Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi ôn thi môn Xã hội học đại cương - Chương 7

Bái tập môn Xã hội học đại cương - Chương 7 có đáp án

Câu hỏi ôn thi môn Xã hội học đại cương - Chương 7 có đáp án đi kèm. Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức nền tảng giúp các bạn ôn tập và thi tốt trong các kì thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Câu 1: Biến đổi xã hội là gì? đặc điểm của biến đổi xã hội?

Biến đổi xã hội được xem là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước.

Đặc điểm của biến đổi xã hội :

  • Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa các xã hội
  • Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả
  • Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch vừa có tính phi kế hoạch

Câu 2: Phân tích những cách tiếp cận chính về biến đổi xã hội?

Cách tiếp cận theo chu kỳ

  • Trong lịch sử nhân loại, sự hiểu biết về chu kỳ của sự biến đổi như sự thay đổi của các mùa, mặt trời lặn và mọc, những sự lặp lại của tự nhiên khác đã dẫn dắt đời sống hàng ngày của con người và ảnh hưởng đến nhận thức của con người về sự biến đổi xã hội. Theo đó lịch sử cũng được cho là lặp lại mãi trong những chu kỳ không kết thúc.
  • Các nhà khoa học và các nhà sử học trước đây nhìn chung phản đối những tư tưởng trên mặc dù một số vay mượn những phép ẩn dụ sinh học cho rằng các xã hội có “những tuổi đời cố hữu” riêng của chúng, và rằng các xã hội có cái được sinh ra trưởng thành và sau đó mất đi. Một số nhà lý thuyết về chu kỳ lặp lại, như nhà sử học tên là Marnold Toynbee giữ một số quan điểm tương tự song ông phản đối “sự không thể tránh được” của sự suy tàn và đề xuất rằng “những nỗ lực được tạo nên bởi con người có thể cho phép văn minh hóa đối với sự sống”. Nhà xã hội học P.Sorokin đưa ra lý thuyết chu kỳ về sự biến đổi với một bước tiến xa hơn, tranh luận rằng sự văn minh hóa được dao động trong ba kiểu của “những trạng thái tâm lý” hoặc rộng hơn: những kiểu hệ tư tưởng, kiểu cảm giác và kiểu lý tưởng. Theo Sorokin, trong tất cả các hệ thống văn hóa, sự biến đổi xuất hiện khi mô hình cụ thể của suy nghĩ nắm được giới hạn logic của nó

Câu 3: Quan điểm tiến hóa được biểu hiện ra sao?

  • Mô hình tiến hóa kinh điển là mô hình được mượn từ sinh học thịnh hành trong thế kỷ XIX. Rất nhiều nhà xã hội học đã tán thành với lý thuyết phổ biến được gọi là sự tiến hóa theo một hướng xác định[1] hay tiến hóa một chiều (sự tiến hóa theo lộ trình dọc, chỉ tiến về phía trước chứ không lùi hoặc đi ngược về phía sau) cho rằng tất cả các hình thức của sự sống- và bằng giải phẫu học, tất cả các xã hội – “tiến hóa” từ những hình thức đơn giản đến phức tạp với mỗi hình thức sau tiến xa hơn hình thức trước của nó.
  • August Comte đã phát hiện ra một chủ đề tương tự. Ông lập luận rằng, tất cả các xã hội không thể tránh được sự trải qua ba giai đoạn mà ông gọi là: Thần học, Siêu hình và Thực chứng, và xã hội Châu Âu đã ở bước cuối cùng, bước cao nhất và là bước kết thúc của sự phát triển nhân loại.
  • Spencer, một người đồng thời với Comte, cũng chịu ảnh hưởng mạnh bởi những học thuyết sinh học về sự tiến hóa. Spencer nhìn sự tồn tại của các tổ chức và các xã hội như là sự liên quan trực tiếp với một môi trường chuyển đổi. Ông so sánh xã hội với một cơ thể sống có những bộ phận tương quan nhau mà tiến tới trước cho những định mệnh chung. Ông tin rằng các xã hội phương Tây có sự thuận lợi hơn để đến trình độ cao nhất bởi vì họ “đáp ứng tốt hơn” với những điều kiện của thể kỷ XIX hơn những xã hội không thuộc phương Tây.
  • E.Durkheim chủ trương rằng, xã hội tiến bộ từ những dạng tổ chức xã hội đơn giản đến phức tạp. Ông đưa ra hai mô hình của sự đoàn kết xã hội để giải thích về sự biến đổi xã hội. Theo Durkheim, trong các xã hội giản đơn, mối thành viên thực hiện các nhiệm vụ giống nhau, có thể thay thế lẫn nhau và chia sẻ những giá trị, những niềm tin giống nhau. Tính gắn kết hay sự đoàn kết cơ học phù hợp với xã hội hòa nhập. Trải qua thế kỷ XIX, rõ ràng rằng sự công nghiệp hóa, sự tăng trưởng dân số và cạnh tranh đang phá hủy những hình thức truyền thống của sự đoàn kết xã hội. Để tiến tới một hình thức cao hơn: sự đoàn kết hữu cơ, trong đó sự phân công lao động tạo ra những người có cá tính khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ riêng biệt, với những vai trò đặc biệt.

Câu 4: Những nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự biến đổi xã hội?

  • Những nhân tố đổi mới
  • Những xung đột
  • Tăng trưởng dân số
  • Tư tưởng
  • Tính hiện đại và hiện đại hóa

Câu 5: Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự biến đổi xã hội?

  • Sự truyền bá
  • Sự biến đổi của ệ sinh thái

Câu 6: Phân tích những điều kiện của sự biến đổi xã hội?

Biến đổi xã hội chịu tác động bởi những yếu tố bên trong và bên ngoài, tuy nhiên những yếu tố đó cũng cần có những điều kiện cần để xuất hiện tạo nên biến đổi xã hội. Những điều kiện đó là:

Thời gian

  • Bất cứ sự biến đổi nào cũng cần có thời gian, đây là một điều kiện quan trọng để có thể diễn ra sự biến đổi. Thời gian tự bản thân nó không tạo ra sự biến đổi, nhưng thời gian cần thiết cho sự biến đổi mới, thay thế cái đã lạc hậu bằng cái tiến bộ. Đặc biệt những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội, rất cần có thời gian đủ để cho nó tạo nên cái mới thay thế cho cái cũ.

Hoàn cảnh

  • Sự biến đổi phải đặt trong một hoàn cảnh cụ thể về văn hóa và vật chất. Chỉ có trong một môi trường xã hội nhất định con người mới sống, hoạt động và chịu sự chi phối của hoàn cảnh, tạo nên đặc điểm khác nhau giữa các cá nhân. Ngược lại, con người không chỉ thụ động trước hoàn cảnh mà con người có thể tác động tích cực trở lại làm thay đổi hoàn cảnh. Biến đổi xã hội, vì thể không xảy ra trong chân không, nó phải có môi trường để nó triển khai các yếu tố đem lại sự biến đổi.

Nhu cầu xã hội.

  • Mỗi xã hội dù là đơn giản hay phức tạp, sơ khai hay hiện đại đều có những nhu cầu của mình về văn hóa, xã hội. Đây là điều kiện quan trọng nhất để có được sự biến đổi trong xã hội. Con người, về bản chất luôn tìm tòi, khám phá, phát hiện cái mới, do vậy nhu cầu xã hội là động lực thúc đẩy mạnh mẽ tư duy sáng tạo. Nói như Mác thì khi cuộc sống có nhu cầu, nó có sự thúc đẩy mạnh hơn các trường đại học. Sự đáp ứng của nhu cầu xã hội thường đi đến sự biến đổi đồng nghĩa với cái mới, cái tiến bộ.
  • Cũng cần thấy rằng, đôi khi có nhu cầu nhưng con người trong một xã hội đáp ứng nhu cầu đó khác nhau. Thậm chí trái ngược nhau, xuất phát từ lợi ích của cá nhân hoặc nhóm xã hội trước một sự biến đổi xã hội. Ví dụ: nhà tư bản công nghiệp không muốn ứng dụng phát minh mới vì làm như vậy sẽ phải thay thế toàn bộ máy móc, trang thiết bị sản xuất. Hoặc vì muốn độc quyền, nhà tư bản không muốn tạo nên một sự thay đổi trong lĩnh vực sản xuất của họ.

------------------------

Ngoài Câu hỏi ôn thi môn Xã hội học đại cương - Chương 7, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Xã hội học đại cương

    Xem thêm