Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảm nhận về đoạn thơ Trao duyên

Ngữ văn lớp 10: Cảm nhận về đoạn thơ Trao duyên

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Cảm nhận về đoạn thơ Trao duyên, chắc chắn bộ tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh nắm chắc hơn bài thơ Trao Duyên. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Học tốt Ngữ văn 10: Cảm nhận về đoạn thơ Trao duyên

Dàn ý Cảm nhận về đoạn thơ Trao duyên

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét đặc sắc về tác giả tác phẩm, đoạn trích

- Dẫn dắt về nhân vật Thúy Kiều và em gái Thúy Vân hai người con gái có tài sắc nghiêng nước nghiêng thành là nhân vật chính trong trích đoạn Trao duyên.

2. Thân bài

- Đoạn 1: Thúy Kiều nhờ em là Thúy vân thay mình trả ân nghĩa cho Kim Trọng

“Cậy em em có chịu lời

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”

+ Một nỗi đau đến xé lòng khi đành phải hy sinh tình yêu của mình, hy sinh chính hạnh phúc cá nhân để cứu lấy cha, cứu lấy gia đình cho trọn chữ hiếu.

-> Minh chứng được tính cách, phẩm giá của Thúy Kiều là người đặt chữ hiếu lên hết

+ Cách xưng hô, dùng từ khác thường (cậy, chịu lời, lạy, thưa…) có ý nghĩa một phần là nhờ vả một phần nài ép Thúy Kiều coi đó là việc Thúy Vân cần làm “tình chị duyên em”

-> Tuy rằng trong lòng rất đau xót nhưng Thúy Kiều vẫn mạnh mẽ quyết đoán.

+ Mối tình của Thúy Kiều với chàng Kim tuy rất mặn nồng, thắm thiết nhưng lại mong manh, nhanh tan vỡ.

+ Mâu thuẫn giữa hành động >< lời nói, lí trí >< tình cảm của Thúy Kiều trong cảnh trao duyên cho Thúy Vân. Lời trao duyên, trao kỉ vật nửa muốn trao, nửa muốn níu gữ.

- Đoạn 2: Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên

(Mai sau dù có bao giờ… thiếp đã phụ chàng từ đây).

+ Cuộc độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Thúy Kiều hướng một lòng về tình yêu thương mong nhớ người mình yêu.

+ Mức độ của nỗi đau cao hơn, xót xa hơn khi Kiều chuyển sang tự nói với bản thân mình, từ đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đẹp phải chia li.

-> Nổi bật vẻ đẹp nhân cách hy sinh đến quên mình, quên hạnh phúc cho nghĩa cử cao đẹp của Thúy Kiều.

3. Kết bài

- Đoạn trích nói lên được số phận bất hạnh của nàng Kiều về tình yêu, không được hưởng tình yêu chọn vẹn.

- Tính hiện thực, nhân đạo của Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích “Nỗi thương mình”.

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm, khám phá nội tâm nhân vât đặc sắc.

Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận về đoạn thơ Trao duyên

Đoạn trích thể hiện được tình yêu nồng nàn, mãnh liệt và tha thiết của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng: nỗi đau khổ xót ca, tuyệt vọng, tâm trạng bi kịch của Thúy Kiều trong đêm trao duyên và phẩm chất cao đẹp, giàu đức hi sinh của Thúy Kiều. Qua đoạn trích Nguyễn Du đã thể hiện tấm lòng nhân ái sâu sắc của ông trước những khổ đau bất hạnh của con người.

Đoạn trích cũng là một minh chứng cho tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Tâm lí nhân vật được miêu tả sinh động, sâu sắc với diễn biến tâm lí phong phú và phức tạp đầy mâu thuẫn.

Sau đêm thề nguyền với Thúy Kiều, Kim Trọng nhận được tin chú mất và phải về chịu tang chú ở Liễu Dương. Tai họa ập đến với gia đình Thúy Kiều. Bị thằng bán tơ vu oan, cha và em bị bắt đánh đập tàn nhẫn. Kiều buộc phải bán mình để chuộc cha và em. Mọi việc đã tạm thu xếp xong xuôi nhưng mối tình nàng với Kim Trọng bị lỡ dở. Trong đêm cuối cùng ở lại nhà, nàng đã nhờ cậy Thúy Vân thay mình nối duyên với Kim Trọng.

Đoạn trích Trao duyên có thể chia làm 2 đoạn:

Đoạn 1: 10 câu đầu: Thúy Kiều trao duyên nhờ cậy Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng

Đoạn 2: Phần còn lại: Diễn biến tâm trạng Thúy Kiều sau khi trao duyên.

Nội dung đoạn trích: Đoạn trích miêu tả thái độ của Thúy Kiều khi nhờ cậy Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng đồng thời miêu tả diễn biến tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng đầy bi kịch của Thúy Kiều khi tình yêu tan vỡ.

Đem tình yêu của mình trao cho người khác là một chuyện bất đắc dĩ. Trong cảnh tai biến của gia đình, Kiều không còn cách lựa chọn nào khác. Chuyện vợ chồng, nhân duyên là chuyện hệ trọng của cả đời người. Trao duyên là chuyện tế nhị, khó nói nhưng Kiều đã chọn cách ứng xử thông minh và khéo léo để Thúy Vân buộc phải chấp nhân lời thỉnh cầu của nàng.

Ngay từ đầu, Kiều đã lựa chọn cho những lời lẽ thuyết phục Thúy Vân "Cậy em, em có chịu lời / Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa". Lời nhờ cậy được nói với giọng điệu tha thiết, trang trọng, báo hiệu một chuyện không bình thường. Lời lẽ vừa trông cậy vừa nài ép. Nguyễn Du dùng từ rất chính xác và rất tinh tế. "Cậy" chứ không phải là nhờ vì từ "cậy" ngoài ý nhờ còn hàm chứa hi vọng tha thiết của người đi nhờ, người được nhờ là chỗ dựa tinh thần, là chỗ trông đợi, tin tưởng duy nhất người đi nhờ. "Chịu lời" chứ không phải là nhận lời. Nhận lời là tự nguyện còn "chịu lời" là nghe lời một cách miễn cưỡng, bất đắc dĩ. Kiều hiểu tình thế khó khăn, tế nhị của Vân bởi Vân không yêu Kim Trọng. Tình cảnh ấy khiến Vân chỉ có thể "chịu lời" chứ không thể nhận lời được một cách dễ dàng. Nếu nghe lời chị, lấy người yêu chị làm chồng, Vân phải chịu thiệt thòi, hi sinh. Có lẽ vì thế mà Kiều đã đảo lộn cả trật tự trong mối quan hệ chị em, mời em "Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa". Kiều trang trọng nhưng nhún nhường, Nàng tự hạ mình rất thấp để cầu khấn van xin em. Kiều không đứng ở tư thế của người chị mà đứng ở tư thế của người chịu ơn để nói với Thúy Vân. Kiều chưa chính thức yêu cầu Vân giúp đỡ mà mới ngỏ lời một cách dè dặt sau đó "mặc em" quyết định. Dù trong cảnh tan nát cõi lòng, bối rồi đau khổ nhất, cách ứng xử của Kiều vẫn thể hiện sự sắc sảo, thông minh khôn khéo và tế nhị.

Để thuyết phục em, Kiều đã nói về mối tình cà cảnh ngộ khó xử của mình. Lời kể của Kiều ngắn gọn, khái quát nhưng rõ ràng có đầy đủ cá lí, sự, tình. "Kể từ khi gặp chàng Kim/ khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề/ Sự đâu sóng gió bất kì/ Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai."Lời trần thuật của Kiều nồng nàn, tha thiết, bộc lộ nỗi đau đớn, xót xa. Tình yêu của Kiều và Kim Trọng đang ở độ nồng thắm nhất và hai người đã có những kỉ niệm thắm thiết, sâu nặng. Sự "sóng gió bất kì" ập đến gia đình khiến Kiều phải hi sinh tình riêng để trả hiếu cho cha, "làm con trước phải đền ơn sinh thành." Hoàn cảnh bắt buộc Kiều đã phải hi sinh chữ "tình" để làm tròn chữ "hiếu". Cách nói này của Thúy Kiều cốt để Thúy Vân thấy được sự hi sinh của Kiều mà thương nàng, mà chấp nhận lời thỉnh cầu của nàng. "Ngày xuân em hãy còn dài / Xót tình máu mủ, thay lời nước non". Kiều biết em còn trẻ, còn nhiều cơ hội để có tình yêu và hạnh phúc riêng mình nhưng nàng cầu xin em hãy vì tình máu mủ mà thay chị nối tơ duyên với Kim Trọng để chị có thể thanh thản ra đi. Lời cầu khẩn tha thiết như thế làm sao Vân có thể khước từ?

Sau khi nói với Thúy Vân, Kiều trao lại những kỉ vật cho em: "Chiếc vành với bức tờ mây / Duyên này thì giữ vật này của chung". "Bức tờ mây" là tờ giấy có trang trí hoa văn ghi lời thề thủy chung của Kim, Kiều. "Chiếc vành" – đồ trang sức của phụ nữ, Kim Trọng đã trao cho Thúy Kiều để làm tin. Đó là những kỉ vật thiêng liêng của tình yêu. Sự xuất hiện của những kỉ vật này làm sống dậy tình yêu nồng nàn, tha thiết của Kiều với Kim Trọng khiến nàng xót xa, nuối tiếc, đớn đau. Lời nói của nàng trở nên bối rối. Duyên đã trao nhưng kỉ vật tình yêu thì dường như Kiều vẫn muón giữ lại. Hai tiếng "của chung" thật xót xa đau đớn. Duyên của chị, chị đã trao lại cho em nhưng kỉ vật tình yêu thì vẫn có phần chị ở trong đó. Lí trí của nàng thì tìm cách để thuyết phục Thúy Vân, trao cho em mối tơ duyên ngắn ngủi của mình nhưng tình yêu tha thiết, mãnh liệt sâu sắc với Kim Trọng lại khiến nàng như muốn níu giữ lại tình yêu ấy, kỉ vật ấy. Tâm trạng đầy mâu thuẫn ấy của Kiều đã bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu nặng của nàng với Kim Trọng.

Sau khi đã trao duyên, nghĩa là Kiều đã lo chu đáo cho Kim Trọng, để người mình yêu thương không phải chịu cảnh "vì ta khăng khít cho người dở dang" lẽ ra Kiều có thể thanh thản, yên lòng để ngày mai ra đi theo Mã Giám Sinh, nhưng thực tế, Kiều không hề thanh thản. Ý thức tình yêu đã tuột khỏi tay, ý thức mình đã mất Kim Trọng khiến nàng thấy hối tiếc, xót xa, đau đớn đến tột cùng. Mất Kim Trọng Kiều chỉ còn tưởng đến cái chết. Tâm trạng của Kiều đầy mâu thuẫn. Nàng đã từng bước thuyết phục Thúy Vân, nếu em lấy Kim Trọng thì dẫu chị có chết cũng được "ngận cười chín suối" vậy mà giờ đây nàng thấy tương lai của mình thật là thê thảm. Nàng hình dung ra tương lai, Thúy Vân và Kim Trọng nên vợ, nên chồng còn nàng chỉ còn là một tâm hồn ma oan trái vật vờ theo gió. Hồn ma ấy vẫn mang nặng lời thề chưa trả được. Tiếng nói của trái tim đau đơn đã lấn áp cả lí trí. Nỗi đau đơn này khiến Kiều như đã trở nên mê lẫn. Trong phút chốc, nàng quên Thúy Vân đang ngồi trước mặt, cất lời nói với mình, khóc cho mình, khóc cho mối tình mình đã dày công vun đặp mà sao ngắn ngủi "Bây giờ trâm gãy gương tan."khóc cho "tơ duyên ngắn ngủi", khóc cho"phận bạc như vôi" của mình. Thế giới thực trong mắt Kiều đã nhòa thành thế giới ảo, lời nói của Kiều như lời nói của cõi âm vọng về trần thế.

Trong đoạn thơ, một loạt những hình ảnh ước lệ đã được nhà thơ sử dụng để diễn tả sự đổ vỡ, tan tác, chia lìa, không thể cứu vãn nổi tình yêu của Kiều. Kiều ý thức rất rõ về sự mất mát đó và nàng đã đau đớn khôn cùng. Tình yêu với nàng là tất cả. Trao duyên nghĩa là tình đã mất. Mất tình yêu Kim Trọng nàng coi mình đã chết.

Khóc than, xót ca cho mình, Kiều mong ước nhận được sự cảm thông từ phía Kim Trọng: "Mất người con chút của tin / Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa". Trao lại kỉ vật cho em, nàng hi vọng khi Kim Trọng trở lại, tuy không gặp nàng nữa nhưng những kỉ vật của tình yêu mà nàng trao cho Thúy Vân sẽ là bằng chứng nói với chàng tình yêu thủy chung của nàng. Hoàn cảnh khách quan đã xô đẩy nàng phải từ bỏ tỉnh yêu với Kim Trọng chứ bản thân nàng không muốn vi phạm lời thề với chàng: "Phím đàn", "mảnh hương nguyền" – những kỉ vật ấy gắn liền với đêm thề nguyền thiêng liêng của hai người trong phút chôc đã trở thành quá khứ xa xôi. Tình yêu của hai người tha thiết thế làm sao có thể kể hết "muôn vàn ái ân". Từ độc thoại nội tâm, Kiều chuyển sang tâm sự với người yên đang vắng mặt. "Trăm nghìn gửi lạy tình quân/ Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!". Bao nhiêu đau đớn, nuối tiếc, xót xa trong lời giã biẹt với người yêu vắng mặt. Nàng đau đớn oán trách số mệnh "bạc như vôi", đau đớn cho thân phận "nước chảy hoa trôi lỡ làng" của mình và đau đớn, xót xa thay cho Kim Trọng. Hình ảnh Kim Trọng hiện lên choáng ngợp trong tâm hồn Kiều. Nàng thốt lên nỗi đau đớn, tuyệt vọng vì thấy mình đã phụ Kim Trọng: "Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!" Từ "phụ làm rõ vẻ đẹp cao thượng, giàu đức hi sinh của Kiều. Nàng đã làm việc có thể chăm lo cho Kim Trọng vậy mà giờ đây nàng vẫn cho mình có lỗi, mình đã phụ bạc Kim Trọng. Tiếng khóc ấy làm rõ hơn vẻ đẹp và đức hi sinh cao quý của Kiều. Bi kịch tình yêu tan vỡ lên tới đỉnh điểm. Tuy nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng tình yêu sâu sắc, mãnh liệt đối với kim Trọng lại khiến Kiều đau đớn xót xa chứ không hề thanh thản. Điều ấy đã thể hiện Kiều không chỉ là một người con hiếu thảo mà là một cô gái tha thiết, mãnh liệt trong tình yêu.

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Cảm nhận về đoạn thơ Trao duyên. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10,Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm