Đề thi kết thúc học phần môn Xã hội học đại cương - Đề 3

Đề thi môn Xã hội học đại cương - Đề 3 có đáp án

Mời các bạn cùng tham khảo bộ Đề thi kết thúc học phần môn Xã hội học đại cương - Đề 3 có đáp án mà VnDoc.com đã tổng hợp dưới đây. Đề thi với hình thức thi tự luận sẽ giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi kết thúc môn Xã hội học đại cương. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Câu 1: Thông tin đại chúng là gì? Đặc điểm và mối quan hệ giữa thông tin với công chúng ở nước ta hiện nay?

Thông tin đại chúng

  • Khái niệm TTĐC? TTĐC là những thông tin truyền đi một cách hệ thống thông qua các phương tiện kỹ thuật đến một đám đông công chúng rộng lớn và phân tán nhằm mục đích duy trì, củng cố hoặc thay đổi hành vi của các cá nhân hay của các nhóm công chúng.
  • Hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm in, mạng máy tính... có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội. điều đó thể hiện trên các phương diện sau:
  • Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải kịp thời và đầy đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội: việc đáp ứng nhu cầu và sở thích thông tin của công chúng được coi là những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng. Trên phương diện này, hệ thống truyền thông đại chúng ở đất nước ta đã có những bước tiến nổi bật trong những năm đổi mới. các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm trở nên đa dạng, phong phú hơn, cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, chính trị của đất nước; sự phản ánh của các thông tin cũng chân thực và khách quan hơn.
  • Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai : ngày nay, trình độ dân trí của người dân được nâng cao. Các tầng lớp nhân dân cũng ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị xã hội của đất nước. Trong bối cảnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm truyền tải thông tin về các ý kiến phán xét, đánh giá, thái độ của công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng, diễn ra trong đời sống xã hội. bằng cách này, công chúng sẽ có được cơ hội tham gia ngày càng tích cực và có trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị, thực hiện và giám sát và đánh giá các chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước cũng như các hoạt động cụ thể, thường xuyên của các tổ chức chính quyền.
  • Các phương tiện thông tin đại chúng điều chỉnh, định hướng sự phát triển của dư luận xã hội: hệ thống truyền thông đại chúng phải dành phần thích đáng cho việc đăng tải các thông tin được kiểm chứng và mang tính định hướng xây dựng. Đặc biệt, khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và liên quan đến lợi ích của đất nước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị chuẩn mực của xã hội cơ bản, khi đó định hướng thông tin phải phản ánh được quan điểm của Đàng và Nhà nước, ý kiến chính thức của cơ quan chức năng và phản ánh được sự phán xét, đánh giá chung của xã hội

Mối quan hệ giữa thông tin với công chúng

Quan hệ giữa thông tin đại chúng với công chúng là mối quan hệ tác động hữu cơ .Quan hệ này chịu ảnh hưởng từ hai phía:

  • Ảnh hưởng bởi các thiết chế xã hội và công chúng tới HT thông tin, chẳng hạn: ảnh hưởng bởi chính trị, giai cấp hay trình độ của công chúng
  • Ví dụ: như người kém văn hoá, không biết đọc, biết viết...không tiếp thu đầy đủ lượng thông tin...
  • Các phương tiện thông tin cũng ảnh hưởng đến chông chúng

Nếu các phương tiện thông tin hiện đại: Internet, truyền hình ký thuật số, báo điện tử... công chúng dễ nắm bắt, dễ tiếp thu và tiếp thông tin thu đầy đủ hơn và dễ cập nhật hơn

Nếu phương tiện thông tin lạc hậu, chẳng hạn hệ thống phát thanh ở địa phương , vùng sâu, xa, hải đảo ...lượng thông tin đến công chúng không thuận lợi, khó tiếp thu đầy đủ

Chẳng hạn: việc phổ biến chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước ở vùng sâu, xa...là khó khăn, nhất là vùng còn thiếu điện trước kia ..

Trình độ của công chúng cũng ảnh hưởng tới TTĐC

Câu 2: Thế nào là cơ cấu xã hội? Phân tích nội dung cơ bản của cơ cấu xã hội nghề nghiệp. Theo anh (chị) sự biến đổi của cơ cấu xã hội nghề nghiệp ở nước ta hiện nay có tác động gì đến việc lựa chọn và định hướng nghề nghiệp đối với học sinh phổ thông?

Cơ cấu Xh là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của 1 hệ thống xh nhất định biểu hiện như là 1 thống nhất tương đối bền vững của các nhân tố, các mối liên hệ, các thành phần cơ bản nhất của hệ thống xh.

ND cơ bản của CCXH nghề nghiệp: Được hình thành dựa trên sự phân công lao động xh, từ đó dẫn đến sự chuyên môn hóa lao động và ngành nghề -> sự xuất hiện của cơ cấu nghề nghiệp.

ND: Nghiên cứu về các ngành nghề CN, NN, DV và tỉ trọng của nó.

Đặc trưng CC ngành nghề ở Việt Nam nông nghiệp là chủ yếu.

Sự biến đổi cơ cấu ngành nghề: NN->CN->DV.

-> lựa chọn và định hướng ngành nghề.

Do nhu cầu xh đã xuất hiện 1 số ngành nghề mới như quản lí văn phòng, thông tin thư viện, công tác xh, chứng khoán, bất động sản…

Ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề đối với hs:

  • Học sinh có nhiều lựa chọn hơn trong việc định hướng nghề nghiệp.
  • Tạo ra nhiều việc làm hơn hay công việc sau khi ra trường.
  • Thúc đẩy các học sinh có những sáng tạo hay tư duy đổi mới kịp thời đại để dần đưa nước ta có bước phát triển vượt bậc các quốc gia trong khu vực và nông thôn.

------------------------

Ngoài Đề thi kết thúc học phần môn Xã hội học đại cương - Đề 3, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Đánh giá bài viết
1 86
Sắp xếp theo

Môn Xã hội học đại cương

Xem thêm