Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Hóa học Trường Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Lần 2
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Hóa học Trường Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Lần 2 được VnDoc tổng hợp, biên soạn kèm đáp án. Đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm nằm trong bài thi phân môn Khoa học tự nhiên môn thi Hóa học, nội dung đề thi đảm bảo bám sát cấu trúc đề thi thử của bộ GD&ĐT đưa ra trước đó.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số đề thi thử năm 2020 môn Hóa học mới nhất của các trường THPT
- Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Hóa học Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng
- Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Hóa học Sở GD&ĐT Phú Thọ lần 2
- Bộ đề thi thử THPT quốc gia năm 2020 môn Hóa học
Hy vọng với đề thi thử THPT của các trường đưa ra sẽ giúp các em ôn luyện đề tốt hơn, chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia môn Hóa học.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Hóa
1. Đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Hóa Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Lần 2
2. Hướng dẫn giải Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Hóa học Trường Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Lần 2
Câu 44: Hòa tan 2,46 gam hỗn hợp A gồm Al và Cu trong dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thu được dung dịch B chứa 2,67 gam muối và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 1,92.
B. 2,19.
C. 0,54.
D. 4,05.
Hướng dẫn giải
Ta thấy chỉ có Al tan trong HCl dư
=> nAl = nAlCl3 = 0,02 mol
=> m rắn không tan là Cu => mCu = mA - mAl = 1,92 gam
Câu 47: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 48,6.
B. 180,0.
C. 54,0.
D. 36,0.
Hướng dẫn giải
Glu + AgNO3/NH3 → 2Ag
0,3 ← 0,6
mGlu = 0,3 . 180 = 54 gam
Câu 52: Xử lý 16,2 gam hợp kim nhôm bằng dung dịch NaOH đặc, nóng (dư) thấy thoát ra 18,144 lít khí (đktc), còn các thành phần khác của hợp kim không phản ứng. Thành phần % của Al trong hợp kim là
A. 60%.
B. 90%.
C. 75%.
D. 80%.
Hướng dẫn giải
Ta có nH2 = 0,81 mol => Toàn bộ H2 do Al sinh ra => nAl =0,81: 3/2 = 0,54 mol
%Al = 0,54.27/16,2 = 90%
Câu 54: Cho các chất sau: Al2O3, AlCl3, Na2CO3, KHCO3. Số chất có thể phản ứng với dung dịch NaOH là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Hướng dẫn giải
\(\begin{array}{l} A{l_2}{O_3} + NaOH \to NaAl{O_2} + {H_2}O\\ AlC{l_3} + NaOH \to Al{(OH)_3} + NaCl\\ KHC{O_3} + NaOH \to {K_2}C{O_3} + N{a_2}C{O_3} + {H_2}O \end{array}\)
Câu 64: Muối nào sau đây dễ bị nhiệt phân?
A. CaSO4.
B. Na2CO3.
C. Ca(HCO3)2.
D. KCl.
Hướng dẫn giải
Ca(HCO3)2 dễ bị nhiệt phân tạo ra CaCO3 + H2O + CO2
Câu 68: Một α-amino axit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 17,8 gam X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 25,1 gam muối. Tên gọi của X là
A. Glyxin.
B. Alanin.
C. Lysin.
D. Valin.
Hướng dẫn giải
H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH
BTKL: nHCl = (25,1 - 17,8)/35,5 = 0,2 mol => nHCl = nX = 0,2 mol => MX = 17,8/0,2 = 89 => Alanin
Câu 71: Cho các phát biểu sau:
(1) Mỗi phân tử Gly-Ala có hai liên kết peptit.
(2) Ở điều kiện thường, tristearoylglixerol là chất rắn.
(3) Thủy phân tinh bột và xenlulozơ với xúc tác axit đều thu được glucozơ.
(4) Tơ olon bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may áo ấm.
(5) Isoamyl axetat được dùng làm hương liệu thực phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 74: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức X và Y (MX > MY > 60). Đốt cháy hoàn toàn 13,50 gam hỗn hợp E thì thu được 14,56 lít CO2 (đktc) và 8,10 gam H2O. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 13,50 gam E cần vừa đủ 112 gam dung dịch KOH 10% thu được dung dịch Z có chứa một ancol và hai muối. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong Z là
A. 12,60 gam.
B. 13,20 gam.
C. 10,20 gam.
D. 8,40 gam.
Hướng dẫn giải
Ta có nCO2 = 0,65 mol, nH2O = 0,45 mol
nE = nO2 = (mE - mC - mH)/32 = 0,15 mol
Nhận thấy nE < nKOH < 2nE => E gồm este của ancol có công thức CxHyO2 (0,1 mol) và este của phenol Cx’Hy’O2 (0,05 mol)
nCO2 = 0,1x + 0,05x’ = 0,65 mol=> 2x + x’ = 13
Với x ≥ 3, x’ ≥ 7 => x = 3 và x’ = 7 là nghiệm duy nhất
Sản phẩm có 1 ancol + 2 muối nên E sẽ gồm
HCOOC2H5 (0,1 mol) và HCOOC6H5 (0,05 mol)
=> nHCOOK = 0,15 mol => mHCOOK = 12,6 gam
Câu 75: Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,5a mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy thu được 5 gam kết tủa. Mặt khác, cũng cho lượng Y như trên qua ống chứa 8 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe3O4 (dư, đun nóng), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 7,68.
B. 6,40.
C. 6,72.
D. 7,20.
Hướng dẫn giải
nCaCO3 = 0,05 mol
nC phản ứng =2nX - nY = 0,5a = 0,05 mol => a = 0,1 mol
=> nY = 0,15 mol = 0,05 + n(CO + H2)
=> n(O, H2) = 0,1 mol = n[O] mất đi
mrắn = 8 - 0,1 .16 = 6,4 gam
..........................
Để xem và tải chi tiết đề thi xin vui lòng ấn tải link phía dưới
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Hóa học Trường Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Lần 2 là đề thi THPT Quốc gia. Đề thi đưa ra dựa trên phát triển nội dung từ đề thi thử Bộ GD&ĐT đã đưa ra. Đề thi thử lần 2 này, được đánh giá là đề thi thử với nhiều câu hỏi hay và khó. Giúp các bạn ôn luyện đề cũng như đánh giá năng lực của các bạn.
VnDoc đã gửi Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Hóa học Trường Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Lần 2 tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, Thi THPT Quốc gia môn Sinh mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Quyết tâm đỗ Đại Học Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.