Câu hỏi trắc nghiệm môn Xã hội học đại cương - Phần 2
Trắc nghiệm môn Xã hội học đại cương có đáp án
VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm môn Xã hội học đại cương - Phần 2 gồm 25 câu trắc nghiệm có đáp án đi kèm. Bộ câu hỏi là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Khoa học xã hội. Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức nền tảng giúp các bạn ôn tập và thi tốt trong các kì thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Câu hỏi trắc nghiệm môn Xã hội học đại cương - Phần 1
1. Trắc nghiệm Xã hội học đại cương - Phần 2
Câu 1. Những mô hình ứng xử nào sau đây được xếp vào loại hình văn hóa phụ:
A. Những sinh viên cá biệt trong lớp, tách ra lập nhóm chơi riêng với những sở thích giống nhau về thời trang, thể thao, phong cách sinh hoạt
B. Hệ thống tiếng lóng của giới trẻ bụi đời liên quan đến cuộc sống và sinh hoạt ngoài đường phố
C. Sự đam mê âm nhạc dạng hip hop và lối sống chạy theo phong cách ăn mặc, khiêu vũ, cách nói chuyện của một số bạn thuộc giới trẻ hiện nay
D. Tất cả các câu trên
Câu 2. Xã hội hóa là:
A. Quá trình đứa trẻ học được từ bố mẹ cách sử sự đối với mọi người xung quanh.
B. Quá trình mà trong đó chúng ta có thể học hỏi và tiếp nhận nền văn hóa của xã hội, có thể học được cách suy nghĩ và ứng xử hợp với đặc trưng của xã hội.
C. Quá trình cá nhân chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội chứ không tham gia vào quá trình sáng tạo ra các kinh nghiệm xã hội.
D. Quá trình hai mặt: một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào xã hội, vào hệ thống xã hội; mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động bằng các mối quan hệ thông qua việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các quan hệ xã hội.
Câu 3. Các nhà xã hội học kết luận như thế nào về quá trình xã hội hóa:
A. Nó là quá trình bắt đầu từ khi đứa bé sinh ra cho đến hết 20 tuổi đời
B. Nó gần như toàn bộ các hoạt động mà chúng ta học một cách tự nhiên và bình thường
C. Nó chỉ là khái niệm đề cập đến những gì chúng ta học được ở trường
D. Những vấn đề về ăn uống không phải là thứ được đề cập đến trong khái niệm xã hội hóa
Câu 4. Lý thuyết tương tác biểu tượng nhấn mạnh:
A. Khía cạnh sinh học của hành vi con người
B. Bản chất của con người là một sản phẩm của xã hội
C. Trí thông minh là vấn đề cá nhân
D. Những mong muốn bản thân sẽ lấn át tác động của xã hội
Câu 5. Hình tượng “gương soi phản thân – looking-slass self” có thể được định nghĩa là:
A. Một sự tự nhìn nhận bản thân dựa trên cách mà chúng ta nghĩ mọi người sẽ phản ứng với cách nghĩ, cách làm của chúng ta
B. Cách nhìn nhận thực tế của mọi người mà chúng ta cảm thấy rõ nhất
C. Khả năng đặt chúng ta vào vị trí của người khác để đánh giá sự việc
D. Những nhóm người mà ta dựa vào đó để tự đánh giá chúng ta
Câu 6. Quá trình ý thức tự giả định mình ở vị trí hay cách nhìn của người khác và sau đó hành động theo quan điểm đó được gọi là:
A. Quá trình xã hội hóa
B. Quá trình sử dụng nhóm tham chiếu
C. Quá trình chơi game
D. Quá trình đóng vai
Câu 7. Theo Jean Piaget, trong quá trình hình thành nhân cách của con người, giai đoạn tiền thao tác là giai đoạn:
A. Nhận thức thị giác bằng các giác quan qua tiếp xúc mang tính vật chất
B. Nhận thức thông qua biểu tượng và ngôn ngữ, đứa trẻ phân biệt tư tưởng và thực tại khách quan bằng cách cho mình là trung tâm
C. Bắt đầu lý luận nhưng dựa vào những tình huống cụ thể chứ chưa nâng lên mức trừu tượng
D. Có tư duy trừu tượng cao, có thể hình dung khả năng của thực tế
Câu 8. Theo Erik Erikson, vấn đề của tuổi dậy thì là:
A. Quá trình cố gắng đồng nhất hóa – Identification, trong đó cá nhân lựa chọn và cố gắng bắt chước hành vi người lớn hoặc những người mình ngưỡng mộ
B. Niềm tin – trust, trong đó cá nhân cố gắng làm để đạt được niềm tin và sự mong đợi của người lớn
C. Sự tự quản – autonomy, trong đó cá nhân muốn tự khẳng định mình
D. Sự hài hòa toàn vẹn – integrity, trong đó cá nhân luôn cố gắng thực hiện mọi việc để làm vui lòng người khác
Câu 9. Tổ chức duy nhất không đóng góp vào quá trình xã hội hóa của con người là:
A. Nhà trường
B. Gia đình
C. Nhóm người cùng địa vị
D. Nhóm người cùng công việc
Câu 10. Tác động nào sau đây được coi là quan trọng nhất của gia đình:
A. Tác động chính yếu vào bậc nhất của con người trong xã hội
B. Khen thưởng và trừng phạt dựa trên kết quả chứ không phải cá nhân
C. Học cách tự điều khiển bản thân
D. Hoàn thiện bản thân thông qua việc đóng nhiều vai trò khác nhau
Câu 11. Sự thay đổi quan trọng nhất trong cuộc đời người trưởng thành thường liên quan đến:
A. Hoạt động giải trí
B. Vai trò trong công việc và gia đình
C. Tôn giáo
D. Truyền thông
Câu 12. Nhóm sơ cấp là:
A. Nhóm tập hợp từ nhiều người có mối quan hệ bình thường với nhau
B. Nhóm gồm những người có mối quan hệ về cảm xúc, tinh thần
C. Nhóm gồm nhiều người giống nhau về một đặc điểm nào đó
D. Quan trọng chỉ những năm đầu đời
Câu 13. Đặc điểm nào sau đây được xem là của mối quan hệ thứ cấp:
A. Các nhóm chơi chung thời trẻ thơ
B. Các nhóm chơi chung thời vị thành niên
C. Những người láng giềng thường chăm nom con trẻ của nhau
D. Sinh viên và giảng viên
Câu 14. Nhóm sơ cấp:
A. Cung cấp những hỗ trợ về tinh thần
B. Tác động giới hạn vào phần cá nhân của người khác
C. Tồn tại nhằm thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt
D. Không liên quan đến ai cả
Câu 15. Đề cập đến nhóm thứ cấp, chúng ta có thể kết luận rằng:
A. Họ quan trọng hơn nhóm sơ cấp xét về những sợi dây liên hệ về tình cảm
B. Không bao giờ chấp nhận những mối quan hệ sơ cấp
C. Nhiều nhóm thứ cấp cung cấp một dãy giá trị góp phần hình thành nên những mối quan hệ sơ cấp
D. Luôn dẫn đến những mối quan hệ sơ cấp trong nhóm
Câu 16. Liên quan đến vấn đề thủ lĩnh, chúng ta có thể kết luận rằng:
A. Hành xử của thủ lĩnh công việc trong nhóm luôn mang đến những tác động tích cực
B. Tất cả các nhóm đều có thủ lĩnh được bầu chọn
C. Không có đặc trưng tiêu biểu nào được cho là cần thiết cho sự hiệu quả của vai trò thủ lĩnh
D. Thủ lĩnh công việc thường hiệu quả hơn thủ lĩnh tinh thần trong việc đạt mục tiêu của nhóm
Câu 17. Đề cập đến sự phân tầng xã hội, Karl Marx được cho rằng có quan điểm:
A. Nhấn mạnh cơ sở kinh tế của việc hình thành giai cấp
B. Nhấn mạnh khía cạnh quyền lực của giai cấp
C. Làm sáng tỏ làm cách nào thanh thế ảnh hưởng đến giai cấp
D. Cho rằng xã hội tư bản nhấn mạnh vai trò của công nhân
Câu 18. Đề cập đến uy thế nghề nghiệp, chúng ta có thể kết luận rằng:
A. Tiêu chuẩn để xác định uy thế nghề nghiệp không thay đổi theo bất kỳ xã hội nào
B. Hầu hết các xã hội đánh giá cao uy thế của giới cổ xanh hơn giới cổ trắng
C. Các xã hội đánh giá các nghề nghiệp tương tự nhau vì một số nghề có nhiều ưu thế điều khiển tài nguyên khan hiếm hơn một số nghề khác
D. Những sự khác biệt về văn hóa giữa các xã hội khác nhau góp phần tạo nên những đánh giá ưu thế nghề nghiệp khác nhau
Câu 19. Các khía cạnh kinh tế - quyền lực – và vị thế có liên quan gì nhau?
A. Khía cạnh kinh tế đóng vai trò chủ đạo
B. Vị thế không dính dáng gì đến các khía cạnh còn lại
C. Quyền lại và vị thế lấn át khía cạnh kinh tế
D. Tất cả các khía cạnh có mối quan hệ chặt chẻ với nhau
Câu 20. Các nhà lý thuyết thuộc trường phái chức năng quan niệm rằng:
A. Xã hội có giai cấp là tất yếu
B. Bất bình đẳng xã hội xảy ra vì nó có lợi cho xã hội
C. Bất bình đẳng xảy ra vì nó làm lợi cho người này trên cơ sở sự trả giá của người khác
D. Bất bình đẳng xã hội là một chức năng của sự khác biệt về quyền lực
Câu 21. Lý thuyết xung đột cho rằng:
A. Một xã hội có giai cấp là tất yếu
B. Bất bình đẳng xã hội xảy ra vì nó có lợi cho xã hội
C. Bất bình đẳng xảy ra vì nó làm lợi cho người này trên cơ sở sự trả giá của người khác
D. Bất bình đẳng xã hội là một chức năng của vị thế
Câu 22. Lý thuyết xung đột:
A. Xem xã hội vận hành dựa trên quyền lực hơn là dựa trên sự đồng lòng
B. Ít quan tâm đến quan điểm của Marx
C. Xem ý thức hệ của giai cấp là công cụ chính để liên kết giai cấp công nhân
D. Xem sự khác biệt về ý thức sẽ góp phần vào biến đổi xã hội
Câu 23. Mối quan hệ giữa sự phát triển khoa học công nghệ và bất bình đẳng xã hội có thể được mô tả đúng nhất như sau:
A. Bất bình đẳng là lớn nhất ở xã hội săn bắn và hái lượm
B. Khi của cải dư thừa ở xã hội nông nghiệp tăng, bất bình đẳng giảm
C. Xã hội công nghiệp cung cấp một lượng sản phẩm dư thừa rất nhỏ và vì thế tạo ra ít bất bình đẳng
D. Sự xuất hiện của nền sản xuất công nghiệp hiện đại làm xuất hiện xu thế gia tăng sự bất bình đẳng
Câu 24. Ý thức giai cấp đề cập tới:
A. Nhận thức rằng các giai cấp khác nhau tồn tại trong xã hội
B. Sự sợ hãi các thành viên của giai cấp khác
C. Định nghĩa không đúng về mối quan tâm của một giai cấp thật sự
D. Một trạng thái xác định mối quan tâm và ý thức của một giai cấp xã hội nào đó
Câu 25. Nghiên cứu cho thấy người nghèo thường:
A. Phản đối không làm việc
B. Mong muốn trợ cấp xã hội
C. Có kỹ năng cao
D. Muốn có việc làm
2. Đáp án trắc nghiệm Xã hội học đại cương - Phần 2
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
Câu 1 | D | Câu 14 | A |
Câu 2 | D | Câu 15 | C |
Câu 3 | B | Câu 16 | C |
Câu 4 | B | Câu 17 | A |
Câu 5 | A | Câu 18 | D |
Câu 6 | D | Câu 19 | D |
Câu 7 | B | Câu 20 | B |
Câu 8 | A | Câu 21 | C |
Câu 9 | C | Câu 22 | A |
Câu 10 | A | Câu 23 | D |
Câu 11 | B | Câu 24 | D |
Câu 12 | B | Câu 25 | D |
Câu 13 | D |
------------------------
Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Xã hội học đại cương - Phần 2, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.