Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi kết thúc học phần môn Xã hội học đại cương - Đề 1

Đề thi môn Xã hội học đại cương - Đề 1 có đáp án

Mời các bạn cùng tham khảo bộ Đề thi kết thúc học phần môn Xã hội học đại cương - Đề 1 có đáp án mà VnDoc.com đã tổng hợp dưới đây. Đề thi với hình thức thi tự luận sẽ giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi kết thúc môn Xã hội học đại cương. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Câu 1: Xã hội học là gì? Tại sao nói: “Xã hội học với tư cách là một bộ phận của khoa học thực nghiệm nó chỉ ra đời ở các nước Tây Âu thế kỷ XIX? Đối với sinh viên khoa báo chí tại sao phải học tập, nghiên cứu môn XHH?

Xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật và xu hướng của sự phát sinh, phát triển và biến đổi của các hoạt động xã hội, các quan hệ xã hội, sự tương tác giữa các chủ thể xã hội cùng các hình thái biểu hiện của chúng.

Tại sao nói: “Xã hội học với tư cách là một bộ phận của khoa học thực nghiệm nó chỉ ra đời ở các nước Tây Âu thế kỷ XIX?”

  • Các cuộc cách mạng chính trị, kinh tế vào thế kỷ 18, 19 cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi tận gốc rễ các mối liên hệ truyền thống. XHH đã chính thức ra đời trong bối cảnh các nhà nghiên cứu tìm cách trả lời các câu hỏi căn bản: làm thế nào để xã hội giữ được sự ổn định và có thể tồn tại?
  • Trật tự chính trị được áp đặt như thế nào? Giải thích thế nào đối với các vấn đề như tội phạm, bạo lực, ...? Từ những giải pháp cho câu hỏi này, các hệ thống tư tưởng xã hội lớn đã hình thành và ngự trong suốt thế kỷ 19 & 20, xoay xung quanh những trường phái chính như: lí thuyết xung đột, lí thuyết cơ cấu chức năng, lí thuyết tương tác biểu tượng cùng rất nhiều trường phái XHH hiện đại khác.

Câu 2: Tại sao nói thiết chế xã hội là nhân tố cần thiết để ổn định xã hội? Các chức năng của thiết chế xã hội? Các loại hình thiết chế xã hội cơ bản ở nước ta hiện nay?

Thiết chế xã hội là nhân tố cần thiết để ổn định xã hội

Khái niệm thiết chế xã hội: Có nhiều cách định nghĩa về thiết chế xã hội. Ở đây xin nêu 2 cách định nghĩa:

  • Thiết chế xã hội là một hệ thống xã hội phức tạp của các chuẩn mực và các vai trò xã hội, gắn bó qua lại với nhau, được tạo ra và hoạt động để thoã mãn những nhu cầu và thực hiện các chức năng xã hội quan trọng.
  • Hay thiết chế xã hội là một tổ chức hoạt động xã hội và quan hệ xã hội nhất định đảm bảo tính bền vững và tính kế thừa cho các quan hệ đó.

Tính hai mặt của thiết chế xã hội:

  • Là một hệ thống xã hội có tổ chức.
  • Cách thức, hình thái, quy tắc của tổ chức xã hội.

Các chức năng của TCXH:

Điều tiết các quan hệ xã hội trong những lĩnh vực khác nhau của hoạt động xã hội.

+ Tác động đến sự lựa chọn của các cá nhân. Nhờ TCXH mà nó xã hội hoá người hành động xã hội để chấp nhận và làm theo những người khác trong xã hội.

+ Tạo sự ổn định và kế thừa trong các quan hệ xã hội.

+ Điều chỉnh sự hoạt động của nhóm, cá nhân. Duy trì sự đoàn kết bên trong nhóm.

Kiểm soát xã hội.

+ TCXH là hệ thống của những quy định xã hội hết sức chặt chẽ. Để thực hiện những quy định đó phải có những phương tiện cần thiết. Bản thân TCXH cũng là một phương tiện kiểm soát xã hội.

+ Có 2 hình thức kiểm soát xã hội:

- Kiểm soát có hình thức

- Kiểm soát phi hình thức

Khi xã hội loài người hình thành với tư cách là một hệ thống có tổ chức thì thiết chế xã hội cũng ra đời như một nhu cầu tất yếu để ổn định và duy trì trật tự xã hội, không có xã hội nào là không có thiết chế xã hội.

Một số đặc trưng cơ bản của thiết chế xã hội

- Sự nảy sinh của TCXH là do điều kiện khách quan nhất định không phải do yếu tố chủ quan, chúng biểu hiện ở tính thống nhất với cơ sở kinh tế xã hội. Cơ sở kinh tế - xã hội như thế nào thì hình thành TCXH như thế ấy.

- Bản thân sự tồn tại của thiết chế xã hội có sự độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế - xã hội.

- Trong xã hội có giai cấp, TCXH có tính giai cấp.

- Trong những thời kỳ phát triển “bình thường” của xã hội, các TCXH vẫn ổn định và vững chắc. Khi chúng không có khả năng tổ chức các lợi ích xã hội, không vận hành được các mối liên hệ xã hội thì phải có những thay đổi nhất định trong vận hành các TCXH, hoặc cần phải cải biến căn bản bản thân các phương thức và cơ chế hoạt động của chúng. Sự thay thế TCXH hoặc làm cho chúng mang nội dung mới diễn ra trong thời kỳ cách mạng.

- Khi TCXH càng hoàn thiện thì xã hội càng phát triển. Nó xác định vị trí, vai trò của cá nhân và các nhóm xã hội càng rõ ràng.

Các thiết chế xã hội cơ bản

Thiết chế gia đình

- Khái niệm: Gia đình là một nhóm xã hội có đặc trưng là cùng cư trú, cùng hợp tác tái sản xuất, nó bao gồm người lớn của cả hai giới, có ít nhất hai người trong số họ có quan hệ tình dục được mọi người chấp nhận, họ có một hoặc nhiều con cái do họ sinh ra hoặc nhận nuôi (Murdock).

- Thiết chế gia đình có những chức năng cơ bản sau đây:

+ Chức năng sinh sản

+ Chức năng kinh tế

+ Chức năng xã hội hoá trẻ em

+ Chức năng chăm sóc người già

+ Chức năng thoả mãn nhu cầu tình cảm của các thành viên trong gia đình.

Thiết chế kinh tế

- Khái niệm: Kinh tế là TCXH liên quan tới sự quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm.

- Chức năng của thiết chế kinh tế thể hiện trong việc tổ chức sản xuất và kiểm soát, điều hoà các mối quan hệ sau đây:

+ Quan hệ với tư liệu sản xuất

+ Quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất

+ Quan hệ trong phân phối lợi ích

Thiết chế giáo dục

- Khái niệm: Giáo dục là thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kiến thức và kinh nghiệm xã hội, và thế hệ sau đã lĩnh hội và phát huy những kinh nghiệm xã hội đó để tham gia vào đời sống xã hội của mình như lao động sản xuất và các hoạt động khác.

- Chức năng của thiết chế giáo dục thể hiện các mặt sau:

+ Chức năng cung cấp tri thức và hình thành nhân cách con người.

+ Chức năng kinh tế - sản xuất (rèn luyện kỹ năng kỹ xảo về nghề nghiệp).

+ Chức năng chính trị, tư tưởng và văn hoá.

Thiết chế tôn giáo

- Khái niệm: Mỗi khoa học có cách nhìn và cách định nghĩa khác nhau về tôn giáo. Có thể coi tôn giáo là hệ thống niềm tin về vị trí cá nhân trên thế giới, nó tạo ra một trật tự cho thế giới đó và một lý do cho sự tồn tại của nó.

- Tính thiết chế của tôn giáo thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

+ Lễ nghi tôn giáo và tổ chức tôn giáo

+ Ý thức tôn giáo

+ Tâm lý tôn giáo

+ Sự điều tiết và kiểm soát của tôn giáo

Câu 3: Địa vị xã hội là gì? Các yếu tố tạo nên địa vị xã hội? Tại sao nói địa vị xã hội càng cao thì vai trò, trách nhiệm của cá nhân đó càng lớn? Hãy giải thích hiện tượng trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta lại có hiện tượng xung đột về địa vị xã hội của các cá nhân?

Địa vị xã hội

  • Địa vị xã hội là một khái niệm khá trừu tượng. Mội người đều có địa vị xã hội của mình, tuỳ theo quan niệm chung của xã hội mà gọi đó là địa vị cao hay thấp.
  • Địa vị xã hội co thể hiểu rộng ra ở nhiều lĩnh vực, một người có địa vị xã hội là một người được nhiều người biết đến và CÓ SỨC ẢNH HƯỞNG đối với người khác,với cộng đồng.

Hiểu một cách đơn giản, người có địa vị xã hội, là người có chức vụ, quyền hạn (người lãnh đạo, quản lí) trên mọi lĩnh vực trong xã hội như:

  • Kinh tế (hoạt động sản xuất kinh doanh): Tổng Giám đốc, Giám đốc,Trưởng, Phó phòng ban, ngành... Nhà nước hay tư nhân. Vậy người mà bạn nêu trên là có địa vị xã hội đấy.
  • Chính trị, xã hội : Những người lãnh đạo, quản lí trong các tổ chức chính trị, xã hội thuộc bộ máy Nhà nước hay các tổ chức đoàn thể xã hội khác. Về bộ máy Nhà nước như: chủ tịch nước, bộ trưởng,… còn các tổ chức xã hội như: chủ tịch mặt trận Tổ quốc Việt nam, Chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam...

Các yếu tố tạo địa vị xã hội (nguồn gốc của địa vị xã hội)

  • Yếu tố khách quan (tuổi tác, nghề nghiệp, đẳng cấp, dòng dõi…)
  • Yếu tố chủ quan (năng lực cá nhân, tài sản…)

------------------------

Ngoài Đề thi kết thúc học phần môn Xã hội học đại cương - Đề 1, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Xã hội học đại cương

    Xem thêm