Lập dàn ý tả anh, chị hoặc em của em lớp 5

Lập dàn ý tả anh, chị hoặc em của em lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc những dàn bài hay, chi tiết cụ thể các bài văn tả người giúp các em học sinh nắm được cách làm xây dựng bài văn miêu tả người lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

>> Tham khảo các từ ngữ hay dùng để tả người tại Mở rộng vốn từ miêu tả người

Dàn ý tả em trai, em gái lớp 5

Lập dàn ý Tả em gái

a) Mở bài: Giới thiệu về người thân mà em muốn miêu tả: em gái

b) Thân bài:

- Miêu tả ngoại hình của em gái:

  • 6 tuổi, hiện đang học lớp 1 trường Tiểu học Kim Đồng
  • cao 1m2, nặng 37kg, khá mũm mĩm và đáng yêu
  • khuôn mặt nhỏ hình trái xoan giống mẹ, hai má bầu bĩnh
  • cái trái cao, hơi dô tỏ vẻ bướng bỉnh
  • đôi mắt to tròn màu nâu, hàng lông mi dài cong vút
  • cái mũi tròn, nhỏ, hơi thấp
  • cái miệng nhỏ có mấy cái răng sâu đã rụng
  • tóc đen và dày, thường buộc thành đuôi ngựa hoặc tết đuôi sam
  • thích mặc váy, trang phục màu xanh dương

- Tả hoạt động, tính cách của em gái:

  • ngoan ngoãn, chăm chỉ, vâng lời người lớn
  • có tinh thần tự giác, không phải nhắc nhở lại các nhiệm vụ đã giao (học bài, gấp chăn, dọn bàn học…)
  • thích nói chuyện, nói khá nhiều, liến thoắng cả ngày
  • thích ăn kẹo ngọt và đi chơi hiệu sách
  • rất tình cảm, thường để dành cho mọi người khi có đồ ăn ngon
  • rất quan tâm đến bố mẹ, anh trai, lúc nào cũng lễ phép chào hỏi

c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho em gái của mình

Dàn ý Tả em bé tập đi, tập nói

1. Mở bài: Giới thiệu em bé được ta: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ với em?

  • Cu Ti là em ruột của tôi.
  • Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy em đi được ba bốn bước.

2. Thân bài:

a) Tả hình dáng của em bé

- Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).

- Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc đôi má, mòi, miệng, răng lợi, chân tay...

  • Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười đỏ hồng như trái táo chín.
  • Đôi mắt tròn long lanh.
  • Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.
  • Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.
  • Cắm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.
  • Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.

- Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.

  • Thích mặc quần áo trắng, tất trắng
  • Thích đi giày vải.

b) Tính tình ngây thơ của bé

- Tập đi, tập nói:

  • (Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuối tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)

- Sinh hoạt của bé:

  • Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người tả.

Mẫu: Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập di, dạy hát và mong bé chóng lớn

Tả anh chị em của em

Dàn ý tả anh trai của em lớp 5

Dàn ý Tả anh trai Mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu anh trai của em

b) Thân bài:

- Tả khái quát về anh trai của em:

  • Anh ấy năm nay bao nhiêu tuổi? Hiện đang học tập, làm việc ở đâu?
  • Anh ấy có chiều cao, cân nặng ra sao? Vóc dáng có đặc điểm chung như thế nào?
  • Anh ấy có nước da như thế nào? Nước da ấy là bẩm sinh, di truyền từ bố/mẹ, hay do tác động từ bên ngoài tạo ra?

- Tả chi tiết về anh trai:

  • Anh ấy để kiểu tóc gì? Kiểu tóc ấy có hợp với khuôn mặt không?
  • Khuôn mặt của anh có hình dáng gì? Trông có điển trai không? Có giống bố/mẹ ở nét nào không?
  • Đôi mắt của anh có dáng gì? Màu sắc ra sao? Anh có phải đeo kính không? Anh bắt đầu đeo kính từ lúc nào?
  • Sống mũi của anh có cao không? Hàm răng của anh có đặc điểm gì?
  • Khi cười, anh đem đến cảm giác như thế nào cho những người xung quanh?
  • Trang phục thường ngày mà anh ấy mặc là gì? Khi đi chơi thì có gì khác? Phong cách thời trang của anh mang đặc điểm gì? Anh ấy có phải là người chỉn chu, chú ý nhiều về ngoại hình hay không?
  • Anh ấy là người có tính cách như thế nào? Điều đó được thể hiện qua các hành động gì?
  • Mối quan hệ giữa anh ấy và các bạn bè, thầy cô như thế nào? Anh ấy có được yêu quý không?
  • Anh ấy có thường xuyên chơi cùng và chỉ em học bài không? Hai anh em có thân thiết, yêu quý nhau không?

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho anh trai của mình.

Dàn ý Tả anh trai Mẫu 2

1. Mở bài: giới thiệu nhân vật em định tả

Mẫu: Nhà em sống ở quê, cuộc sống giản dị và chan hòa. Nhà em có 4 người là ba mẹ, anh của em và em. Gia đình em rất yêu thương và chăm sóc nhau. Ba me luôn yêu thương và dạy chỗ chúng em nên em và anh rất yêu ba mẹ. Anh em từ nhỏ đã học rất giỏi mà từ nhỏ đến giờ anh đều xa nhà để lên thành phố học, cuối tuần mới về nhà. Chính vì thế mà ba mẹ rất yêu thương anh, em cũng vậy.

2. Thân bài:

a. Tả bao quát

  • Anh em nay năm 17 tuổi, học lớp 12
  • Anh em cao 1m7
  • Anh rất thương em, mỗi khi về nhà là mua bánh cho em
  • Anh học rất giỏi, cả gia đình đều tự hào về anh.

b. Tả chi tiết

- Tả hình dáng

  • Anh có dáng người cao ráo
  • Gương mặt đầy đặn và rất đẹp trai
  • Anh có mái tóc mượt và để tóc rất mốt
  • Anh ăn mặc rất giản dị nhưng rất hiện đại
  • Anh có đôi mắt long lanh, hiền hòa
  • Đôi môi dày nhưng rất đẹp và quyến rũ
  • Mũi anh rất cao

- Tả tính tình và sở thích

  • Anh luôn yêu thương em và ba mẹ
  • Luôn ân cần chăm sóc và dạy em học
  • Luôn giúp đỡ việc nhà của mẹ khi rảnh rỗi
  • Anh rất siêng học
  • Anh thích mang giày, mặc áo sơ mi
  • Anh rất thích ăn cá rán
  • Tính tình anh ôn hòa, dễ chịu
  • Luôn luôn tận tình giúp đỡ những ai khó khan
  • Anh đá banh giỏi, hát hay, chơi đàn giỏi,….

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về anh trai

  • Em rất quý và yêu mến anh
  • Em sẽ cố gắng nỗ lực để được học giỏi như anh.

Lập dàn ý tả anh, chị hoặc em của em

Dàn ý tả chị gái của em lớp 5

Lập dàn ý Tả chị gái Mẫu 1

1. Mở bài: Giới thiệu người cần tả

2. Thân bài

a. Tả bao quát

  • Chị em bao nhiêu tuổi?
  • Chị em học ở đâu?
  • Chị em học trường gì?
  • Em thương chị em như thế nào?

b. Tả chi tiết

- Tả hình dáng

  • Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
  • Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
  • Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
  • Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
  • Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

- Tả tính tình

  • Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
  • Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
  • Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
  • Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh
  • Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chị em

Mẫu: Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em.

Lập dàn ý Tả chị gái Mẫu 2

1/ Mở bài:

  • Bố mẹ em có hai người con: chị Ngân và em
  • Em rất yêu thương chị
  • Không chỉ là chị mà còn là 1 người bạn.

2/ Thân bài:

a. Tả bao quát

  • Chị em năm nay đã 17 tuổi
  • Chị em đang học ở một trường THPT

b. Tả chi tiết

- Tả hình dáng

  • Dáng người cao, thon gọn, mảnh mai
  • Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp.
  • Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn
  • Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
  • Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo dài trắng. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
  • Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

- Tả tính tình

  • Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
  • Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo
  • Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn.
  • Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh
  • Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống

3/ Kết bài: Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em.

—-------------------------------------------------

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Đánh giá bài viết
382 34.952
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Phái Himejima
    Phái Himejima

    Không hay lắm👊

    Thích Phản hồi 08/12/21
    • Phái Himejima
      Phái Himejima

      Là câu hơi bị lặp lài nhiều từ nên câu dàn ý không hay👎


      Thích Phản hồi 08/12/21
  • Bảo Phúc
    Bảo Phúc

    😃


    Thích Phản hồi 16/02/22

    Tập làm văn lớp 5

    Xem thêm