Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lập dàn ý Tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc

Lập dàn ý lớp 5 Tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc được VnDoc sưu tầm, chọn lọc những dàn bài hay, chi tiết cụ thể các bài văn tả người giúp các em học sinh nắm được cách làm xây dựng bài văn miêu tả người lớp 5.

Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc

Học sinh tham khảo các bài văn mẫu hay ở đây:

  1. Bài văn Tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc Đạt điểm cao
  2. Bài văn Tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc Ngắn gọn

Dàn ý tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc Conan

a) Mở bài: Giới thiệu về nhân vật mà em muốn miêu tả: Conan (trong bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan)

b) Thân bài: Miêu tả nhân vật Conan

- Tả ngoại hình nhân vật Conan:

  • Một cậu bé học sinh tiểu học có vóc dáng nhỏ bé, nhưng bên trong là linh hồn của một cậu học sinh trung học
  • Cậu nhóc nhỏ con, hơi gầy nhưng rất nhanh nhẹn, hoạt bát
  • Cậu có mái tóc đen, chĩa lòa xòa ra nhiều hướng, trong đó có một nhúm tóc đặc biệt dài hơn các phần còn lại
  • Đôi mắt to, sáng ngời toát lên vẻ tinh anh, được ẩn giấu sau chiếc kính to
  • Thường mặc các kiểu áo quần trẻ em với kiểu dáng là áo sơ mi và quần đùi ngắn
  • Cổ tay luôn đeo đồng hồ và cổ áo có cái nơ đỏ - thật ra là hai món đồ hiện đại mà Tiến sĩ đưa cho
  • Thường mang theo ván trượt làm phương tiện di chuyển

- Tả hoạt động:

  • Tuy thu nhỏ cơ thể nhưng tâm trí là của một cậu thanh niên nên nhiều lúc như ông cụ non
  • Khi gặp các vụ án thì luôn mày mò tìm cách phá án
  • Khi giải mã được vụ án, sẽ dùng đồng hồ có giấu mũi kim có thuốc ngủ bắn vào ông Mori và đóng giả là ông nói ra chân tướng
  • Rất yêu quý Ran - bạn gái của mình nên luôn âm thầm đi theo để trò chuyện và bảo vệ cô
  • Lúc nào cũng đau đáu tìm cách hóa giải liều thuốc thu nhỏ để trở về hình dáng thật, đồng thời tìm ra kẻ đứng sau tổ chức Áo đen

c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho nhân vật Conan

Dàn ý Tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc

a) Mở bài: Giới thiệu nhân vật trong một câu chuyện đã đọc mà em muốn miêu tả.

Gợi ý:

  • Câu chuyện mà em đã đọc có tên là gì? Em đọc câu chuyện đó ở đâu?
  • Trong câu chuyện, em ấn tượng/ yêu thích nhân vật nào?

b) Thân bài:

- Miêu tả chung về nhân vật:

  • Đó là nhân vật chính hay nhân vật phụ trong câu chuyện?
  • Khái quát xuất thân, cuộc sống của nhân vật đó? (sống ở đâu, bao nhiêu tuổi, bố mẹ như thế nào, làm công việc gì…)

- Miêu tả chi tiết về ngoại hình nhân vật (kết hợp giữa trí tưởng tưởng và các yếu tố câu chuyện cung cấp)

  • Nhân vật có ngoại hình xinh đẹp không? Vóc dáng có đặc điểm như thế nào?
  • Nhân vật để kiểu tóc như thế nào? Mặc bộ trang phục ra sao? (tưởng tượng dựa vào thời điểm câu chuyện được viết)
  • Nhân vật có khuôn mặt ra sao? Đôi mắt, cái mũi, nụ cười có đặc điểm gì?
  • Dáng đi, nụ cười, giọng nói của nhân vật có đặc điểm gì?

- Miêu tả chi tiết về tính cách của nhân vật:

  • Nhân vật là người có phẩm chất, tính cách như thế nào?
  • Kể vắn tắt một hoặc hai sự kiện, chi tiết trong câu chuyện để làm rõ đặc điểm tính cách đó

c) Kết bài:

  • Nhận xét chung của em về ngoại hình, tính cách nhân vật mà em vừa miêu tả
  • Tình cảm của em dành cho nhân vật đó

Dàn ý tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc Nàng tiên cá

1. Mở bài

  • Cảm nhận của em khi đọc truyện cổ dân gian: thích thú và bị lôi cuốn. Đặc biệt có hứng thú với những nhân vật kì bí.
  • Giới thiệu đối tượng miêu tả: nàng tiên cá.

2. Thân bài:

- Hoàn cảnh tiếp xúc và gặp gỡ, hình dung ra nhân vật nàng tiên cá.

- Ngoại hình của nàng tiên cá:

  • Thân người, đuôi cá vảy lóng lánh ánh vàng, xanh,…
  • Tóc dài, xoăn, vàng óng như nắng mặt trời, mềm như rong biển.
  • Áo bằng vỏ sò, cổ đeo vòng ngọc trai.

- Tính nết:

  • Thích bơi lội dưới nước, nằm phơi mình trên những hòn đảo giữa biển.
  • Hiền lành.

- Tài năng:

  • Vốn là con của vua biển.
  • Có giọng hát mê hoặc lòng người.

3. Kết bài: Đánh giá về hình ảnh nàng tiên cá trong suy nghĩ dân gian.

Dàn ý tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc Công chúa Lọ Lem

I. Mở bài: Giới thiệu nhân vật

Mẫu: Em đã từng đọc rất nhiều những câu truyện cổ tích hấp dẫn nhưng truyện cổ tích mà em thích nhất có lẽ là truyện "Cô bé Lọ Lem". Cứ mỗi lần đọc câu truyện này, trong tâm trí em lại hiện lên hình ảnh của cô bé Lọ Lem hiền dịu và xinh đẹp vô cùng.

II. Thân bài:

1. Ngoại hình nhân vật

  • Dáng người thanh mảnh, bộ quần áo đầy những vết vá và cả những vết tro bếp cũng không làm mất đi nét đẹp của nàng.
  • Khuôn mặt trái xoan cùng làn da trắng hồng mịn màng nổi bật với mái tóc óng ả được buộc gọn gàng sau lưng.
  • Đôi mắt bồ câu đen láy long lanh ẩn dưới hàng mi cong dài trông rất cuốn hút.
  • Sống mũi cao dọc dừa, cùng đôi môi hồng khiến cho gương mặt nàng thanh thoát vô cùng.
  • Đôi lông mày lá liễu điểm thêm lên gương mặt nét sắc sảo, hài hòa.
  • Những vết tro bếp vô tình dính trên gương mặt vì nàng phải làm lụng vất vả cũng không làm mất đi vẻ đẹp thanh tú của nàng.

2. Hoạt động của nhân vật

  • Nàng bước đi rất nhẹ nhàng, thanh thoát, thật giống như một vị tiểu thư khuê các chứ không phải một cô hầu luôn tất bật với việc nhà
  • Nàng luôn tay, luôn chân làm việc, từ giặt giũ, lau dọn, nấu ăn đến chăm sóc cho đàn gà, đàn ngựa
  • Đôi tay nàng bận bịu với chổi, với bếp nhưng nàng luôn cất tiếng hát lạc quan
  • Tiếng hát của nàng hay và trong trẻo đến mức những chú chim cũng bay đến bên ô cửa và cất tiếng hót hòa cùng điệu nhạc
  • Làm lụng vất vả khiến gương mặt, tấm áo và cả đôi bàn tay thon dài lấm lem, vì vậy người ta mới gọi nàng là Lọ Lem
  • Lọ Lem còn rất khéo tay, không chỉ nấu những bữa ăn ngon, mà nàng còn biết khâu vá, nàng tự khâu cho mình những chiếc váy đẹp dù là từ vải đã cũ
  • Trong đêm dạ hội, nàng xinh đẹp, lộng lẫy trong chiếc váy cùng đôi giày pha lê mà bà tiên đã ban tặng cho nàng
  • Trong điệu nhảy cùng với hoàng tử, nàng khiến mọi người xung quanh phải thán phục bởi sắc đẹp và những bước nhảy thanh thoát uyển chuyển vô cùng
  • Trải qua bao bất trắc, nàng đã trở thành công chúa, thế nhưng dù đã có thể trừng phạt mụ dì ghẻ độc ác và hai người chị kế nhưng nàng lại quyết định tha thứ cho họ

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật

Mẫu: Nàng Lọ Lem không chỉ đẹp mà còn là một người con gái chăm chỉ, tốt bụng, xứng đáng được hưởng niềm hạnh phúc cuối cùng. Những phẩm chất của nàng chính là những điều mà bất cứ ai cũng nên có. Em rất yêu thích nhân vật Lọ Lem, em ước một ngày sẽ được gặp nàng trong cuộc sống thực.

Dàn ý tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc Nàng tiên Ốc

 Tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc

1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật mà em định tả (Nàng tiên Ốc) - có thể giới thiệu qua tác phẩm, tác giả của truyện.

2. Thân bài:

a. Tả bao quát hình dáng nhân vật:

  • Chọn tả đặc điểm nổi bật nhất:
  • Nàng tiên Ốc: xinh đẹp, vóc dáng sang quý như tiểu thư khuê các, nàng mặc áo xanh như màu vỏ ốc.

b. Tả chi tiết:

  • Khuôn mặt nàng tiên: thon thon hình trái xoan, mắt to, có ánh nhìn dịu dàng. Tóc nàng đen nhánh, cài trâm gọn gàng. Trên khuôn mặt trắng hồng, môi nàng tiên đỏ như son và đôi mày lá liễu cong cong của nàng làm đôi mắt dịu dàng hẳn đi.
  • Dáng đi của nàng tiên; nhanh nhẹn, uyển chuyển.
  • Nàng tiên làm việc rất nhanh và gọn gàng.
  • Nàng tiên Ốc giàu lòng thương người nghèo khổ nên hằng ngày nàng giúp bà lão công việc nhà.
  • Em ao ước được gặp nàng tiên Ốc.

c. Liên hệ thực tế:

  • Ngày nay, các nữ điều dưỡng ở bệnh viện cũng là những nàng tiên giúp người chữa bệnh.
  • Hoa hậu và những hoạt động từ thiện của họ cũng giúp ích cho đời.

3. Kết luận:

Mẫu: Nàng tiên Ốc là người nhân hậu. Cô tiên Ốc trong tâm trí chúng em dường như đã trở thành người thật chứ không phải nhân vật trong truyện.

Dàn ý tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc Tấm Cám

I. Mở bài: giới thiệu nhân vật trong truyện cổ tích

Ví dụ: Em rất thích đọc truyện cổ tích, mỗi câu truyện cổ tích mang lại cho em một bài học khác nhau. Truyện “Cô bé choàng khăn đỏ” dạy chúng ta không nên tin người lạ, cây tre trăm đốt dạy ta rằng sự thông minh luôn đúng, rồi chuyện Thạch Sanh dạy chúng ta quả báo của những người ác độc,…. Em thích nhất là câu chuyện Tấm Cám, câu chuyện nói về nhân vật Tấm, em rất thích nhân vật này.

II. Thân bài: tả nhân vật trong truyện cổ tích

1. Tả bao quát nhân vật trong truyện cổ tích

  • Nhân vật Tấm xuất hiện trong truyện cổ tích Tấm Cám
  • Một nhân vật bị chịu thiệt thòi
  • Là một nhân vật đại diện cho cái thiện

2. Tả chi tiết nhân vật trong truyện cổ trích

a. Tả ngoại hình của nhân vật trong truyện cổ tích

  • Cô Tấm là một nhân vật xinh đẹp
  • Cô là hiện thân của nhân vật đảm đang
  • Cô Tấm mặc một chiếc áo dài tứ thân
  • Cô Tấm là người tài năng

b. Tả tính tình của nhân vật trong truyện cổ tích

  • Cô Tấm rất hiền lành
  • Cô Tấm luôn giúp đỡ mọi người
  • Cô Tấm không so đo hơn thua
  • Cô Tấm luôn yêu thương và quan tâm mọi người.
  • Cô rất yếu thương động vật

c. Tả hoạt động của nhân vật trong truyện cổ tích:

  • Cô Tấm giỏi tất cả việc nhà và việc đồng áng
  • Cô làm tất cả mọi việc mà dì ghẻ sai bảo
  • Cô luôn siêng năng và cần cù

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong truyện cổ tích

Ví dụ: Em rất thích nhân vật cô Tấm. Cô Tấm là một hiện thân của một con người xinh đẹp và giỏi giang.

Dàn ý tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc Thạch Sanh

1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật:

  • Thạch Sanh trong truyện cổ Thạch Sanh.
  • Là một dũng sĩ tài ba và đức độ.

2. Thân bài: Tả hình ảnh của dũng sĩ Thạch Sanh:

- Ngoại hình:

  • Cao lớn, khoẻ mạnh, đầu chít khăn, quanh năm ở trần, đóng khố.
  • Có sức khoẻ hơn người. Gánh củi của Thạch Sanh lớn gấp mấy lần gánh củi của người khác.

- Tính cách:

  • Chăm chỉ siêng năng.
  • Thật thà, chất phác, cả tin.
  • Thích làm việc nghĩa.
  • Độ lượng, thương người.

- Tài năng:

  • Võ nghệ cao cường.
  • Phép thuật tinh thông.
  • Chiến thắng được chằn tinh và đại bàng.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em dối với nhân vật Thạch Sanh:

  • Yêu mến và khâm phục chàng dũng sĩ tài đức vẹn toàn.
  • Thạch Sanh là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp lí tưởng mà người xưa mơ ước.

Dàn ý tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc Ông Bụt

1. Phần Mở bài

Mẫu: Em đã được nghe bà em, mẹ em kể cho nghe những câu chuyện cổ Việt Nam rất hay và rất lí thú. Trong những câu chuyện cổ tích ấy có những nhân vật nghèo khổ bất hạnh và cũng có những nhân vật giàu có mà tham lam, độc ác. Bao giờ cũng vậy, người nghèo khổ, bất hạnh nhưng tốt bụng luôn được một lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để thắng những kẻ ác. Đó là những ông Tiên (ông Bụt). Em rất yêu thích nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích Tấm Cám mà em đã được đọc.

2. Phần Thân bài

a). Miêu tả ngoại hình

- Những lần xuất hiện của ông Bụt trong truyện Tấm Cám

  • Trong truyện Tấm Cám, ông Bụt hiện lên rất nhiều lần để giúp cô Tấm.
  • Mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm bắt tép. Tấm siêng năng bắt được nhiều tôm. tép còn Cám lười biếng nên không bắt được gì hết. Cám đã lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
  • Tấm nuôi cá bống và coi bống như người bạn thân. Mẹ con nhà Cám giết chết bống. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
  • Mẹ con nhà Cám đi dự lễ hội. Mụ dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm ở nhà nhặt riêng từng thứ ra. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
  • Tấm không có quần áo đẹp để đi dự hội. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện...
  • Như vậy, ông Bụt luôn xuất hiện để giúp đỡ cô Tấm, một cô gái mồ côi hiền lành, chịu thương chịu khó.

- Ngoại hình của nhân vật ông Bụt

  • Ông Bụt xuất hiện trong truyện là một ông lão rất đẹp.
  • Khuôn mặt của ông phúc hậu.
  • Đôi mắt của ông toát lên sự hiền từ, ấm áp, lông mày lòa xòa, bạc trắng.
  • Tóc ông bạc phơ, được búi gọn phía sau gáy. Vài sợi tóc bạc bay phất phơ trước trán.
  • Râu của ông dài tới ngực, bạc trắng như mây.
  • Ông mặc một bộ quần áo thụng dài chấm đất, màu trắng. Tay áo vừa dài vừa rộng.
  • Một tay ông chống cây gậy trúc màu vàng bóng rất đẹp. Chỗ tay cầm thỉnh thoảng ánh lên những tia sáng.

b). Miêu tả hoạt động

  • Một làn khói mờ trắng tỏa nhẹ, một ông già đầu tóc bạc phơ xuất hiện.
  • Khi xuất hiện, dáng ông khoan thai.
  • Ông bước những bước chậm rãi.
  • Ông dưa tav lên nhè nhẹ vuốt bộ râu dài.
  • Ông nhìn cô Tấm bằng ánh mắt đầy thương cảm.
  • Ông nói với cô Tấm bằng giọng ấm áp như người ông nói với đứa cháu gái yêu quý của mình “Làm sao con khóc?”
  • Ông bất ngờ xuất hiện rồi cũng bất ngờ biến mất.

3. Phần Kết bài

Mẫu: Tấm là cô gái mồ côi phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em độc ác. Cô Tấm ngoan hiền và siêng năng chịu thương chịu khó. Mỗi lần cô gặp khó khăn là mỗi lần ông Bụt xuất hiện đẽ giúp đỡ cô. Việc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ cô Tấm đã thế hiện được ước mơ chính đáng của nhân dân ta: Những người hiền lành tốt bụng mà bị chà đạp bóc lột thì luôn cần sự giúp đỡ. Nhân vật ông Bụt thể hiện khát vọng công bằng của người dân lao động:

“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì”

--------------------------------------------------------------------

Chia sẻ, đánh giá bài viết
626
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Long Huynh phi-4
    Long Huynh phi-4

    rất hay

    Thích Phản hồi 25/02/22
    • Gà Rán
      Gà Rán

      Chưa chắc đã hay đâu

      Thích Phản hồi 19:50 14/02
    • Dung Nguyễn Thị
      Dung Nguyễn Thị

      @Gà Rán mày bị ngáo à hay thế mà bảo ko hay đúng là có mắt như mù mà

      Thích Phản hồi 19:44 11/09
    • Dung Nguyễn Thị
      Dung Nguyễn Thị

      Đúng đó 👍

      Thích Phản hồi 19:44 11/09
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Văn mẫu lớp 5 Ngắn gọn Sách mới

Xem thêm