Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

11 Cách dạy viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5

Cách dạy viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 bao gồm các biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả: tả cảnh, tả người, tả con vật, tả đồ vật,.. cho các thầy cô tham khảo, hướng dẫn các em học sinh cách viết bài văn miêu tả lớp 5 đạt kết quả cao.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

1. Điều tra phân loại học sinh

Giáo viên điều tra phân loại học sinh, nắm chắc từng đối tượng học sinh: học sinh năng khiếu, trung bình, học sinh yếu. Nắm chắc được đối tượng học sinh, giáo viên sẽ đề ra được kế hoạch dạy học phù hợp, có những biện pháp dạy học giúp vun xới, phát triển năng lực học văn của học sinh năng khiếu. Đồng thời, giáo viên cũng có biện pháp phù hợp giúp học sinh yếu, học sinh biết làm văn miêu tả, có thể vận dụng làm được một bài văn hoàn chỉnh.

2. Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát

Quan sát theo trình tự từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ tổng quát đến cụ thể… Ghi chép những điều đã quan sát được. Tổ chức cho học sinh quan sát cụ thể đối tượng tả. Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình thức: quan sát trực tiếp đối tượng (sân trường), quan sát ở nhà, ghi chép (ngôi nhà em đang ở), quan sát qua phim ảnh (cảnh biển buổi sáng) …

3. Chọn đề tài gần gũi, quen thuộc đối với học sinh

- Học sinh tiểu học vùng thuận lợi có thể viết được những bài văn miêu tả chỉ bằng quan sát qua tranh ảnh, phim… Nhưng đối với học sinh yếu của trường, những đề tài tương đối xa lạ là điều cần tránh. Các em đến trường học tập bằng ngôn ngữ thứ hai với một vốn tiếng Việt tương đối hạn chế mà giáo viên lại yêu cầu học sinh hình dung, đặt câu, viết một bài văn miêu tả một đối tượng các em chưa nhìn thấy bao giờ thì đúng là điều quá sức các em.

4. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý

Đây là một việc làm khó. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý trước khi làm thành một bài văn hoàn chỉnh. Có lập được dàn bài thì mới có thể tìm ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý văn trong sáng.

5. Sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu

Gợi ý cho học sinh khá giỏi làm bài, trình bày câu văn, đoạn văn. Cả lớp theo dõi, nhận xét, giáo viên chốt lại và cho học sinh phát biểu. Nhưng điểm mấu chốt là giáo viên phải chú ý từng đối tượng học sinh, sửa cho từng em, động viên sự sáng tạo của các em, dù là rất nhỏ.

6. Cá thể hóa hoạt động dạy học

- Quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình, yếu đồng thời vẫn đảm bảo phát triển năng lực cảm thụ văn học đối với học sinh khá giỏi.

7. Chấm bài thường xuyên

Đồng thời với việc chấm bài là phải hướng dẫn học sinh sửa bài. Phải giúp các em phát hiện ra những điểm hay, những điểm chưa đạt trong bài văn của mình. Trên cơ sở đó, học sinh phải sửa lại bài làm của mình cho đúng hơn, hay hơn.

Giáo viên cần tránh việc chê bai học sinh nhưng cũng không được lạm dụng lời khen, tạo sự thờ ơ của học sinh đối với lời khen do được khen quá nhiều, khen không đúng lúc. Kiểu như mỗi lần học sinh nói xong, nhiều lúc chỉ là nhận xét bạn đã viết hoa đầu câu chưa, giáo viên đều nhận xét “Em giỏi lắm”.

8. Làm giàu vốn từ cho học sinh

Nếu học kiểu bài kể chuyện học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc là có thể đạt được yêu cầu cơ bản của đề bài thì văn miêu tả đòi hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm bài. Thế giới quanh ta rất phong phú đa dạng và không ngừng biến đổi. Người viết văn không thể “vẽ” được một cảnh một người nếu bản thân người ấy thiếu vốn từ, vốn sống.

9. Giúp học sinh luyện viết câu

- Trước hết, mọi học sinh phải viết được câu văn đúng ngữ pháp. Đây là yêu cầu cơ bản vì câu là đơn vị của lời nói. Đối với học sinh giỏi, giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, lột tả được sắc thái riêng của đối tượng miêu tả. Còn đối với học sinh yếu, học sinh trung bình, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt được câu đúng, thể hiện được ý cần nói.

- Biết dùng dấu câu đúng, nhất là dấu chấm và dấu phẩy. Ngắt câu đúng sẽ diễn đạt rõ ràng, người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin. Việc dạy cho học sinh sử dụng dấu câu đã được tiến hành từ các lớp dưới và phải được thường xuyên ôn luyện cho học sinh. Giáo viên đưa ra các trường hợp sử dụng dấu câu chưa đúng để cả lớp nhận xét:

10. Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn kiến thức văn học

- Tích lũy văn học là điều kiện tối thiểu để có thể học tốt môn tiếng Việt, nhất là phân môn Tập làm văn. Giáo viên đã cho học sinh sử dụng sổ tay chính tả để ghi chép những tiếng khó, ghi những trường hợp mắc lỗi chính tả đã được sửa chữa. Trong môn Tập làm văn, đây cũng là một biện pháp tích cực để giúp học sinh trau dồi vốn kiến thức văn học. Sổ tay văn học để cho học sinh ghi chép các ý hay, câu đoạn văn hay.

11. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận cái hay, cái đẹp của một đoạn văn

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu để cảm nhận cái hay, cái đẹp qua việc đọc một đoạn văn được giáo viên tiến hành qua nhiều tiết học. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp, các em sẽ hình thành những cảm xúc thẩm mĩ, giúp cho việc học tập làm văn tốt hơn, nhất là văn miêu tả.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 5 Ngắn gọn Sách mới

    Xem thêm