Đề thi kết thúc học phần môn Xã hội học đại cương - Đề 5
Đề thi môn Xã hội học đại cương - Đề 5 có đáp án
Mời các bạn cùng tham khảo bộ Đề thi kết thúc học phần môn Xã hội học đại cương - Đề 5 có đáp án mà VnDoc.com đã tổng hợp dưới đây. Đề thi với hình thức thi tự luận sẽ giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi kết thúc môn Xã hội học đại cương. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Câu 1: Thông tin đại chúng có vai trò như thế nào đối với đời sống phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta hiện nay? Ý nghĩa của việc nghiên cứu TTĐC?
Vai trò của thông tin đại chúng
- Cung cấp cho các cá nhân những tin tức cần thiết về tình hình KT-CT-XH ...của đất nước
Ví dụ: qua Internet, nghe thời sự ... biết được tình hình phát triển kinh tế- xa hội của đất nước, địa phương...
- Giúp cho việc trao đổi giữa cá nhân này với cá nhân khác một cách nhanh chóng, thuận tiện trên các lĩnh vực, các địa bàn của cả nước
Ví dụ: Internet, truyền hình trực tiếp,báo điện tử...
- Giúp cho các cá nhân tiếp nhận những vấn đề mà DLXH quan tâm.
Ví dụ: các vấn đề việc làm, giá cả, sự chuyển đổi định hướng giá trị, thay đổi lối sống của một bộ phận thanh, thiếu niên hiện nay...mà hiện nay DLXH đang quan tâm trên các diễn đàn của HTTTĐC
- Giúp cho Đảng, nhà nước, các cơ quan quản lý các ngành chức năng nhận thức được nguyện vọng, tâm tư của quần chúng nhân dân, qua đó làm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với công chúng
Ví dụ: qua truyền hình trực tiếp, thời sự, báo ...có thể biết được đời sống hiện tại của người dân, ý nguyện của quần chúng nhân dân...
Câu 2: Địa vị xã hội là gì? Các yếu tố tạo nên địa vị xã hội? Tại sao nói địa vị xã hội càng cao thì vai trò, trách nhiệm của cá nhân đó càng lớn? Hãy giải thích hiện tượng trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta lại có hiện tượng xung đột về địa vị xã hội của các cá nhân?
Địa vị xã hội là một khái niệm khá trừu tượng. Mội người đều có địa vị xã hội của mình, tuỳ theo quan niệm chung của xã hội mà gọi đó là địa vị cao hay thấp.
Địa vị xã hội co thể hiểu rộng ra ở nhiều lĩnh vực, một người có địa vị xã hội là một người được nhiều người biết đến và CÓ SỨC ẢNH HƯỞNG đối với người khác, với cộng đồng.
Hiểu một cách đơn giản, người có địa vị xã hội, là người có chức vụ, quyền hạn (người lãnh đạo, quản lí) trên mọi lĩnh vực trong xã hội như :
- Kinh tế (hoạt động sản xuất kinh doanh): Tổng Giám đốc, Giám đốc,Trưởng, Phó phòng ban, ngành... Nhà nước hay tư nhân. Vậy người mà bạn nêu trên là có địa vị xã hội đấy.
- Chính trị, xã hội : Những người lãnh đạo, quản lí trong các tổ chức chính trị, xã hội thuộc bộ máy Nhà nước hay các tổ chức đoàn thể xã hội khác. Về bộ máy Nhà nước như: chủ tịch nước, bộ trưởng,… còn các tổ chức xã hội như: chủ tịch mặt trận Tổ quốc Việt nam, Chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam...
Các yếu tố tạo địa vị xã hội (nguồn gốc của địa vị xã hội)
- Yếu tố khách quan (tuổi tác, nghề nghiệp, đẳng cấp, dòng dõi…)
- Yếu tố chủ quan (năng lực cá nhân, tài sản…)
Câu 3: Hãy phân tích những nội dung nghiên cứu của XHH đô thị? Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam?
Đối tượng và nhiệm vụ xã hội học đô thị
Đối tượng
- Xã hội học đô thị là một chuyên ngành của xã hội học nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất và quy luật chung cho sự phát triển và hoạt động của đô thị như một hệ thống các mối quan hệ xã hội đặc trưng cho một kiểu cư trú tập trung cao trên một lãnh thổ hạn chế.
Nhiệm vụ
- Nghiên cứu tất cả các lĩnh vực thuộc xã hội học trên địa bàn thành thị như: gia đình, tôn giáo, đời sống, dân tộc, dư luận xã hội,…cũng như những vấn
- Xã hội học đô thị nghiên cứu cơ cấu phân bố dân cư trên địa bàn đô thị. Đô thị hiện nay bao gồm những đơn vị lãnh thổ như “phường” - là nơi dân cư đô thị sinh sống, mua bán, giải trí, học tập… và có khi còn là nơi lao động, làm việc, chủ yếu diễn ra trên lãnh thổ phường.
- Xã hội học đô thị nghiên cứu các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội hợp thành cộng đồng dân cư đô thị và mối quan hệ qua lại giữa chúng.
- Xã hội học đô thị nghiên cứu quá trình đô thị hoá, biểu hiện và thực chất của quá trình đó, sự ảnh hưởng của nó đối với các quá trình kinh tế xã hội.
Quá trình Đô thị hóa ở Việt Nam:
- Thời kỳ phong kiến (1858 trở về trước): chủ yếu là các trung tâm hành chính và trung tâm thương mại, xây dựng trên các thành lũy, lâu đài của các bọn vua chúa.
- Thời kỳ thuộc địa (1858 - 1954): trung tâm đô thị chủ yếu là do thực dân pháp xây dựng, thời kì này được đánh giá là các trung tâm đô thị mọc lên khá nhiều, các cư dân đô thị phát triển mạnh do thu hút từ bên ngoài vào.
- Thời kỳ 1955 –1975: Miền Bắc giải phóng, các trung tâm đô thị phát triển, lượng dân cư tăng lên vài chục lần. Miền Nam…
- Thời kỳ từ 1975 đến nay: mạng lưới đô thị được phủ rộng khắp.. mật độ dân cư ở các đô thị tăng nhanh, nguyên nhân do lực đẩy, lực hút ( cơ hội trong đô thị) -> thực trạng đặt ra các vấn đề nhà ở, môi trg, quy hoạch đô thị.
------------------------
Ngoài Đề thi kết thúc học phần môn Xã hội học đại cương - Đề 5, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.