Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề bài: Dựa vào dàn ý đã lập ở tiết học trước, viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6 (Câu chuyện chiếc đồng hồ, trang 77; Tiếng chổi tre, trang 80 – 81)

Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một câu chuyện: Câu chuyện chiếc đồng hồ

“Câu chuyện chiếc đồng hồ” là một câu chuyện nhân văn và ý nghĩa, chứa đựng bài học giá trị từ Bác Hồ. Câu chuyện kể về một lần chọn người đang dự hội nghị chuyển sang học lớp tiếp quản Thủ Đô. Nhiều chiến sĩ quê ở Hà Nội đã nhiều năm xa nhà nên rất muốn được sang học lớp đó, nên có ý xin được cấp trên quan tâm, cho được toại nguyện. Giữa lúc khó xử đó, Bác Hồ đã đến với phòng họp và có một cuộc trò chuyện thân mật với các chiến sĩ ở đây. Bác khéo léo mượn câu chuyện về những bộ phận của chiếc đồng hồ, để ẩn ý về trách nhiệm, vai trò và phân công xã hội của từng người. Nếu ai cũng muốn làm kim giờ thì ai làm kim phút, kim giây, làm động cơ ở bên trong. Cũng như mọi người ai cũng muốn về công tác ở quê nhà, muốn về gần cha mẹ, thì ai sẽ phải đi xa, chấp nhận xa gia đình? Cách ví von, ẩn dụ đó vừa ý nhị lại vừa sâu sắc, giúp các chiến sĩ trong phòng họp nhận ra ngụ ý của Bác, không còn có những mong muốn, thắc mắc riêng tư về việc học lớp tiếp quản Thủ Đô nữa. Từ câu chuyện đó, em càng thêm hiểu và thán phục sự thông minh, khéo léo trong cách xử lí tình huống của Bác Hồ. Cùng với đó là sự thông minh, uyên bác cùng cách vận dụng tri thức và đời sống một cách nhuần nhuyễn, tinh tế. Bác đã giúp các chiến sĩ nhận ra cái sai của mình, từ đó dẹp bỏ cái tôi để hòa vào cái ta của tập thể. Chính vì thế, mà em càng thêm kính trọng và tự hào về vị Chủ tịch vĩ đại của dân tộc mình. Đồng thời càng thêm yêu mến, thích thú với câu chuyện “Câu chuyện chiếc đồng hồ”.

Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một bài thơ: Tiếng chổi tre

Ở Bài 6, em đã được học những câu chuyện và bài thơ hay, ý nghĩa. Trong đó, “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu là câu chuyện mà em yêu thích, có nhiều cảm xúc nhất. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, mỗi câu thơ có số tiếng dài ngắn khác nhau. Xuyên suốt bài thơ, hình ảnh người lao công hiện lên với những nhọc nhằn và vất vả thầm lặng. Khi màn đêm xuống cũng là lúc mọi người chìm vào giấc ngủ say, thì chị bắt đầu công việc của mình. Dù là đêm đông lạnh ngắt với gió rét ào ào, hay đêm hè oi ả, nóng bức, chị vẫn cần mẫn quét đường, đem lại những con đường sạch sẽ. Em rất biết ơn và trân trọng sự đóng góp, hi sinh của chị lao công cho những con phố. Cùng với đó là sự yêu thương, quý mến một người lao động chăm chỉ, chịu khó và hết lòng với công việc của mình. Ngoài chị ra, còn rất nhiều những người lao công khác cũng đêm đêm quét sạch những con đường trong thành phố. Họ đã cống hiến âm thầm và lặng lẽ cho bộ mặt của phố phường. Bài thơ “Tiếng chổi tre” đã phần nào tái hiện lại những hình ảnh đấy, để em thêm hiểu và trân trọng những con đường sạch đẹp. Đồng thời càng thêm có ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường sống xung quanh mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
23
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 5 Sách Mới

    Xem thêm