Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi ôn thi môn Xã hội học đại cương - Chương 4

Bái tập môn Xã hội học đại cương - Chương 4 có đáp án

Câu hỏi ôn thi môn Xã hội học đại cương - Chương 4 có đáp án đi kèm. Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức nền tảng giúp các bạn ôn tập và thi tốt trong các kì thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Câu 1: Nhóm xã hội là gì? Những đặc trưng của nhóm xã hội?

Khái niệm:

Nhóm xã hội là một phạm trù nghiên cứu quan trọng của xã hội học, bởi vì, các mối quan hệ giữa các cá nhân trong thực tế chính là quan hệ giữa các nhóm xã hội. Hơn nữa, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được gắn vào nhóm theo nhiều cách thức đa dạng và trong thực tiễn xã hội, chúng ta tin tưởng vào các quyết định của nhóm hơn là những quyết định cá nhân.

Những đặc trưng cơ bản của nhóm:

Đặc trưng cơ bản của nhóm là sự thống nhất về tinh thần, tình cảm, mục đích và phương thức hoạt động của nhóm. Bên cạnh đó, còn có thể kể đến những đặc trưng sau:

  • Tư cách thành viên: tuỳ các nhóm khác nhau mà có quy định khác nhau hoặc các nhóm khác nhau có thể có những quy định giống nhau (như về giới, nghề nghiệp, tuổi tác)...
  • Địa vị: là vị trí của các thành viên trong nhóm. Trong cơ cấu của đa số các nhóm, thường có thủ lĩnh và các thành viên.
  • Vai trò: những ứng xử gắn liền với địa vị của mỗi thành viên trong nhóm.
  • Giá trị, mục tiêu mà nhóm theo đuổi: Liên quan đến lợi ích và sự hoàn thành công việc của nhóm.
  • Chuẩn mực: những quy tắc ứng xử trong nhóm, bắt buộc mọi thành viên phải tuân theo.
  • Chế tài: bao gồm khen thưởng (nếu tuân thủ tốt) và sự trừng phạt mang tính cưỡng chế.

Câu 2: Cách phân loại nhóm xã hội?

Có rất nhiều tiêu chí được sử dụng để phân loại nhóm, thông thường, người ta hay đề cập đến các tiêu chí sau:

Căn cứ vào số lượng thành viên tham gia:

  • Nhóm nhỏ: là một tập hợp ít người. Ví dụ: nhóm gia đình, nhóm bạn bè, lớp học, đội thể thao, đội sản xuất, phòng ban nơi làm việc….
  • Nhóm lớn: là tập hợp đông người. Ví dụ: nhóm dân tộc, giai cấp, đảng phái chính trị, tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội….

Căn cứ vào tính chất liên kết trong nhóm:

  • Nhóm sơ cấp: các thành viên có quan hệ trực diện, gần gũi với nhau theo huyết thống, tình cảm, sở thích. Ví dụ: gia đình, họ hàng, các nhóm theo sở thích như bạn bè, câu lạc bộ….
  • Nhóm thứ cấp: có số lượng thành viên lớn, quan hệ với nhau một cách gián tiếp bởi các quy định, điều lệ chung do nhóm đặt ra. Ví dụ: các đoàn thể xã hội như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, các tập đoàn kinh tế lớn...

Căn cứ vào hình thức biểu hiện mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm:

  • Nhóm chính thức: là nhóm có cơ chế vận hành thông qua luật pháp và các sơ đồ, kế hoạch. Hoạt động của các thành viên và vai trò cá nhân được xác định thông qua những điều lệ và quy tắc nhất định.
  • Nhóm không chính thức: được hình thành từ các quan hệ tự phát, các thành viên của nhóm có thủ lĩnh riêng và quan hệ theo những luật lệ không thành văn nhưng được họ tán đồng, tự nguyện và trung thành..

Căn cứ vào cách thức gia nhập nhóm:

  • Nhóm tự nguyện và nhóm áp đặt.
  • Nhóm tự phát và nhóm có tổ chức.
  • Mỗi loại nhóm đều có cơ cấu riêng với những nội dung của nó. Trong đó có sự phân công về chức năng, thứ bậc, mức độ tương tác... Đặc điểm chung của cơ cấu tất cả các nhóm là bao giờ cũng phải có thủ lĩnh, được xác định bởi uy tín của cá nhân đối với nhóm.

Câu 3: Trình bày khái niệm về cộng đồng xã hội? Đặc trưng của cộng đồng xã hội được biểu hiện như thế nào?

Khái niệm: Cộng đồng xã hội là một khái niệm hết sức quan trọng trong xã hội học cũng như trong các khoa học xã hội và nhân văn khác. Nghiên cứu phạm trù này không những có thể nhận thức, nghiên cứu xã hội một cách khoa học mà còn góp phần tác động, điều chỉnh và cải biến xã hội đi theo chiều hướng tiến bộ, văn minh.

Đặc trưng của cộng đồng xã hội:

  • Cộng đồng xã hội thể hiện mối liên hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của họ, nhờ sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của các cá nhân hợp thành cộng đồng đó, nhờ sự giống nhau giữa họ về quan điểm – tín ngưỡng – các quan niệm về cuộc sống và xã hội nói chung [V.A.Jađốp].
  • Ví dụ: về Sắc tộc, lý tưởng hay hệ giá trị cơ bản, địa lý, văn hoá, tín ngưỡng, kinh tế....
  • Các thành viên trong cộng đồng gắn bó với nhau không phải bằng các luật pháp thành văn mà là sự liên kết các lợi ích, giá trị truyền thống trong cộng đồng như phong tục tập quán, niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, huyết thống...Mỗi thành viên trong cộng đồng tự nguyện phấn đấu, gìn giữ, phát triển các giá trị chung, gắn bó đoàn kết và hoà đồng với nhau. Đặc trưng này được coi là chất keo kết dính nội tại của cộng đồng xã hội và là điểm cơ bản để phân biệt cộng đồng xã hội và nhóm xã hội, mặc dù trong nhiều trường hợp, cộng đồng xã hội đồng nhất với nhóm xã hội.

Câu 4: Cộng đông xã hội được phân loại như thế nào?

  • Theo truyền thống, phong tục: Cộng đồng làng xã, Cộng đồng dân tộc.
  • Theo lãnh thổ (quy mô): Cộng đồng nhóm (địa phương), Cộng đồng quốc gia, Cộng đồng khu vực và Cộng đồng quốc tế.
  • Theo tôn giáo: các cộng đồng tôn giáo.
  • Theo chủng tộc: cộng đồng chủng tộc...
  • Theo lợi ích: Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng chính trị...

Thông thường, cộng đồng xã hội luôn gắn liền với một địa bàn lãnh thổ. Lãnh thổ là yếu tố căn bản gắn kết con người trong một cộng đồng. Cho dù trong một số trường hợp, khái niệm cộng đồng có thể được sử dụng để chỉ những tập hợp người đặc biệt như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng Pháp ngữ...thì từ cộng đồng, địa phương cũng có thể tìm thấy trong đó.

Trong xã hội hiện đại, các cộng đồng lãnh thổ không hề tách biệt nhau, mà thường có sự giao lưu, liên hệ mật thiết và ảnh hưởng qua lại trong khuôn khổ một quốc gia, một khu vực hay trên quy mô toàn cầu.

Câu 5: Tổ chức xã hội là gì? Cách phân loại tổ chức xã hội?

Tổ chức xã hội là một phạm trù cơ bản của xã hội học. Xã hội học coi tổ chức xã hội là một thành tố của cấu trúc xã hội. Khái niệm tổ chức xã hội có thể được hiểu theo nhiều nghĩa:

  • Nếu coi tổ chức xã hội là một thành tố của cấu trúc xã hội thì tổ chức xã hội là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết các cá nhân nào đó để hoạt động xã hội, nhằm đạt được một mục đích nhất định.
  • Ở giác độ nhóm, tổ chức xã hội là một dạng nhóm thứ cấp khá phổ biến, nhưng không phải nhóm thứ cấp nào cũng là tổ chức xã hội

Câu 6: Phân tích phạm trù thiết chế xã hội. Lấy ví dụ về một thiết chế xã hội cơ bản, trong đó làm rõ những thành phân tham gia vào thiết chế xã hội đó và những quy định của thiết chế đối với các cá nhân, nhóm tham gia vào thiết chế xã hội?

Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững của các giá trị, chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm, vận động xung quanh những nhu cầu cơ bản của xã hội.

Thiết chế xã hội bao gồm một hệ thống các cách thức, các quy tắc chính thức và phi chính thức, được con người tạo ra để điều chỉnh hành vi, hoạt động của các cá nhân, các nhóm, các tổ chức nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định của xã hội. Xã hội sử dụng thiết chế nhằm quyết định “cái gì phải làm” về lâu dài. Vì vậy, thiết chế xã hội hạn chế sự chuyên quyền, tuỳ tiện của hành động xã hội, chúng tạo cho tồn tại đặc tính hình thể, xếp đặt nó và tạo ra tác động chuẩn mực. Với ý nghĩa đó, thiết chế xã hội được coi là một đoạn của văn hoá đã được khuôn mẫu hoá (J.Fichter).

Câu 7: Đặc điểm của thiết chế xã hội được biểu hiện như thế nào?

  • Thiết chế có tính bền vững tương đối và thường biến đổi chậm. Bởi vì thiết chế hình thành trên cơ sở của một hệ thống các giá trị, chuẩn mực lâu đời và khá bền vững. Bởi vậy, khi đã tạo thành khuôn mẫu hành vi trong thiết chế thì nó khó thay đổi (trở thành truyền thống văn hoá). Ví dụ như những quy định trong thiết chế làng xã, thiết chế gia đình, thiết chế văn hoá….
  • Mỗi một thiết chế có đối tượng riêng để hướng tới phục vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội chuyên biệt liên quan tới đối tượng đó. Vì vậy, thiết chế có tính độc lập tương đối, tự nó được cấu trúc ở mức cao và được tổ chức xung quanh một hệ thống giá trị, quy tắc, khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận. Ví dụ, thiết chế thể thao bao gồm hệ thống sân vận động, nhà thi đấu, vận động viên, huấn luyện viên, cổ động viên, bộ máy hành chính….gắn liền với các giá trị và chuẩn mực đối với vai trò của vận động viên (thi đấu trung thực, không sử dụng đophin….), cổ động viên (không có những hành động quá khích, phi thể thao)….
  • Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc vào nhau. Khi có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức hay khuôn mẫu hành vi của một thiết chế xã hội nào đó thì nó thường kéo theo sự thay đổi của các thiết chế khác. Ví dụ, khi thiết chế chính trị có sự thay đổi về giai cấp cầm quyền thì nó sẽ ảnh hưởng đến các thiết chế khác phụ thuộc vào nó như thiết chế kinh
  • Các thiết chế có xu hướng trở thành tiêu điểm của những vấn đề xã hội chủ yếu. Bất cứ một sự đổ vỡ nào đó của một thiết chế xã hội cũng đều trở thành những vấn đề xã hội nghiêm trọng. Ví dụ: Nạn thất nghiệp (thiết chế kinh tế), tình hình tội phạm gia tăng (thiết chế pháp luật), tỷ lệ ly hôn cao (thiết chế gia đình)...

Câu 8: Chức năng của thiết chế xã hội? Các loại thiết chế xã hội cơ bản?

Chức năng của thiết chế xã hội:

Sự tồn tại của mọi xã hội, tính ổn định và phát triển của nó sẽ không thể có được nếu không có sự quản lý và kiểm soát xã hội. Thiết chế xã hội thực hiện sự kiểm soát và quản lý để đảm bảo cho cái đáng có và ngăn chặn cái lệch lạc. Vì vậy, bất cứ thiết chế xã hội nào cũng có 2 chức năng cơ bản:

  • Chức năng quản lý: nhằm khuyến khích, điều chỉnh, điều hoà hành vi của con người cho phù hợp với quy phạm và chuẩn mực của thiết chế. Ví dụ: trong thiết chế gia đình, con cái phải ngoan ngoãn, hiếu thảo, vâng lời bố mẹ…; trong thiết chế giáo dục, học sinh phải đi học đúng giờ, khi thi cử không được sử dụng tài liệu trong khi thi…..
  • Chức năng kiểm soát: nhằm ngăn chặn, giám sát, thậm chí trừng phạt những hành vi sai lệch so với các chuẩn mực, đòi hỏi của thiết chế hoặc không chịu tuân thủ thiết chế. Ví dụ: vi phạm chế độ một vợ một chồng trong thiết chế gia đình, sử dụng đophin trong khi thi đấu của thiết chế thể thao; gian lận trong thi cử cảu thiết chế giáo dục…

Các loại thiết chế xã hội cơ bản:

  • Thiết chế gia đình: điều hoà hành vi, tình cảm, tình dục và nuôi dạy con cái.
  • Thiết chế giáo dục: truyền thụ những tri thức khoa học nói chung.
  • Thiết chế kinh tế: đảm bảo quá trình sản xuất, phân phối lợi ích và các dịch vụ.
  • Thiết chế pháp luật: đảm bảo trật tự, công bằng xã hội và kiểm soát xã hội.
  • Thiết chế tôn giáo: thoả mãn nhu cầu tâm linh.

------------------------

Ngoài Câu hỏi ôn thi môn Xã hội học đại cương - Chương 4, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Xã hội học đại cương

    Xem thêm