chất tác dụng được với kiềm đặc, nóng:
+ Oxit: Cr2O3, SiO2, SnO2.
+ Đơn chất: Si, Pb, Sn.
+Tất cả các chất tác dụng được với kiềm loãng.
Chú ý: Cr KHÔNG TÁC DỤNG với NaOH ở mọi điều kiện.
3. Các ion tan được trong dung dịch NH3 dư: Ag+, Ni2+, Cu2+, Zn2+.
4. Những kết tủa tan được trong axit mạnh (HCl, H2SO4):
+ Muối của axit yếu: CaCO3, BaCO3, CaSO3, BaSO3, Ag3PO4, BaCrO4.
+ Muối sunfua: FeS, MnS, BaS, Na2S, K2S, Al2S3…
+ Ag2C2, Al4C3…
5. Tác dụng với nước ở điều kiện thường:
Kim loại kiềm: Na, K.
Kim loại kiềm thổ: Ba, Ca.
Oxit: Na2O, K2O, CaO, BaO, Al2O3, SO2, SO3, CO2, CrO3, N2O5, P2O5, Cl2O7,…
Phi kim: Cl2…
Chú ý: Fe, Mg chỉ tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.
6. Mạng tinh thể kim loại
Các kim loại có kiểu mạng lục phương: Mg, Be, Zn.
Lập phương tâm diện: Ca, Sr, Al, Cu
Lập phương tâm khối: Li, Na, K, Rb, Cs, Ba, Cr.
Chú ý: Đối với Fe, có 2 kiểu mạng tinh thể: lập phương tâm khối và lập phương tâm diện.
Các chất có kiểu mạng tinh thể nguyên tử: kim cương, SiO2.
Các chất có kiểu mạng tinh thể phân tử: I2, H2O, naphtalen (giảm tải), P trắng, nước đá khô…
Các chất có kiểu mạng tinh thể ion: NaCl, KCl…
7. Liên kết hóa học
Những chất trong phân tử có liên kết ion: NaCl, KCl, Na2O, K2O, CaO, BaO…
Những chất trong phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực: HF, HCl, HBr, HI, SO2, AlCl3, CaS, MgCl2, NH3, H2O….
Những chất trong phân tử có liên kết cộng hóa trị không phân cực là: Đơn chất khí (O2, N2, Cl2, F2…), CO2, NO…
8. Màu sắc kết tủa
AgCl: trắng, AgI: màu vàng đậm, AgBr: màu vàng, Ag2CrO4: màu đỏ gạch, Cu2O: màu đỏ gạch, BaCrO4: màu vàng tươi, BaCr2O7: màu da cam, BaC2O4: màu trắng, CuS: màu đen, Ag2S: màu đen, CdS: màu vàng, MnS: màu hồng, NiS: màu xanh, Ni(OH)2: màu xanh lá cây, Ag3PO4: màu vàng…
Chú ý: Kết tủa hữu cơ của phenol, anilin
Phenol + Br2 → Kết tủa trắng
Phenol + HNO3 → Kết tủa vàng
Anilin + Br2 → Kết tủa trắng
9. Cân bằng hóa học
Cho cân bằng phản ứng: aA + bB → cC + dD
Tăng [A] hoặc [B], hoặc giảm [C] hoặc [D] → cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Giảm [A] hoặc [B], hoặc tăng [C] hoặc [D] → cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Tăng áp suất → cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm mol khí; giảm áp suất: ngược lại.
∆H < 0 → Phản ứng tỏa nhiệt, ∆H > 0 → phản ứng thu nhiệt (Tăng – thu, giảm – tỏa hay Âm - tỏa, dương - thu).
10. Phân bón hóa học
Phân lân: cung cấp cho cây trồng dưới dạng ion PO43-, được đánh giá bằng hàm lượng P2O5.
Phân đạm: cung cấp cho cây trồng dưới dạng ion NH4+ hoặc NO3-, được đánh giá bằng hàm lượng %N có trong phân.
Phân kali: cung cấp cho cây trồng dưới dạng ion K+, được đánh giá bằng hàm lượng %K2O có trong phân.
Chú ý: Công thức 1 số loại phân bón thường gặp: Phân đạm 1 lá: NH4Cl, (NH4)2SO4.
Phân đạm 2 lá: NH4NO3.
Phân ure: (NH2)2CO. Hòa tan ure vào nước: (NH2)2CO + H2O → (NH4)2CO3, phản ứng thu nhiệt.
Amophot: NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
Nitrophotka: (NH4)2HPO4 và KNO3.
Thành phần chính của tro bếp: K2CO3.
Ca(H2PO4)2: supephotphat kép
Ca(H2PO4)2 + CaSO4: supe photphat đơn….
11. Công thức 1 số quặng thường gặp:
Quặng sắt: Fe3O4: manhetit, Fe2O3: hemantit, FeCO3: xiderit, Fe3C: xemantit, FeS2: pirit. cacnalit: KCl.MgCl2.6H2O, NaCl.KCl: xinvinit, MgCO3.CaCO3: dolomit,Cu(OH)2.CuCO3: quặng malachit, Na3AlF6: criolit, Ca(H2PO4)2: supephotphat kép, Ca(H2PO4)2 + CaSO4: supe photphat đơn….
12. Một số chú ý về kim loại
Thứ tự độ dẫn điện (giảm dần): Ag > Cu > Au > Al > Fe.
Thứ tự độ dẫn nhiệt (giảm dần): Ag > Cu > Al > Fe.
Kim loại cứng nhất: crom (Cr) - nhẹ nhất: Li.
Nhiệt độ nóng chảy cao nhất: vofram (W) - thấp nhất: thủy ngân (Hg).
Kim loại nặng nhất: osimi (Os). Kim loại có tính dát mỏng tốt nhất: Vàng (Au)
Cu-Sn: Đồng thiếc, còn được gọi là đồng thanh, Cu-Zn: đồng thau.
13. Điều chế axit
Điều chế HNO3: Dùng NaNO3 rắn và H2SO4 đậm đặc.
Điều chế HCl, HF: dùng NaCl rắn và H2SO4 đậm đặc (Phương pháp sunfat).
14. Nhiệt phân muối nitrat:
+ Kim loại: Na, K, Ca, Ba: thu được muối nitrit (NO2-) và khí oxi
+ Kim loại từ Mg đến Cu: Thu được oxit, NO2, O2. + Kim loại: Ag, Hg, Au: thu được kim loại, NO2, O2
Chú ý: NH4NO3 → N2O + H2O
15. Một số lưu ý khác:
Ở điều kiện thường, photpho trắng hoạt động hóa học mạnh hơn photphođỏ.
Ở điều kiện thường, photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ.
Khi Al, Zn tác dụng với nước trong môi trường kiềm, chất oxi hóa là H2O.
Hỗn hợp tecmit (Al + Fe2O3) dùng để hàn gắn đường ray tàu hỏa.
Luyện thép bằng lò bằng sẽ thu được thép có chất lượng cao nhất.
Để bảo vệ kim loại kiềm, người ta thường ngâm chúng trong dầu hỏa, còn bảo vệ photpho trắng người ta ngâm chúng trong nước.
Dung dịch hỗn hợp CaF2 và H2SO4 ở nhiệt độ cao, ăn mòn được thủytinh. Nhiều bạn chỉ nhớ HF, nhưng trong thực tế, người ta dùng phản ứng CaF2 + H2SO4 đểtạora HF chứ không nhỏ trực tiếp HF lên thủy tinh.
Tất cả các muối silicat đều không tan (trừ muối silicat của kimloại kiềmlàtanđược).
Khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, NO2, SO2 gây hiện tượng mưa axit, O3 không phải là nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu.
Điều kiện để phản ứng xảy ra: sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa, chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu.
Khí CO là nguyên nhân gây ngộ độc khí than.
...........................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu Những kiến thức trọng tâm môn Hóa trong đề thi THPT Quốc gia tới bạn đọc. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi THPT Quốc gia môn Hóa học mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.