Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi ôn thi môn Tâm lý học đại cương - Chương 3

VnDoc.com xin giới thiệu bộ Câu hỏi ôn thi môn Tâm lý học đại cương - Chương 3 có đáp án dưới đây. Hi vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Câu 1: Các thời kì phát triển tâm lí?

Khi nghiên cứu các thời kì phát triển tâm lí của loài người có thể xét theo hai phương diện:

  • Xét theo mức độ phản ánh thì tâm lí loài người đã trải qua ba thời kì sau: cảm giác, tri giác, tư duy (bằng tay và ngôn ngữ).
  • Xét theo nguồn gốc nảy sinh của hành vi thì tâm lí trải qua ba thời kì: bản năng, kĩ xảo, trí tuệ.

Câu 2: Khái niệm phát triển tâm lí về phương diện cá thể của con người?

Sự phát triển tâm lí con người về phương diện cá thể là một quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lí đạt tới một chất lượng mới và diễn ra theo các quy luật đặc thù.

L.X. Vưgốtxki, nhà tâm lí học Liên Xô, đã căn cứ vào những thời điểm mà sự phát triển tâm lí có những đột biến để xác định thời kì phát triển tâm lí.

A.N.Lêônchiép chỉ ra rằng, sự phát triển tâm lí của con người gắn liền với sự phát triển hoạt động của con người trong thực tiễn đời sống của nó, trong đó một số hoạt động đóng vai trò chính (chủ đạo) trong sự phát triển, một số hoạt động khác chỉ giữ vai trò phụ. Sự phát triển tâm lí của con người phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo.

Câu 3: Các giai đoạn phát triển tâm lí theo lứa tuổi?

Giai đoạn tuổi sơ sinh và hài nhi

  • Thời kì từ 0 đến 2 tháng đầu (sơ sinh);
  • Thời kì từ 2 đến 12 tháng (hài nhi)

Giai đoạn trước tuổi học

  • Thời kì vườn trẻ (từ 1 đến 3 tuổi);
  • Thời kì mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi).

Giai đoạn trước đi học

  • Thời kì đầu, tuổi học (nhi đồng hoặc học sinh tiểu học. Từ 6 ñến 11 tuổi).
  • Thời kì giữa tuổi học (thiếu niên hoặc học sinh phổ thông trung học cơ sở. Từ 12 đến 15 tuổi).
  • Thời kì cuối tuổi học (đầu tuổi thanh niên, hoặc học sinh phổ thông trung học. Từ 15 đến 18 tuổi).
  • Thời kì sinh viên (từ 18 đến 23, 24 tuổi).

Giai đoạn tuổi tưởng thành (từ 24, 25 tuổi trở đi).

Giai đoạn người già (từ sau tuổi về hưu 55 - 60 tuổi trở đi).

Câu 4: Ý thức là gì? Các thuộc tính cơ bản của Ý thức?

Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ riêng con người mới có, được phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) mà con người đã tiếp thu được (là tri thức về tri thức, phản ánh của phản ánh). Có thể ví ý thức như "cặp mắt thứ hai" soi vào kết quả (các hình ảnh tâm lí) do "cặp mắt thứ nhất" (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, cảm xúc...) mang lại. Với ý nghĩa đó ta có thể nói: ý thức là tồn tại được nhận thức.

Các thuộc tính cơ bản của ý thức:

  • Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới
  • Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới
  • Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người
  • Khả năng tự ý thức: con người không chỉ ý thức về thế giới ở mức độ cao hơn con người có khả năng tự ý thức.

Câu 5: Tình bày Cấu trúc của Ý thức?

Ý thức là một cấu trúc tâm lí phức tạp bao gồm nhiều mặt, là một chỉnh thể mang lại cho thế giới tâm hồn của con người một chất lượng mới. Trong ý thức có ba mặt thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hoạt động có ý thức của con người.

Mặt nhận thức

  • Các quá trình nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu đầu tiên cho ý thức là tầng bậc thấp của ý thức.
  • Quá trình nhân thức lí tính là bậc tiếp theo trong mặt nhận thức của ý thức, đem lai cho con người những hiểu biết bản chất, khái quát về thực tại khách quan. Đây là nội dung rất cơ bản của ý thức là hạt nhân của ý thức, giúp con người hình dung ra trước kết quả của hoạt động và hoạch định kế hoạch hành vi.
  • Mặt thái độ của ý thức Mặt thái độ của ý thức nói lên thái đô lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ thể đối với thế giới.

Mặt năng động của ý thức :

  • Ý thức điều khiển, điều chỉnh hoạt đông của con người, làm cho hoạt động của con người có ý thức. Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến cả bản thân.
  • Mặt khác, ý thức nảy sinh và phát triển trong hoạt động. Cấu trúc của hoạt động quy định cấu trúc của ý thức. Vì thế nhu cầu, hứng thú, động cơ, ý chí... đều có vị trí nhất định trong cấu trúc của ý thức.

Câu 6: Các cấp độ của Ý thức?

Căn cứ vào tính tự giác, mức độ sáng tỏ, phạm vi bao quát của tâm lí, người ta phân chia các hiện tượng tâm lí của con người thành ba cấp độ:

  • Cấp độ chưa ý thức;
  • Cấp độ ý thức và tự ý thức;
  • Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể.

Câu 7: Trình bày Cấp độ ý thức và tự ý thức?

Ở cấp độ ý thức như đã nói ở trên, con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước được hành vi của mình, làm cho hành vi trở nên có ý thức.

Ý thức thể hiện trong ý chí, trong chú ý

Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức bắt đầu hình thành từ tuổi lên ba. Thông thường, tự ý thức biểu hiện ở các mặt sau:

  • Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế và các quan hệ xã hội.
  • Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, tự đánh giá;
  • Tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác;
  • Có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.

Câu 8: Vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp đối với sự hình thành ý thức?

  • Nhờ có ngôn ngữ ra đời cùng với lao động mà con người có công cụ để xây dựng, hình dung ra mô hình tâm lí của sản phẩm (cái và cách làm ra sản phẩm đó). Hoạt động ngôn ngữ (hệ thống tín hiệu thứ hai) giúp con người có ý thức về việc sử dụng công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác hành động lao động để làm ra sản phẩm. Ngôn ngữ cũng giúp con người phân tích, đối chiếu, đánh giá sản phẩm mà mình làm ra với ý định ban đầu.
  • Hoạt động lao động là hoạt động tập thể, mang tính xã hội. Trong lao động, nhờ ngôn ngữ và giao tiếp mà con người thông báo, trao đổi thông tin với nhau, phối hợp động tác với nhau để cùng làm ra sản phẩm chung. Nhờ có ngôn ngữ và giao tiếp mà con người có ý thức về bản thân mình, ý thức về người khác (biết mình, biết người) trong lao động chung.

Câu 9: Sự hình thành ý thức vả tự ý thức của cá nhân?

  • Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân
  • Ý thức của cá nhân được hình thành trong mối quan hệ giao tiếp của cá nhân với người khác, với xã hội
  • Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội
  • Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tư nhận thức, tư đánh giá, tự phân tích hành vi của mình

Câu 10: Chú ý là gì? Các loại của chú ý?

Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh - tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả. Chú ý là một trạng thái tâm lí thường "đi kèm" với các hoạt động tâm lí mà chủ yếu là các hoạt động nhận thức, bởi vì khi đi với quá trình xúc cảm thì cũng chính là chú ý nhận biết tâm trạng, trạng thái xúc động của bản thân, hoặc chú ý trong hành động là chú ý nhận biết (tri giác) những động tác kết quả của hành động. Chú ý tạo điều kiện cho các hoạt động đó phản ánh tốt nhất đối tượng. Chú ý không có đối tượng riêng, đối tượng của nó chính là đối tượng của hoạt động tâm lí mà nó "đi kèm".

Các loại chú ý :

  • Chú ý không chủ định
  • Chú ý có chủ định
  • Chú ý sau chủ định

------------------------

Ngoài Câu hỏi ôn thi môn Tâm lý học đại cương - Chương 3, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Đánh giá bài viết
1 733
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm