Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 - Tuần 3

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 - Tuần 3 bao gồm chi tiết các phần Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn và đáp án án chi tiết cho mỗi phần giúp các em học sinh ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học môn Tiếng Việt lớp 5 tuần 3. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 3

CHÍNH TẢ: Quy tắc đánh dấu thanh

1. Chép vần của các tiếng trong hai câu thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Tố Hữu

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

2. Tìm những chữ ghi thiếu dấu thanh trong dãy từ sau và chép lại cho đúng:

quy báu, tinh tuy, cui đầu, tui xách, chung thuy, tau hỏa, hoạ hoăn.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (1): Mở rộng vốn từ Nhân dân

1*. Dựa vào nghĩa, xếp các từ ngữ sau đây vào ba nhóm và nêu nghĩa chung của mỗi nhóm:

công nhân, năng động, cần cù, khai thác, sản xuất, nông dân, doanh nhân, xây dựng, thiết kế, quân nhân, trí thức, tiết kiệm, dám nghĩ dám làm, giảng dạy, học tập, yêu lao động, tôn trọng thành quả lao động, nghiên cứu, học sinh, nhà khoa học, sáng tạo.

- Nhóm 1: .......................

là các từ ngữ chỉ: .......................

- Nhóm 2: .......................

là các từ ngữ chỉ: .......................

- Nhóm 3: .......................

là các từ ngữ chỉ: .......................

2. Tìm các từ ghép gọi tên người theo nghề nghiệp có các tiếng sau:

a. Có tiếng thợ: thợ điện, ...................

b. Có tiếng viên: nhân viên, ...................

c. Có tiếng nhà: nhà khoa học, ...................

d. Có tiếng sĩ: bác sĩ, ...................

e. Có tiếng sư: kĩ sư, ...................

3. Nối từng thành ngữ, tục ngữ ở cột trái với nghĩa thích hợp ở cột phải

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5

TẬP LÀM VĂN(1): Luyện tập tả cảnh

1. Đọc bài văn sau và ghi nhận xét vào chỗ trống:

MƯA MỚI

Giữa trưa, già nắng, tiếng chim càng inh ỏi. Chốc chốc con sáo sậu bay đổi cành, tiếng râm ran ra khắp cây. Thế rồi đến một lúc bọn trẻ con đang chơi dưới gốc cây gạo để ý thấy trên cây im phắc, chỉ còn những cái hoa gạo đỏ ối giữa nắng lửa. Lạ chưa, tự dưng vắng bặt là làm sao? Cái gì thế? Ngoài cánh đồng, một đám mây đen che kín chân trời đương đùn đùn tới. Mưa, mưa to đến nơi. Thì ra những con chim cảm được hơi nước đã bay đi tránh mưa.

Đám mây đen nặng trĩu là là cánh đồng, xô vào điên đảo luỹ tre, thế là mưa xuống. Tiếng mưa sàn sạt như cát bay, chớp mát đã thấy trắng xoá. Cơn gió ẩm ướt lạnh mát. Những hạt mưa đầu tiên như mưa đá có bước chân đi, giẫm lộp độp trên tàu cau, tàu chuối và những giại nứa đương khô cong. Nước trút xuống, những con gà trụi ở đâu ra luống cuống chạy mưa. Cánh gà trụi lông, mưa quật đỏ hát, cái cổ rụt lại. Lũ trẻ trốn vào trong thềm hè đứng rúm ró, ngẩn ngơ nhìn ra. Trên sân, bụi đất, hơi nắng hơi nước ngùn ngụt nồng lên, âm ấm, ngai ngái lùa vào nhà. Chẳng mấy chốc, cả bốn bên vách nước chảy xối xá, các rãnh ngầu bọt đỏ.

Một lúc, tạnh mưa, trời quang như thình lình. Từng tảng mây trắng như bông nõn giữa trời xanh trong. Nắng loang loáng nước trên những khoanh tre, những cây móc diều, những hoa gạo đỏ ối, hoa lá hớn hở. Đàn sáo sậu, sáo đá lại ào ra trên cây gạo, lại ríu ran vang động.

Tô Hoài

a, Tả cảnh vật lúc cơn mưa sắp đến (dấu hiệu báo cơn mưa)

- Những con chim ...........

- Cây cối ...........

- Đám mây đen ...........

b. Tả cảnh trong cơn mưa

- Tiếng mưa, hạt mưa, nước mưa ...........

- Những con gà ...........

- Lũ trẻ ...........

c. Tả cảnh vật sau cơn mưa

- Trời, mây, nắng ...........

- Cây gạo ...........

- Đàn sáo sậu ...........

2. Lập dàn ý tả cảnh vật nơi em ở sau cơn mưa theo những gợi ý sau:

- Cơn mưa diễn ra ở đâu? Khi nào? ....................

- Trước khi mưa đến, cảnh vật ra sao? ....................

- Cảnh vật sau cơn mưa có gì khác trước đó? ....................

+ Cây cối: ....................

+ Chim chóc: ....................

+ Mọi người: ....................

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (2): Luyện tập về từ đồng nghĩa

1. Tìm các động từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

a. Hôm nay, Hiếu làm được rất nhiều việc. Buổi trưa Hiếu giúp mẹ nấu cơm, Hiếu nhặt rau cho mẹ, .................... gạo hộ mẹ. Buổi chiều, Hiếu .................... đầu và.................... cho em bé, Hiếu còn .................... quần áo của em nữa.

b*. Những từ em tìm được có cùng nghĩa chung gì?

2. Nối từng thành ngữ, tục ngữ ở cột A với câu có nghĩa tương tự:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5

3. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống để có câu văn miêu tả hay nhất:

a. Bầu trời đêm là tấm thảm nhung đính ......... (đầy, nhiều, chi chít) sao kim cương.

b. Mùi hoa thiên lí ......... (thoang thoảng, nhẹ nhàng, dịu dàng)

c. Đàn cá rô ......... (chạy, đi, rạch) ra phía ấy, mưa vẫn ......... (ồ ạt, ào ào, mạnh) trong gió ......... (đùng đùng, ầm ầm, đùng đoàng). Cả nhà cò bợ bơi ......... (quýnh quáng, vội vàng, vội vã) lên nấp trong gốc tre.

Theo Tô Hoài

TẬP LÀM VĂN (2): Luyện tập tả cảnh

1. Gạch dưới những từ ngữ có sử dụng biện pháp nhân hoá trong đoạn văn sau:

Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xịt và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

Theo Nguyễn Thị Như Trang

2. Sử dụng biện pháp nhân hoá để viết ba câu tả cây cối trong mưa:

3. Chọn những từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có đoạn văn tả sức sống của cảnh vật trong mưa xuân.

Cơn mưa xuân chợt đến ......... (1) cảnh vật còn say ngủ trong se lạnh mùa đông. Những làn mưa xuân ......... (2). Mưa giăng giăng trên mặt hồ mờ ảo hơi sương ......... (3). Mạch đất gặp mưa xuân bỗng mở lòng cho ......... (4) vươn lên xanh mượt. Những mầm thóc cũng cựa mình, ......... (5)

(chồi non; dịu dàng lướt qua; đánh thức tâm hồn vạn vật; dệt nên những thảm mạ xanh non; nước hồ xao động, lăn tăn)

Đáp án bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 3

Chính tả: Quy tắc đánh dấu thanh

1. Ví dụ:

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

loắt

o

ă

t

xinh

i

nh

2. Các chữ được chép lại: quý, tuý, cúi, túi, thuỷ, tàu, hoằn

Luyện từ và câu (1): Mở rộng vốn từ Nhân dân

1. Gợi ý:

- Nhóm 1: tên gọi các tầng lớp người lao động trong xã hội

- Nhóm 2: hoạt động của mỗi tầng lớp người lao động

- Nhóm 3: phẩm chất của người lao động

2. Ví dụ:

a. thợ điện, thợ tiện, thợ xây, thợ may, thợ mộc

b. nhân viên, sinh viên, học viên, giảng viên, giáo viên, điều dưỡng viên

c. nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà thiết kế

d. bác sĩ, y sĩ, nha sĩ, thi sĩ, văn sĩ

e. kĩ sư, luật sư, kiến trúc sư, gia sư, võ sư, vũ sư

3. Nối a1-b2, a2-b3, a3-b1, a4-b5, a5-b4

Tập làm văn (1): Luyện tập tả cảnh

1. a. Tả cảnh vật lúc cơn mưa sắp đến (dấu hiệu báo cơn mưa)

- Những con chim: inh ỏi, đổi cành, râm ran

- Cây cối: im phắc

- Đám mây đen: che kín chân trời, đùn đùn tới

b. Tả cơn mưa

- Tiếng mưa, hạt mưa, nước mưa: sàn sạt như cát bay, trắng xoá, giẫm lộp độp, trút xuống, ngùn ngụt, xối xả, ngầu bọt đỏ

- Những con gà: luống cuống chạy mưa, cổ rụt lại

- Lũ trẻ: trốn vào thềm, rúm ró, ngẩn ngơ nhìn

c. Tả cảnh vật sau cơn mưa

- Trời, mây, nắng: quang như thình lình, mây trắng như bông nõn, trời trong xanh.

- Cây gạo: đỏ ối, hoa lá hớn hở

- Đàn sáo sậu: ào ào ra, ríu ran vang động

Luyện từ và câu (2): Luyện tập về từ đồng nghĩa

1. a. Thứ tự các từ cần điền: vo, gội, tắm, giặt

b. Những từ tìm được có cùng nghĩa chỉ hoạt động “dùng nước để làm sạch”

2. Nối a1-b3, a2-b1, a3-b2

3. a. chi chít, b. dịu dàng, c. Các từ cần chọn và thứ tự điền: rạch, ồ ạt, ầm ầm, quýnh quáng.

Tập làm văn (2): Luyện tập tả cảnh

1. Những từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá: xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót, cần mẫn, dịu mềm, kiệt sức, bừng thức dậy, âu yếm

2. Sử dụng nhân hoá để viết ba câu tả cây cối trong mưa:

Mưa xuân dịu dàng lướt qua vườn rau nhỏ. Cậu su hào ưỡn mấy chiếc lá non ra đón những giọt mưa. Bé xà lách với gương mặt lấp loá nước tươi cười. Cô bắp cải cũng như muốn mở lòng uống từng giọt nước.

2. (1) dịu dàng lướt qua ; (2) đánh thức tâm hồn vạn vật; (3) nước hồ xao động, lăn tăn; (4) chồi non (5) dệt nên thảm mạ xanh non

Trên đây là toàn bộ bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 - Tuần 3. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chương trình mới

    Xem thêm