Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi ôn thi môn Xã hội học đại cương - Chương 3

Bái tập môn Xã hội học đại cương - Chương 3 có đáp án

Câu hỏi ôn thi môn Xã hội học đại cương - Chương 3 có đáp án đi kèm. Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức nền tảng giúp các bạn ôn tập và thi tốt trong các kì thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này , bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Câu 1: Hành động xã hội là gì ? Hành vi của hành động xã hội?

Khái niệm hành động xã hội:

  • Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân. Các cá nhân hành động chính là thể hiện hoạt động sống của mình. Hành động xã hội luôm gắn với tính tích cực của các cá nhân, bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị của chủ thể hành động. Do vậy, để tìm hiểu khái niệm hành động xã hội, chúng ta bắt đầu bằng việc tìm hiểu khái niệm hành vi xã hội.

Hành vi:

Hành vi là sự biểu hiện của mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng.

  • Theo chủ nghĩa hành vi chính thống: các tác nhân quy định phản ứng của con người, do đó, qua các phản ứng cũng có thể hiểu được các tác nhân.
  • Mô hình hành vi: S -----> R, trong đó, S là tác nhân (stimul) và R là phản ứng (reaction).
  • Theo sơ đồ này, hành vi của con người không có sự cân nhắc, tính toán kỹ càng mà chỉ là sự phản ứng đối với kích thích. Tức là, không có sự tham gia của ý thức hay một yếu tố nào khác. Các cá nhân bị hạ xuống thành những cái máy phản ứng.Ví dụ: Bị đánh - chạy đi, được thưởng – vui cười, thấy nóng - rụt tay lại.Vì vậy, trong nhiều trường hợp, người ta còn thống nhất khái niệm hành vi với hành động vật lý - bản năng.

Hành vi xã hội là một chỉnh thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

  • Theo thuyết hành vi mới, giữa các tác nhân và các phản ứng phải có các yếu tố trung gian: hệ thống nhu cầu, hệ thống giá trị và tình huống thực hiện hành vi. Như vậy, các cá nhân sẽ phải suy nghĩ, đối chiếu, cân nhắc trước mỗi tác nhân, chứ không phải là phản ứng một cách máy móc. Do đó, khi nhìn thấy một người cắt tóc mài dao cạo trước mặt chúng ta thì chúng ta không hề chạy trốn, vì hiểu rằng đó không phải là sự đe doạ.

Câu 2: Sự khác biệt giữa hành vi xã hội và hành động xã hội là gì?

  • Hành vi xuất phát từ mô hình kích thích - phản ứng. Còn hành động diễn ra theo nguyên tắc phản ứng có suy nghĩ.
  • Hành vi không có động cơ. Còn hành động luôn được xác định bởi những động cơ đằng sau nó, người ta thực hiện hành động khi muốn một cái gì đó, để đạt một cái gì đó.
  • Khi hành động, các chủ thể có khả năng giám sát hành động của chính họ một cách có phản ứng. Còn hành vi thì không.
  • Hành động luôn được quy chiếu theo những giá trị, chuẩn mực của xã hội như đúng – sai, tốt - xấu....Hành vi thì không có tính chuẩn mực.

Câu 3: Các thành phần của hành động xã hội là gì?

  • Các thành phần của hành Nhu cầu: Là khởi điểm của hành động xã hội bởi các cá nhân luôn hành động có mục đích và lợi ích cá nhân
  • Động cơ và mục đích của hành động: Mọi hành động đều được các động cơ thúc đẩy, dẫn dắt, tạo ra các định hướng nhất định để đạt mục đích – tức là kết quả đã được hình dung trước. Các động cơ cơ bản không chỉ liên quan đến các nhu cầu vật chất mà bao gồm giá trị, lợi ích, lý tưởng đã được các chủ thể tiếp nhận.
  • Chủ thể hành động: Là các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Trong đó, nếu hành động của chủ thể là một cá nhân thì thường có tính duy ý chí cao, tức là tính chủ quan trong nhận định về hoàn cảnh cao hơn khi nó được thể hiện với sự có mặt của các cá nhân khác. Khi chủ thể hành động là nhóm, cộng đồng hay cả một xã hội hành động thì hành động xã hội là kết quả do một tập hợp cá nhân tiến hành như mít tinh, biểu tình, hội họp, làm việc….
  • Hoàn cảnh hoặc môi trường hành động: Bao gồm những điều kiện về thời gian, không gian vật chất và tinh thần của hành động. Nó sẽ quyết định hành động sẽ diễn ra vào thời gian nào, địa điểm nào và trong bối cảnh xã hội ra sao? Hoàn cảnh, mối trường hành động tác động rõ đến mức các nhà xã hội học gọi đó là “sự kiềm chế thực tế”. Ví dụ: Một cô dâu mới về nhà chồng, dù rất đói và muốn ăn nhưng vẫn phải ăn vừa phải, chậm chạp nếu như ngồi cùng mâm với bố mẹ chồng.
  • Công cụ, phương tiện hành động: Tùy theo hoàn cảnh của hành động, các chủ thể hành động sẽ lựa chọn phương án sử dụng công cụ, phương tiện tối ưu nhất đối với hoạt động xã hội không tồn tại một cách độc lập mà có mối liên quan hữu cơ với nhau và có ý nghĩa quan trọng quyết định kết quả của hành động xã hội.

Câu 4: Tương tác xã hội là gì? Đặc điểm của tương tác xã hội?

Khái niệm tương tác xã hội:

Tương tác xã hội là tác động qua lại giữa cá nhân, nhóm xã hội với tư cách là chủ thể xã hội.
Đặc điểm của tương tác xã hội:

  • Là hành động xã hội liên tục, ở đây là hành động xã hội cơ sở, tiền đề của tương tác xã hội là sự đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác trên hai cấp độ: vĩ mô và vi mô.
  • Vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong quá trình tương tác, và đều chịu ảnh hưởng của các giá trị, chuẩn mực xã hội, của những tiểu văn hóa, thậm chí là các phần văn hóa khác nhau.
  • Trong tương tác, mỗi người đều chịu những lực tương tác khác nhau, có ý nghĩa khác nhau và đều có sự tác động khác nhau. Như vậy, tương tác vừa tạo nên những khuôn dáng mỗi người, vừa tạo nên sự hợp tác và bất hợp tác mỗi người.

Câu 5: Hãy trình bày khái niệm quan hệ xã hội? Chủ thể quan hệ xã hội thường được xem xét ra sao?

Khái niệm:

  • Quan hệ xã hội là các mối quan hệ được xác lập giữa các cộng đồng xã hội, các nhóm, các cá nhân với nhau, với tư cách là chủ thể của hoạt động xã hội, khác biệt nhau bởi vị trí xã hội và chức năng trong đời sống xã hội.
  • Quan hệ xã hội là các quan hệ bền vững, ổn định, lặp lại, có mục đích, có hoạch định, có sự phối hợp hành động của các chủ thể hoạt động xã hội, được hình thành trên cơ sở những tương tác xã hội.

Chủ thể quan hệ xã hội:

Chủ thể quan hệ xã hội được xét ở hai cấp độ:

  • Cấp độ vĩ mô: Chủ thể quan hệ xã hội là các nhóm, các tập đoàn hay toàn thể xã hội thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
  • Cấp độ vi mô: Chủ thể quan hệ xã hội là các cá nhân.

Các quan hệ xã hội có thể thể hiện tính hợp tác hoặc sự xung đột. Nó xuất phát từ sự hài lòng hay không hài lòng. Nếu hài lòng về lợi ích thì sẽ dẫn đến quan hệ hợp tác, nếu không thì sẽ là quan hệ xung đột.

Quan hệ xã hội còn thể hiện sự khác biệt về địa vị xã hội của các cá nhân và các cộng đồng trong xã hội. Sự khác biệt này bao gồm yếu tố tự nhiên (nằm ngoài sự chủ quan của mình, không thể quyết định mình sinh ra giàu hay nghèo) và yếu tố xã hội (do cá nhân phấn đấu, vươn lên, có thể quyết định được).

Câu 6: Trình bày nội dung phân loại quan hệ xã hội? Lấy ví dụ minh họa cho các loại quan hệ xã hội tương ứng?

Theo vị thế: quan hệ xã hội theo chiều ngang và quan hệ xã hội theo chiều dọc (bình đẳng và bất bình đẳng).

Theo chủ thể: quan hệ xã hội giữa các tập đoàn lớn, giữa các nhóm xã hội nhỏ, giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữa các cá nhân.

Theo nội dung: quan hệ tình cảm thuần tuý (quan hệ sơ cấp) và quan hệ xã hội (quan hệ thứ cấp).

Quan hệ tình cảm dựa trên những đặc điểm sinh học hoặc tâm lý có sẵn ở các cá nhân như giới tính, vẻ bề ngoài, quan hệ huyết thống, sở thích...

Quan hệ xã hội dựa trên những đặc điểm xã hội đạt được của cá nhân như nghề nghiệp, học vấn, địa vị, quyền lực...

Nhưng không có nghĩa là quan hệ tình cảm không phải là quan hệ xã hội, mà chủ yếu nó mang ít tính xã hội hơn. Đôi khi, quan hệ tình cảm lại trở thành quan hệ xã hội như trong kinh doanh và ngược lại, chính quan hệ xã hội có thể tạo ra quan hệ tình cảm.

------------------------

Ngoài Câu hỏi ôn thi môn Xã hội học đại cương - Chương 3, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Xã hội học đại cương

    Xem thêm