Câu hỏi trắc nghiệm môn Xã hội học đại cương - Phần 3

VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm môn Xã hội học đại cương - Phần 3 gồm 25 câu trắc nghiệm có đáp án đi kèm. Bộ câu hỏi là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Khoa học xã hội. Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức nền tảng giúp các bạn ôn tập và thi tốt trong các kì thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

1. Trắc nghiệm Xã hội học đại cương - Phần 3

Câu 1. Khi trẻ em lớn lên:

A. Quá trình xã hội hóa kết thúc

B. Sự khác biệt về giới tính không rõ nét

C. Sự khác biệt về giới tính bắt đầu đậm nét

D. Sự xác định giới tính trở nên dễ thay đổi hơn

Câu 2. Một phụ nữ không thể đáp ứng ổn thỏa giữa nhu cầu công việc và nhu cầu đòi hỏi của con cái hầu như đang gặp:

A. Một xung đột về giới

B. Một phân biệt đối xử về giới

C. Một xung đột vai trò

D. Tình trạng lưỡng tính

Câu 3. Yếu tố nào sau đây góp phần quan trọng làm biến đổi vai trò giới tính:

A. Phụ nữ có nhiều con hơn

B. Những thay đổi về giới sẽ không tốn nhiều tiền

C. Tăng số lượng công việc đòi hỏi kỹ năng và trình độ học vấn cao

D. Nam giới sẵn sàng từ bỏ địa vị nổi trội trong xã hội

Câu 4. Gia đình được xem là thiết chế cơ bản của xã hội bởi vì:

A. Nó tạo dựng và duy trì những mối quan hệ sơ cấp trong khi các thiết chế khác chỉ có thể tạo nên những mối quan hệ thứ cấp

B. Nó cung cấp những nhu cầu tinh thần và xã hội cơ bản của con người

C. Nó tỏ rõ ưu thế so với các thiết chế khác

D. Nó chỉ là một bộ phận của quá trình xã hội hóa

Câu 5. “Tứ đại đồng đường” là gia đình:

A. Có 3 hoặc nhiều hơn nhiều thế hệ sống chung trong gia đình và cùng chia sẻ tài nguyên

B. Hai hoặc nhiều thế hệ người lớn cùng sống chung trong gia đình dưới một mái nhà

C. Hai hoặc nhiều gia đình hạt nhân có quan hệ anh em

D. Có ít nhất 4 gia đình hạt nhân cùng sống chung một mái nhà

Câu 6. Đề cập đến quá trình công nghiệp hóa và gia đình hạt nhân, chúng ta có thể kết luận rằng:

A. Gia đình hạt nhân là thông thường ở xã hội công nghiệp

B. Gia đình hạt nhân xuất hiện khi nông nghiệp trở nên phương thức sinh kế ưu thế

C. Xã hội săn bắt và hái lượm được định hình bởi các gia đình tập trung lớn

D. Gia đình hạt nhân có ở cả xã hội săn bắt hái lượm và xã hội công nghiệp

Câu 7. Xét về mặt giáo dục, chúng ta có thể kết luận rằng:

A. Gia đình giữ nguyên vai trò cơ bản trong giáo dục chính thức cho mỗi chúng ta

B. Khi xã hội trở nên phức tạp hơn, vai trò của thiết chế giáo dục là truyền đạt lại những kiến thức văn hóa

C. Sự đa dạng của xã hội dẫn đến việc kéo dài thời gian giáo dục con người

D. Chức năng cơ bản nhất của nhà trường là lựa chọn và đào tạo nhân tài

Câu 8. Trong lưu truyền văn hóa, nhà trường:

A. Đóng góp vào việc lưu giữ văn hóa

B. Chỉ tập trung vào những kĩ năng cơ bản như viết

C. Làm sai lệch có mục đích lịch sử để hướng nó đi theo một hướng mong muốn

D. Dạy hệ thống đức tin và giá trị trên cơ sở giảm bớt các kĩ năng cơ bản

Câu 9. Chuẩn bị cho sinh viên phấn đấu giữ một vị trí nào đó về nghề nghiệp trong tương lai là một ví dụ của chức năng nào của thiết chế giáo dục?

A. Giao tiếp xã hội

B. Cung cấp kiến thức

C. Truyền thụ văn hóa

D. Khuyến khích sự phát triển năng lực xã hội và ý thức vai trò cá nhân

Câu 10. Đề cập đến mối quan hệ giữa giáo dục và thành đạt nghề nghiệp, ta có thể kết luận:

A. Giáo dục chính quy ngày càng giảm vai trò của nó trong xã hội hiện đại

B. Mức độ hoàn tất bậc học trong xã hội hiện đại đóng góp tích cục vào sự thành công nghề nghiệp

C. Giáo dục không liên quan gì đến thu nhập trong cuộc đời

D. Giáo dục chính quy mang lại nhiều thu nhập cho nam giới hơn nữ giới

Câu 11. Qui trình quản lý mà theo đó đại bộ phân dân chúng sống chung phải tuân theo trong một phạm vi địa lí nhất định được gọi là:

A. Chính phủ

B. Bang

C. Liên bang

D. Chính quyền

Câu 12. Các tập đoàn doanh nghiệp có thể làm ảnh hưởng tới khách hàng thông qua việc:

A. Luôn sản xuất sản phẩm an toàn

B. Cung cấp một dãy các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế có ý nghĩa

C. Cung cấp một dãy các lựa chọn hạn chế sản phẩm hay dịch vụ thực tế có thể có trên thị trường

D. Cung cấp các dịch vụ không có lợi nhuận nhưng rất cần thiết

Câu 13. Xem xét các tập đoàn doanh nghiệp đa quốc gia, chúng ta có thể kết luận rằng chúng:

A. Là một hiện tượng khá mới

B. Trở nên hùng mạnh hơn kể từ Thế chiến lần thứ 2

C. Dễ điều khiển bởi các chính phủ các nước

D. Là thực sự quan trọng cho nền kinh tế ở mọi nơi

Câu 14. Xã hội hậu công nghiệp ngày nay thu hút hầu hết lực lượng lao động trong ngành:

A. Nông nghiệp

B. Những nghề nghiệp cổ xanh

C. Ngành sản xuất chế biến

D. Dịch vụ

Câu 15. Trong kỹ nguyên hậu công nghiệp,

A. Mức độ làm tư tăng

B. Công nhân quay về với nông nghiệp

C. Công nhân ngày càng được thuê mướn nhiều ở các tổ chức lớn

D. Ngày càng nhiều công nhân làm việc ở nhà

Câu 16. Yếu tố góp phần nâng cao mức độ thỏa mãn với công việc trong tương lai là:

A. Thay đổi từ nền kinh tế sản xuất sang kinh tế dịch vụ

B. Sự tăng tưởng của các tổ chức, doanh nghiệp lớn

C. Sự giảm nhu cầu của công nhân có tay nghề

D. Tăng trưởng các khu vực sản xuất công nghiệp nặng như thép

Câu 17. Karl Marx cho rằng:

A. Tôn giáo dẫn đến sự thay đổi xã hội

B. Đời sống xã hội được cấu tạo từ những ý tưởng và niềm tin

C. Tôn giáo bị thao túng bởi tầng lớp thống trị nhằm duy trì địa vị của họ trong sự áp bức

D. Tôn giáo không quan trọng trong đời sống xã hội

Câu 18. Cách mà mọi người biểu hiện niềm tin và sự thuyết phục về tôn giáo của mình được gọi là:

A. Tôn giáo

B. Tín ngưỡng

C. Nghi lễ

D. Tục thờ cúng

Câu 19. Xem xét kết quả của quá trình tham gia vào hoạt động tôn giáo, chúng ta có thể kết luận rằng:

A. Tham gia vào các nhóm tôn giáo dẫn tới sự triệt thoái khỏi hoạt động xã hội

B. Tham gia vào các nhóm tôn giáo dẫn tới sự tham gia vào các khía cạnh khác của đời sống xã hội

C. Tôn giáo là nguyên nhân dẫn tới sự tham gia vào các hoạt động khác

D. Tôn giáo không liên quan gì đến các mặt hoạt động của đời sống xã hội

Câu 20. Xét giữa tín ngưỡng và hành vi lạc lối, chúng ta có thế kết luận rằng:

A. Tôn giáo có tác động ngăn cản mạnh đối với bất kỳ hành vi phạm tội nào

B. Tôn giáo ngăn cản hành vi phạm tội khi có các ràng buộc xã hội mạnh mẽ

C. Tôn giáo ngăn cản hành vi phạm tội trong những khu vực có sự rối loạn về quy tắc xã hội

D. Tôn giáo ngăn cản hành vi phạm tội khi mọi người khác đều tin rằng cần thuận theo các quy tắc xã hội

Câu 21. Chức năng của thiết chế tôn giáo là:

A. Cung cấp một hệ thống các đức tin (set of beliefs) nhằm giải thích, làm sáng tỏ các sự kiện trong môi trường tự nhiên và xã hội mà không thể giải thích bằng cách khác.

B. Thoả mãn nhu cầu căn bản của bằng cách cung cấp cho con người các tôn chỉ xử thế, đạo đức, và các nguyên tắc chủ đạo của một hành vi phù hợp.

C. Hỗ trợ về mặt tinh thần và an ủi khi con người đối mặt với sự bấp bênh, lo lắng, thất bại, sự chán nản, thất vọng.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 22. Quan niệm nào sau đây được xem là của Emile Dukheim về tôn giáo:

A. Tôn giáo là "thuốc phiện của quần chúng-opiate of people" phát triển giữa những người nghèo và người bị áp bức nhằm thích nghi với cuộc sống mà có ít thuận lợi hơn là khó khăn

B. Tôn giáo hoàn toàn là một hiện tượng xã hội (social phenomenon) mà nguồn gốc của nó là đời sống cộng đồng, và các tư tưởng, nghi thức tôn giáo biểu trưng cho đời sống cộng đồng

C. Thiết chế tôn giáo đáp ứng mối quan tâm cơ bản của con người về sự sống và cái chết

D. Tôn giáo không bao gồm hệ thống các đức tin và nghi lễ liên quan đến các vật linh thiêng

Câu 23. Quan điểm tuần hoàn về sự biến đổi xã hội cho rằng:

A. Xã hội tồn tại trong một trạng thái cân bằng mỏng manh

B. Sự thay đổi xảy ra khi một phần của xã hội bị tụt hậu phía sau cái khác

C. Các xã hội tăng trưởng khi chúng thay đổi

D. Các xã hội thay đổi khi chúng phát triển và thụt lùi theo thời gian

Câu 24. Một khi phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động xã hội, có nghĩa là:

A. Có nhiều phụ nữ tạm hoãn lập gia đình để đi làm việc

B. Phụ nữ không còn tì, việc nên ngoài gia đình

C. Hơn 3 phần tư phụ nữ lập gia đình nằm trong lực lượng lao động

D. Có ít phụ nữ đi làm hơn sau khi con cái họ đến một độ tuổi nhất định

Câu 25. Điều gì sẽ xảy ra đối với gia đình khi phụ nữ tham gia vào quá trình lao động trong xã hội:

A. Nhiều trẻ em được sinh ra

B. Thu nhập gia đình tăng

C. Phụ nữ có chồng sớm hơn

D. Tỷ lệ ly dị giảm

2. Đáp án trắc nghiệm Xã hội học đại cương - Phần 3

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

D

Câu 14

D

Câu 2

C

Câu 15

C

Câu 3

D

Câu 16

A

Câu 4

B

Câu 17

C

Câu 5

D

Câu 18

B

Câu 6

D

Câu 19

B

Câu 7

C

Câu 20

C

Câu 8

A

Câu 21

D

Câu 9

D

Câu 22

B

Câu 10

B

Câu 23

D

Câu 11

A

Câu 24

A

Câu 12

C

Câu 25

B

Câu 13

B



------------------------

Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Xã hội học đại cương - Phần 3, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Đánh giá bài viết
1 623
Sắp xếp theo

    Môn Xã hội học đại cương

    Xem thêm