Đề thi kết thúc học phần môn Xã hội học đại cương - Đề 2
Đề thi môn Xã hội học đại cương - Đề 2 có đáp án
Mời các bạn cùng tham khảo bộ Đề thi kết thúc học phần môn Xã hội học đại cương - Đề 2 có đáp án mà VnDoc.com đã tổng hợp dưới đây. Đề thi với hình thức thi tự luận sẽ giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi kết thúc môn Xã hội học đại cương. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Đề thi kết thúc học phần môn Xã hội học đại cương - Đề 1
Câu 1: Hãy phân tích những nội dung của cơ cấu xã hội nông thôn và đặc điểm của thiết chế chính trị - xã hội ở nông thôn Việt Nam?
Cơ cấu xã hội nông thôn
Cơ cấu xã hội giai cấp và phân tầng xã hội ở nông thôn
- Cơ cấu xã hội giai cấp: cần tập trung phân tích cơ cấu giai cấp ở nông thôn.
Bao gồm giai cấp địa chủ, trung nông, bần nông… - Sự phân tầng thu nhập và mức sống ở nông thôn: Phân tầng thu nhập là hiện tượng xã hội mang tính khách quan, nó tồn tại trong điều kiện kinh tế- xã hội. Đến một trình độ phát triển nhất định của xã hội loài người, sự phân tầng về thu nhập, về mức sống vẫn đang còn tồn tại. Trong các xã hội nông nghiệp và nông thôn, sự phân tầng đó cũng thể hiện sự cấp bách hơn bởi quy mô và tính chất nghiêm trọng của nó.
- Phân tầng xã hội về thu nhập và mức sống mà biểu hiện trực tiếp của nó là sự phân hoá giàu - nghèo ở nông thôn không chỉ là hiện tượng kinh tế mà còn là vấn đề xã hộị lớn. Con số tỷ lệ phản ánh chất lượng nghèo đói, con số biểu thị khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo giúp chung ta đọc được sự phát triển và tiến bộ xã hội, đọc được sự quan tâm tới con người của chính phủ các quốc gia. Đồng thời, qua những biện pháp của chính phủ, của cộng đồng đối với vấn đề đói nghèo hiểu được các hành vi trong xã hội, hiểu được lối ứng xử với nhau giữa những người cùng sống ở nông thôn. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, các nước mới phát triển còn đang phải đương đầu với hiện tượng nghèo đói, đó là sự biểu hiện phân tầng xã hội ở nông thôn. Sự phân hóa giàu - nghèo không chỉ là hiện tượng kinh tế mà còn là một hiện tượng xã hội. Chúng ta cũng biết rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, nhưng ngoài những nguyên nhân về kinh tế như thiếu vốn, gặp khó khăn do đầu vào và đầu ra trong sản xuất … còn có những nguyên nhân xã hội. Hơn nữa, những nguyên nhân này lại chiếm tỷ trọng lớn như đông con, già cả, neo người, ốm đau đột xuất, thiếu kinh nghiệm làm ăn …
Câu 2: Hãy cho biết sự biến đổi của xã hội nông thôn ở nước ta từ khi đổi mới đến nay. Theo Anh (chị), Đảng, Nhà nước cần có những chính sách gì để xây dựng và phát triển nông thôn mới giàu mạnh và văn minh theo định hướng XHCN?
Sự biến đổi của XHH nông thôn ở nước ta từ khi đổi mới đến nay:
- Xu hướng giảm tương đối về tỉ lệ và tuyệt đối về số lượng nông dân trong cơ cấu xã hội và dân cư ở nước ta.
- Xu hướng phân nhánh, phân tầng đa dạng hóa trong cơ cấu giai cấp nông dân.
- Xu hướng biến đổi trong thiết chế gia đình và xã hội ở nông thôn.
Đảng và Nhà nước ....
- Nhà nước đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống 1 cách bền vững đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đặc biệt về trợ giúp đầu tư phát triển sx, nhất là đất sx; trợ giúp đất, nhà ở, nước sạch, đào tạo ghề và việc làm cho đồng bào nghèo trong các dân tộc thiểu số. Nhà nước dã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mạnh các DN đầu tư xây dựng nền kinh tế nông thôn...
- Cần nâng cao nhận thức trong xã hội đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo, coi xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó Nhà nước có vai trò rất quan trọng.
- Thực hiện chính sách an sinh xã hội.
- Thực hiện chiến lược an ninh về lương thực. Phải dự trữ lương thực đủ để cung cấp cho dân cư khi có thiên tai và các hiểm họa do thiên nhiên gây ra. An ninh lương thực không chỉ là cơ sở chống đói nghèo mà còn giúp cho quốc gia phát triển bền vững.
Đầu tư các dự án có trọng điểm nhằm mục đích mở rộng sx lương thực thiết yếu cho người dân. - Cần chống tham nhũng , lãng phí 1 cách triệt để. Chính tham nhũng, lãng phí gây ra sự thiệt hại về tài sản của nhân dân và ngân sách nhà nước gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội trong đó có việc chống đói giảm nghèo, thậm chó làm cho quốc gia ngày càng nghèo thêm.
------------------------
Ngoài Đề thi kết thúc học phần môn Xã hội học đại cương - Đề 2, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.