Câu hỏi ôn thi môn Tâm lý học đại cương - Chương 4

VnDoc.com xin giới thiệu bộ Câu hỏi ôn thi môn Tâm lý học đại cương - Chương 4 có đáp án dưới đây. Hi vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Câu 1: Cảm giác là gì? Các đặc điểm của cảm giác?

Trong cuộc sống thường ngày con người luôn bị tác động bởi các sự vật hiện tượng vô cùng đa dạng và phong phú. Các sự vật hiện tượng bằng các thuộc tính của mình như màu sắc, âm thanh, hình dáng, khối lượng, tính chất... tác động vào các giác quan của con người, từ đó trong đầu óc con người có được hình ảnh về các thuộc tính của các sự vật hiện tượng. Quá trình phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính, bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang tác động vào các giác quan của con người, như vậy gọi là cảm giác.

Các đặc điểm của Cảm giác:

Từ những điều nêu trên có thể thấy cảm giác có những đặc điểm sau:

  • Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh dấu hiệu trực quan, bề ngoài cụ thể của sự vật, hiện tượng.
  • Cảm giác chỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng chứ chưa phản ánh đầy đủ, trọn vẹn sự vật, hiện tượng. Cơ sở sinh lí của cảm giác là hoạt động của các giác quan riêng lẻ.
  • Cảm giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp, khi sự vật, hiện tượng đang hiện diện, đang tác động vào các cơ quan thụ cảm.

Câu 2: Vai trò của cảm giác là gì?

Cảm giác là hình thức phản ánh tâm lí đơn giản nhất, là mắt xích đầu tiên trong mối quan hệ con người - môi trường. Điều này thể hiện ở chỗ, cảm giác chỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bên ngoài sự vật, hiện tượng. Các sự vật hiện tượng đó đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác của chúng ta. Tức là sự vật đang hiện diện "ở đây" và "bây giờ" trong mối quan hệ với con người.

Cảm giác chính là các kênh thu nhận các loại thông tin phong phú và sinh động từ thế giới bên ngoài. cung cấp cho các quá trình nhận thức cao hơn sau nảy. Không có các nguyên vật liệu của cảm giác thì không thể có các quá trình nhận thức cao hơn. Lênin nói rằng: "Cảm giác là nguồn gốc duy nhất của hiểu biết". Ngày nay các nhà Tâm lí học còn chỉ ra vai trò của từng loại cảm giác trong việc thu nhận thông tin từ thế giới khách quan: - Vị giác: 1 % - Xúc giác: 1,5% - Khứu giác: 315% - Thính giác: 11 % - Thị giác: 83%

Cảm giác giữ cho não bộ ở trạng thái hoạt hoá, đảm bảo cho hoạt động của hệ thần kinh.

Cảm giác giúp con người cơ hội làm giàu tâm hồn, thưởng thức thế giới diệu kì xung quanh chúng ta.

Câu 3: Liệt kê các loại cảm giác? Trình bày 1 trong những loại cảm giác đó?

Có 2 loại cảm giác là Cảm giác bên ngoài và Cảm giác bên trong

Nội dung của Cảm giác bên trong:

  • Là các cảm giác có nguồn gốc từ các kích thích bên trong cơ thể.
  • Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó: Cảm giác vận động là cảm giác phản ánh những biến đổi trong các cơ quan vận động, báo hiệu mức độ co cơ và vị trí các phần trong cơ thể. Nhờ có cảm giác này mà chúng ta có thể vận động trong môi trường sống, có thể phối hợp các hành động một cách nhịp nhàng.
  • Cảm giác sờ mó là sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác đụng chạm. Cảm giác này được thực hiện bởi bàn tay con người.
  • Cảm giác thăng bằng là cảm giác phản ánh vị trí và những chuyển động của đầu. Cảm giác rung, do các dao động của không khí tác động lên bề mặt của thân thể tạo nên. Cảm giác cơ thể phản ánh tình trạng hoạt động của các cơ quan nội tạng như đói, no, đau...

Câu 4: Các quy luật của cảm giác?

Quy luật ngưỡng cảm giác

Quy luật thích ứng của cảm giác

Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác

Câu 5: Trình bày nội dung của Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác?

Các cảm giác luôn tác động tới nhau, làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau. Sự tác động diễn ra theo quy luật như sau: Sư kích thích yếu lên một cơ quan Phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan Phân tích kia, sự kích thích lẫn cơ quan Phân tích này làm giảm độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia Sự tác động có thể đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại. Có hai loại tương phản tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời. Tương phản nối tiếp là tương phản khi hai kích thích tác động nối tiếp nhau lên một cơ quan cảm giác, còn tương phản đồng thời xảy ra khi hai kích thích tác động cùng một lúc lên cơ quan cảm giác.

Câu 6: Trình bày nội dung của Quy luật thích ứng của cảm giác?

  • Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích, khi cường đô kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng. Cảm giác của con người có thể thích ứng với các thay đổi môi trường như thích ứng với nhiệt độ của nước nóng, buồng tối. Đồng thời cảm giác của con người còn thích ứng với các kích thích kéo dài mà không thay đổi cường độ hoặc một tính chất nào đó. Trong trường hợp này ta sẽ ngừng nhận thấy kích thích đến khi kích thích đó có sự thay đổi. Sự thích ứng cảm giác giúp con người thích nghi với những điều kiện môi trường luôn biến đổi, bảo vệ hệ thần kinh không bị quá tải bởi các kích thích cũ liên tục, đồng thời nó còn cho phép con người luôn được đổi mới cảm giác bằng các kích thích mới đa dạng hơn, phong phú hơn.
  • Sự thích ứng của cảm giác ở các loại cảm giác khác nhau có mức độ không giống nhau. Nó có thể phát triển nhờ rèn luyện và hoạt động nghề nghiệp.

Câu 7: Khái niệm của Tri giác và đặc điểm của tri giác?

Tri giác là sự phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tương đang trực tiếp tác động vào các giác quan.

Đặc điểm của Tri giác :

Cùng là một quá trình thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính, tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác:

  • Tri giác là một quá trình tâm lí. Quá trình này có khởi đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng.
  • Tri giác phản ánh các dấu hiệu bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
  • Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp.

Câu 8: Liệt kê các loại của Tri Giác?

  • Tri giác nhìn
  • Tri giác không gian
  • Tri giác thời gian
  • Tri giác chuyển động
  • Tri giác con người

Câu 9: Vai trò của Tri giác là gì ? Liệt kê các quy luật của Tri giác?

Vai trò :

  • Tri giác là thành phần chính trong nhận thức cảm tính, là điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong thế giới khách quan. Dựa vào các hình ảnh của tri giác, con người điều chỉnh hoạt động của mình cho thích hợp với sự vật hiện tượng khách quan. Quan sát - hình thức cao nhất của tri giác đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của hoạt động và là một phương pháp nghiên cứu khoa học.

Các quy luật của tri giác

  • Quy luật về tính đối tượng của tri giác
  • Tính ổn định của tri giác
  • Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
  • Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
  • Quy luật tổng giác
  • Ảo giác

Câu 10: Tư duy là gì? Đặc điểm của tư duy?

Đứng trước một bông hồng, cảm giác, tri giác cho chúng ta biết được hình dạng, màu sắc, mùi thơm... của nó. Nhưng muốn biết nó thuộc hoa đơn tính hay lưỡng tính, thuộc loại giống hồng nào, thành phần hoá học của mùi thơm, cách trồng và chăm sóc thì quá trình nhận thức trên không thể giải quyết được. Muốn giải quyết những vấn đề trên con người phải có một quá trình nhận thức cao hơn, đó là tư duy

Đặc điểm của Tư duy :

  • Tính có vấn đề
  • Tính khái quát
  • Tính gián tiếp
  • Tư duy của con người và mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
  • Tư duy có quan hệ với nhận thức cảm tính

Câu 11: Liệt kê các giai đoạn của một quá trình tư duy?

  • Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề thành nhiệm vụ tư duy
  • Huy động các tri thức, vốn kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề đã xác định được
  • Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
  • Kiểm tra giả thiết
  • Giải quyết vấn đề (giải quyết nhiệm vụ của tư duy)

Câu 12: Ngôn ngữ là gì? Các chức năng cơ bản của ngôn ngữ?

Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ đặc biệt dùng làm phương tiện giao tiếp và làm công cụ tư duy

Chức năng của ngôn ngữ :

  • Chức năng chỉ nghĩa: Chỉ nghĩa là quá trình dùng một từ, một câu đều chỉ một nghĩa nào đó, tức là quá trình gắn từ đó, câu đó với một sự vật, hiện tượng (ví dụ từ "cái bút" chỉ một vật dùng để viết, vẽ...).
  • Chức năng thông báo: Mỗi quá trình ngôn ngữ đều chứa đựng một nội dung thông tin, sự biểu cảm dùng để truyền đạt từ người này tới người kia, hay tự mình nói với bản thân mình bằng ngôn ngữ thầm.
  • Chức năng điều khiển, điều chỉnh: Con người trong quá trình giao tiếp nhận được thông tin từ người khác và cũng phát ra thông tin cho người khác. Nhận được thông tin ấy, con người thường kịp thời điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình cho phù hợp với nội dung thông tin đó và hoạt động của bản thân. Đồng thời ngôn ngữ có chức năng thiết lập và giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động (trong đó có hoạt động trí tuệ). Nó bao gồm việc kế hoạch hóa hoạt động, thực hiện hoạt động và đối chiếu kết quả hoạt động với mục đích đã đề ra. Trong ba chức năng của ngôn ngữ nêu trên, chức năng thông báo là chức năng cơ bản nhất. Chỉ trong quá trình giao tiếp con người mới thu nhận được các tri thức, do đó một điều chỉnh được hành vi của mình cho thích hợp với hoàn cảnh sống. Còn chức năng chỉ nghĩa là điều kiện để thực hiện hai chức năng trên.

------------------------

Ngoài Câu hỏi ôn thi môn Tâm lý học đại cương - Chương 4, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Đánh giá bài viết
1 598
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm