Câu hỏi trắc nghiệm môn Xã hội học đại cương - Phần 7
Trắc nghiệm môn Xã hội học đại cương có đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm môn Xã hội học đại cương - Phần 7 gồm 30 câu trắc nghiệm có đáp án đi kèm. Bộ câu hỏi là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ôn thi và tự học bám sát chương trình chuyên ngành xã hội ở bậc cao đẳng, đại học theo Bộ giáo dục. Chúc các bạn thành công!
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Câu hỏi trắc nghiệm môn Xã hội học đại cương - Phần 4
1. Trắc nghiệm Xã hội học đại cương - Phần 7
Câu 1. Xác định khái niệm hoạt động xây dựng pháp luật?
A. Là hoạt động soạn thảo, ban hành các luật, văn bản pháp luật, bao gồm từ khâu nghiên cứu, soạn thảo, thông qua và công bố văn bản pháp luật
B. Là việc tuyên truyền chủ trường, đường lối của Đảng và Nhà nước tới toàn xã hội
C. Là việc tạo ra các văn bản qui phạm pháp luật phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và quản lý xã hội
D. Là việc trưng cầu ý kiến của toàn dân để thông qua các văn bản pháp luật quan trọng
Câu 2. Yếu tố không làm ảnh hưởng đến sự hình thành lối sống nông thôn?
A. Cách thức sử dụng thời gian nhàn rỗi
B. Địa bàn cư trú
C. Lao động nghề nông
D. Đô thị hóa
Câu 3. Yếu tố không phải là tính chất cơ bản của dư luận xã hội?
A. Tính thực tiễn
B. Tính khuynh hướng
C. Tính Lan truyền
D. Tính lợi ích
Câu 4. Lãnh đạo theo công việc (hay công cụ) ám chỉ:
A. Vai trò lãnh đạo nhấn mạnh đến việc hoàn thành các nhiệm vụ của một tập thể xã hội
B. Vai trò lãnh đạo nhấn mạnh đến hạnh phúc tập thể của thành viên trong tập thể xã hội
Câu 5. Xã hội học và tâm lý học quan tâm nghiên cứu các nhóm người
A. Đúng
B. Sai
Câu 6. Sự thống nhất hữu cơ dựa trên tổng thể những vai trò được chuyên biệt hóa cao trong xã hội
A. Đúng
B. Sai
Câu 7. Công trình nghiên cứu của Durkheim về tự tử minh chứng rằng: Cuộc sống xã hội có thể giải thích thông qua những đặc điểm của nhóm
A. Đúng
B. Sai
Câu 8. Lý thuyết xung đột nhấn mạnh đến những mâu thuẫn xã hội và biến đổi xã hội
A. Đúng
B. Sai
Câu 9. Theo lý thuyết xung độ, biến đổi xã hội luôn tiêu cực
A. Đúng
B. Sai
Câu 10. Tại Việt Nam, xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng xã hội Việt Nam để làm tiền đề xây dựng chính sách kinh tế - xã hội
A. Đúng
B. Sai
Câu 11. Thành công về kinh tế và quyền lực thường chồng chéo lên nhau hoàn toàn
A. Đúng
B. Sai
Câu 12. Việc lãnh đạo không hướng hoạt động của nhóm đến mục tiêu cuối cùng được xem là lãnh đạo thụ động
A. Đúng
B. Sai
Câu 13. Thủ lĩnh tinh thần là người có quyền lực chính thức trong nhóm
A. Đúng
B. Sai
Câu 14. Tính khách quan và có bằng chứng là điều bắt buộc đối với riêng ngành xã hội học
A. Đúng
B. Sai
Câu 15. Hầu hết những gì ta cho là tự nhiên và bình thường về hành vi xã hội của con người đều dựa trên các đặc tính sinh học
A. Đúng
B. Sai
Câu 16. Trong giai đoạn đầu của giới trẻ, trường học đóng vai trò như phương tiện điều khiển hành vi xã hội
A. Đúng
B. Sai
Câu 17. Sự bình đẳng về giáo dục chỉ tồn tại khi mọi người đều có quyền tiếp cận các trường học có chất lượng tương đương
A. Đúng
B. Sai
Câu 18. Bị bóc lột bỡi những tập đoàn doanh nghiệp đa quốc gia là mối quan ngại của các quốc gia phát triển
A. Đúng
B. Sai
Câu 19. Công nhân thuộc những ngành có vị thế nghề nghiệp thấp thường dễ thỏa mãn với công việc hơn là những người có vị thế nghề nghiệp cao
A. Đúng
B. Sai
Câu 20. Sự tụt hậu về văn hóa xảy ra khi hai yếu tố văn hóa hoặc cấu trúc xã hội có mối liên quan chặt chẽ nhau thay đổi đột ngột hoặc ở những mức độ khác khau
A. Đúng
B. Sai
Câu 21. Hôn nhân theo luật định nhấn mạnh tính mở, chữ tính, và có thể thay đổi được
A. Đúng
B. Sai
Câu 22. Karl Marx cho rằng ý thức hệ đóng vai trò quan trọng và tích cực trong sự biến đổi xã hội
A. Đúng
B. Sai
Câu 23. Sự tiến hóa luôn theo sau bởi sự thay đổi về phong cách sống
A. Đúng
B. Sai
Câu 24. Tài liệu viết là tài liệu thuộc dạng thứ cấp
A. Đúng
B. Sai
Câu 25. Phương pháp phân tích định tính là phương pháp phân tích nhằm rút ra được những nội dung tư tưởng cơ bản của tài liệu để tìm ra những ý nghĩa hay những nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu
A. Đúng
B. Sai
Câu 26. Việc phân tích sự phân bố chiều cao của nam học sinh qua các lứa tuổi dựa vào chương trình Excel được xem là thuộc phương pháp phân tích định tính
A. Đúng
B. Sai
Câu 27. Bản đồ vẽ tay, lời phát biểu, hình chụp do nhà nghiên cứu ghi lại hoặc thực hiện được được xếp vào số liệu thứ cấp
A. Đúng
B. Sai
Câu 28. Phương pháp anket chỉ sử dụng một bảng câu hỏi để hỏi chung tất cả mọi người
A. Đúng
B. Sai
Câu 29. Một cuộc phỏng vấn bán cấu trúc chỉ nên thực hiện không quá một giờ
A. Đúng
B. Sai
Câu 30. Xem xét kết quả của quá trình tham gia vào hoạt động tôn giáo, kết luận rằng
A. Tham gia vào các nhóm tôn giáo dẫn tới sự triệt thoái khỏi hoạt động xã hội
B. Tham gia vào các nhóm tôn giáo dẫn tới sự tham gia vào các khía cạnh khác của đời sống xã hội
C. Tôn giáo là nguyên nhân dẫn tới sự tham gia vào các hoạt động khác
D. Tôn giáo không liên quan gì đến các mặt hoạt động của đời sống xã hội
2. Đáp án trắc nghiệm Xã hội học đại cương - Phần 7
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
Câu 1 | A | Câu 16 | A |
Câu 2 | D | Câu 17 | A |
Câu 3 | A | Câu 18 | B |
Câu 4 | A | Câu 19 | B |
Câu 5 | B | Câu 20 | A |
Câu 6 | A | Câu 21 | B |
Câu 7 | A | Câu 22 | B |
Câu 8 | A | Câu 23 | B |
Câu 9 | B | Câu 24 | B |
Câu 10 | A | Câu 25 | A |
Câu 11 | B | Câu 26 | B |
Câu 12 | A | Câu 27 | B |
Câu 13 | B | Câu 28 | A |
Câu 14 | B | Câu 29 | A |
Câu 15 | B | Câu 30 | B |
------------------------
Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Xã hội học đại cương - Phần 7, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.