Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Hóa bám sát đề minh họa - Đề 2
Thi THPT Quốc gia 2025
BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2025
Bài thi môn: HÓA HỌC
ĐỀ 2
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24;
Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag =
108; Ba = 137.
* Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi
thí sinh chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ăn mòn kim loại là sự huỷ hoại kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.
B. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó
C. Ăn mòn kim loại được chia làm hai dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá
D. Ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các acid trong môi
trường không khí.
Câu 2: Sodium hydroxide (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều
trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Công thức của sodium hydroxide là
A. NaOH. B. Ca(OH)
2
. C. NaHCO
3
. D. Na
2
CO
3
.
Câu 3: Tơ nylon-6,6 thuộc loại
A. tơ nhân tạo. B. tơ bán tổng hợp. C. tơ thiên nhiên. D. tơ tổng hợp.
Câu 4: Mạng tinh thể kim loại gồm có
A. Nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân.
B. Nguyên tử kim loại và các electron độc thân.
C. Ion kim loại và các electron độc thân.
D. Nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.
Câu 5: NaHCO
3
là hợp chất kém bền nhiệt, nó bắt đầu bị phân hủy ở khoảng 1200
0
C. Trong thực tế dùng
NaHCO
3
làm bột nở trong chế biến thực phẩm. Sản phẩm quá trình nhiệt phân NaHCO
3
là
A. Na
2
CO
3
, CO
2
, H
2
O. B. Na
2
O, Na
2
CO
3
, H
2
.
C. Na, CO
2
, H
2
. D. Na
2
CO
3
, C, H
2
.
Câu 6: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA?
A. Al. B. Ca. C. Na. D. Fe.
Câu 7: Cho dữ liệu về điểm chớp cháy của một số loại tinh dầu:
Tinh dầu
Tràm trà
Sả chanh
Quế
Oải hương
Cam
Điểm chớp cháy (°C)
59
71
87
68
46
Cục Hàng không Việt Nam quy định các loại chất lỏng được coi là hàng hóa nguy hiểm, không được
phép mang lên máy bay nếu có điểm chớp cháy dưới 60°C. Trong các loại tinh dầu trên, tinh dầu nào hành
khách được phép mang theo là
A. tràm trà, sả chanh, quế. B. sả chanh, quế, oải hương.
C. quế, oải hương, cam. D. oải hương, cam, tràm trà.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Phân vi lượng cung cấp các loại nguyên tố N, K, P dưới dạng hợp chất.
B. Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ phân vi lượng.
C. Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vô cơ hoặc phân bón hữu cơ.
D. Dùng quá lượng phân vi lượng sẽ có hại cho cây.
Câu 9: Cho phổ khối lượng của một hợp chất ester A như hình vẽ:
Hợp chất ester A có thể là
A. CH
3
COOCH=CH
2
. B. CH
3
COOC
2
H
5
. C. CH
3
COOCH
3
. D. H
2
N-CH
2
COOCH
3
.
Câu 10: Ester nào sau đây có mùi thơm của chuối chín?
A. Isoamyl acetate. B. Propyl acetate. C. Isopropyl acetate. D. Benzyl acetate.
Câu 11: Nhỏ vài giọt nước bromine vào ống nghiệm chứa aniline, hiện tượng quan sát được là
A. xuất hiện màu tím. B. có kết tủa màu trắng.
C. có bọt khí thoát ra. D. xuất hiện màu xanh.
Câu 12: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng
lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. Glucose. B. Saccharose. C. Fructose. D. Maltose.
Câu 13: Cho các phương trình hóa học:
CH
3
CCH + H
2
O
2o
Hg , t
CH
3
CH
2
CHO (spc) (1)
CH
3
CCH + AgNO
3
+ NH
3
o
t
CH
3
CCAg
+ NH
4
NO
3
(2)
CH
3
CCH + 2H
2
o
Ni,t
CH
3
CH
2
CH
3
(3)
CH
3
CH
3
CH
3
3CH
3
CCH
0
xt,t ,p
(4)
Các phương trình hóa học viết sai là
A. (3). B. (1). C. (1), (3). D. (3), (4).
Câu 14: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. (CH
3
COO)
3
C
3
H
5
. B. (C
17
H
35
COO)
2
C
2
H
4
.
C. (C
17
H
33
COO)
3
C
3
H
5
. D. (C
2
H
3
COO)
3
C
3
H
5
.
Câu 15: Glutamic acid đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể động vật, nhất là
ở các cơ quan não bộ, gan, cơ. Số nhóm amino và số nhóm carboxyl có trong một phân tử glutamic acid
tương ứng là
A. 2 và l. B. l và 1. C. 2 và 2. D. 1 và 2.
Câu 16: Một thí nghiệm được mô tả như hình bên dưới
Có các nhận xét sau về thí nghiệm:
(1) Tuỳ thuộc vào pH môi trường, mỗi amino acid có điểm đẳng điện khác nhau sẽ tồn tại dạng ion
chủ yếu khác nhau, có thể anion, cation hoặc ion lưỡng cực. Các ion này có thể đứng yên hoặc di chuyển
trong trường điện dựa vào tính chất điện di của amino acid
(2) Trong dung dịch có pH = 6, là môi trường acid mạnh đối với Lys, Ion tồn tại chủ yếu đối với
Lys là cation, sẽ di chuyển về cực âm của nguồn điện nên vệt (1) là Lys
+
.
(3) Trong dung dịch có pH = 6, Glu nhường proton, Ion tồn tại chủ yếu đối với Glu là anion, sẽ di
chuyển về cực dương của nguồn điện nên vệt (3) là Glu
-
.
(4) Trong dung dịch có pH = 6, là môi trường trung tính đối với Ala, Ion tồn tại chủ yếu đối với Ala
là ion lưỡng cực, không di chuyển nên vệt (2) là Ala.
Số nhận xét đúng là
A. l. B. 2. C. 3. D. 4.
Đề thi thử bám sát đề minh họa 2025 môn Hóa - Đề 2
Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Hóa bám sát đề minh họa - Đề 2 là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể trau dồi, luyện tập nội dung kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kì Thi THPT Quốc gia sắp tới nhé.
Đề được tổng hợp gồm có 18 câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn, 4 câu hỏi trắc nghiệm đúng sai và 6 câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh làm bài trong thời gian 50 phút, đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi dưới đây.