Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Cô Linh - Tiếng Anh THCS Lịch Sử Lớp 12

Các giai cấp ở Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào khi Pháp thực hiện các chính sách khai thác thuộc địa

Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, các giai cấp ở Việt Nam có sự chuyển biến ra sao?

3
3 Câu trả lời
  • Ẩn Danh
    Ẩn Danh

    Trong cuộc khia thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, Pháp đã có những sự phát triển mới. Đầu tư lớn vào nông nghiệp và một số nghành công nghiệp. Điều này đã làm ít nhiều thay đổi cơ cấu kinh tế ở Việt Nam tuy nhiên người dân ở đây vẫn phải chịu nhiều khổ cực.

    Do cuộc khai thác của thuộc địa cảu pháp đã làm cho các tầng lớp trong xã hội có sự chuyển biến.

    - Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục bị phân hóa. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ nhận thức được và cũng bị chịu ít nhiều bóc lột của Pháp nên tham gia vào phong trào dân tộc chống Pháp.

    - Giai cấp nông dân:đây là giai cấp có nhiều mâu thuẫn với đế quốc và tay sai vô cùng gay gắt. Đây là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc. Và cũng chịu rất nhiều sự bóc lột của thực dân và địa chủ.

    - Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh chóng về số lượng, họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai. Phần lớn là các học sinh trí thức có nhận thức và có sự nhạy cảm với thời cuộc và hang hái chiến đấu vì độc lập tự do.

    - Giai cấp tư sản: ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bị thực dân Pháp chèn ép, bộ phận này phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản mại bản (quyền lợi gắn với đế quốc) và tư bản dân tộc (có khuynh hướng dân tộc và dân chủ).

    - Giai cấp công nhân Việt Nam: phát triển nhanh chóng về số lượng, và bị bóc lột nặng nề có quan hệ gắn kết với nông dân. Và đây là lực lượng chủ yếu trong phong trào dân tộc.

    0 Trả lời 16/12/21
    • Chuột nhắt
      Chuột nhắt

      Trong bài Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 12 có đáp án ạ

      Trả lời hay
      1 Trả lời 16/12/21
      • Vi Emm ✔️
        Vi Emm ✔️

        - Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.

        - Giai cấp nông dân:

        + Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát.

        + Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt.

        + Là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

        - Giai cấp công nhân: phát triển nhanh chóng về số lượng, trở thành một động lực của phong trào dân tộc và dân chủ.

        - Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.

        - Giai cấp tư sản: bị phân hóa thành hai bộ phận:

        + Tư sản mại bản: quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.

        + Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập, có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

        0 Trả lời 16/12/21

        Lịch Sử

        Xem thêm