Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo lớp 5
Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là lớp 5
Đề bài: Dựa vào bài tập 1, lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là - Mẫu 1
a) Mở bài: Đóng vai cây thì là giới thiệu về câu chuyện muốn kể (Chú ý xưng tôi xuyên suốt câu chuyện)
b) Thân bài: Kể lại diễn biến các sự việc trong câu chuyện dưới góc nhìn của cây thì là, kết hợp sáng tạo các chi tiết miêu tả cảm xúc và hoạt động của nhân vật thì là:
- Tôi là một cây rau sống ở trên trái đất, tôi và các bạn cây cối khác đều không có tên nên gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống
- Vì thế, Trời quyết định triệu tập chúng tôi lên thiên đình để đặt tên
- Khi biết tin tôi rất vui sướng, nên hăm hở lên thiên đình chờ được đặt tên nên háo hức suốt đêm không ngủ được
- Kết quả sáng hôm sau tội dậy muộn, lúc đó các cây khác đều đã lên thiên đình và đang được Trời đặt tên rồi
- Khi tôi lên tới sân chầu, chỉ còn một mình tôi chưa có tên mà thôi, lúc này Trời đã thấm mệt, không nghĩ ra ngay cái tên nào cho tôi
- Trong sự chờ đợi của tôi, Trời ấp úng “thì… là…” nhiều lần, tôi liền nghĩ rằng đó là tên của mình, nên đã mừng rỡ cảm ơn Trởi ồi hớn hở chạy về khoe với mọi người
- Vừa xuống trần gian, gặp ai tôi cũng reo lên “Tên tôi là Thì Là”
c) Kết bài: Viết tiếp kết thúc sáng tạo cho câu chuyện “Sự tích cây thì là”
- Cho đến một hôm, tôi tình cờ được gặp Trời đang đi thi sát tình hình cây cối dưới trần gian
- Tôi chủ động đến chào hỏi và tự giới thiệu, thì Trời mới nhận ra và giải thích rằng hôm đó ông chưa đặt tên cho tôi, câu “thì… là…” chỉ là lời nói ấp úng mà thôi
- Nghe vậy tôi bàng hoàng nhận ra bản thân đã quá vội vàng, bộp chộp nên mới tự nhận cho bản thân một cái tên ngớ ngẩn
- Nhưng lúc này đã muộn rồi, khắp thế gian đều biết tên tôi là Thì Là nên chẳng thể nào đổi lại được nữa
- Do đó, họ nhà tôi phải gắn bó với cái tên Thì Là đến mãi sau này
Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là - Mẫu 2
a) Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện:
- Tên truyện: Sự tích cây thì là
- Nhân vật: Trời, các loại cây cối trên mặt đất (dừa, cau, mít, cải, ớt, tỏi, thì là)
b) Thân bài:
- Ghi lại các sự việc chính ở phần diễn biến của câu chuyện:
- Ngày xưa, cây cối trên trái đất chưa có tên, nên Trời gọi chúng lên để đặt tên cho chúng
- Trời chỉ tay vào từng cây và đặt tên cho chúng
- Vì số cây quá nhiều, nên mãi vẫn chưa đặt tên hết cho cây, thành ra càng về sau, trời càng nói vắn tắt
- Cuối cùng, một cây có dáng mảnh khảnh, lá nhỏ xíu đến xin đặt tên nhưng trời chưa nghĩ ra tên cho nó
- Sau khi hỏi về lợi ích của cây, trời vẫn còn băn khoăn suy nghĩ, cứ ấp úng “”thì… là… thì… là…” nhưng cây nhỏ lại tưởng tên của mình là “thì là” nên đã mừng rỡ chạy đi khoe với mọi người
- Chọn một sự việc, chi chép cụ thể những chi tiết thể hiện sự sáng tạo:
Gợi ý: Tả ngoại hình các nhân vật:
- Một cây cao lớn, thân trơn nhẵn chia thành từng đốt to, lá tập trung ở ngọn, quả to tròn như cái gáo nước, bên trong có nhiều nước ngọt. Trời đặt tên là cây dừa.
- Một cây có thân mảnh nhỏ nhưng mọc ra rất nhiều cành, lá nhỏ, thon dài, xanh mướt mà có mùi hăng. Quả của nó nhỏ như ngón út, trơn nhẵn, bên trong chứa nhiều hạt li ti. Khi còn nhỏ màu xanh, khi chín chuyển đỏ tươi ăn rất cay nồng. Trời đặt tên là cây ớt.
c) Kết bài:
- Nêu kết thúc của câu chuyện
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện