Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe lớp 5

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe - Mẫu 1

Trong những câu chuyện cổ tích từng được bà kể cho nghe, em ấn tượng và có nhiều tình cảm nhất với câu chuyện “Thạch Sanh”. Bởi câu chuyện đã xây dựng nên hình tượng một người anh hùng vừa dũng cảm, lương thiện lại giàu lòng bao dung, cương trực. Đối với em, Thạch Sanh luôn là người anh hùng tuyệt vời nhất, chẳng một ai có thể vượt qua được. Vốn sống thiếu thốn tình cảm từ nhỏ, nên Thạch Sanh đã bị Lý Thông lợi dụng về làm việc không công ở quán rượu. Sau này, hắn còn lừa anh thay mình đi nộp mạng cho chằn tinh, tìm cách giết hại anh để cướp công cứu công chúa. Mỗi lần bị dồn vào nguy hiểm, Thạch Sanh đều bình yên vượt qua bằng tài năng, bản lĩnh của chính mình. Điều em ấn tượng hơn cả ở anh ấy, chính là sự kiên định trước sau như một, dẫu bao lần bị lừa dối, hãm hại, anh vẫn một lòng hướng thiện, không bị hoàn cảnh tha hóa. Cũng bởi vì thế mà cuối truyện, anh đã tha chết cho mẹ con Lý Thông, để họ về quê làm lại cuộc đời. Nhưng ông trời - bàn tay tác giả thì không, họ đã để mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết để trừng trị đúng tội. Cách giải quyết đó gửi gắm quan niệm của nhân dân rằng gieo gió ắt sẽ gặt bão. Thạch Sanh là biểu tượng của cái thiện, nên sẵn sàng tha thứ cho cái ác, nhưng ông trời sẽ trừng phạt chúng thích đáng, không để cái xấu được nhởn nhơ. Triết lí sống đó khiến em rất tâm đắc và thích thú. Đồng thời khiến em càng thêm yêu quý và trân trọng câu chuyện Thạch Sanh hơn.

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe - Mẫu 2

Câu chuyện “Cây khế” là câu chuyện cổ tích đầu tiên mà em đọc được. Đây là một câu chuyện cổ tích rất hay và ý nghĩa nên khiến em vô cùng yêu thích ngay lần đọc đầu tiên. Nhân vật chính trong câu chuyện này là hai anh em trai với hai tính cách đối lập nhau. Người em tượng trưng cho cái thiện với phẩm chất tốt bụng, thật thà, chăm chỉ và chịu khó. Còn người anh tượng trưng cho cái ác với thói lười biếng, tham lam, độc ác và gian dối. Đứng trước tài sản mà cha để lại, người anh độc chiếm toàn bộ rồi đuổi em ra khỏi nhà, chỉ chia cho một cây khế già. Và rồi, cây khế già đó, đã giúp người em có cơ hội được thoát nghèo, khi một con chim thần bay đến ăn khế, hứa sẽ ăn khế trả vàng. Tác giả dân gian đã khéo léo tạo sự đối lập giữa hai anh em trong cách ứng xử với chim thần. Người em đứng trước đảo vàng vẫn giữ lời hứa, chỉ dùng túi ba gang đựng vừa đủ vàng. Còn người anh thì may túi lớn đến mười hai gang, đã vậy còn cố nhồi nhét thêm vàng ở túi áo, túi quần. Bởi thói tham lam, độc ác đó, mà kết cục của hai nhân vật cũng khác biệt thật rõ ràng. Khi người em sống hạnh phúc với vợ và làng xóm, thì người anh bị nhấn chìm trên biển. Từ kết thúc ấy, câu chuyện “Cây khế” đã nhắn nhủ tới người đọc bài học về cách hành xử trong cuộc sống giữa con người với nhau. Rằng “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành”. Những bài học đó em vẫn được ông bà, cha mẹ và thầy cô dạy bảo. Nhưng qua câu chuyện này thì bài học đã trở nên sinh động và dễ hiểu, dễ nhớ hơn rất nhiều.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 5 Sách Mới

    Xem thêm