Chế độ ăn uống dành cho F0 điều trị tại nhà

F0 điều trị tại nhà cần chế độ dinh dưỡng như thế nào? Dưới đây là hướng dẫn của Bộ Y tế về chế độ ăn uống dành cho F0 điều trị tại nhà theo Quyết định số 4156/QĐ-BYT ngày 28/8/2021. Mời các bạn tham khảo.

1. Chế độ ăn cho F0 tại nhà

F0 tự điều trị tại nhà có thể ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng, thể chất bình thường. Đồng thời, bổ sung thêm 01 đến 02 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi...

Nên ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc.., đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng. Tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng.

Uống đủ nước (trung bình 02 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.

Để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, cần chú ý:

- Ăn đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm: Nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm.

- Không bỏ bữa: Ăn đủ 03 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ.

- Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <10% tổng năng lượng ăn vào).

- Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sỹ.

- Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.

Để đảm bảo dinh dưỡng an toàn:

- Tránh đồ ăn, uống có nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia.

- Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh. Không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng.

- Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm. Luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.

- Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

Bạn đọc có thể tham khảo một số thực đơn dành cho F0 điều trị tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 4156/QĐ-BYT.

2. Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với người mắc Covid-19

2.1. Thực phẩm nên dùng

- Gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn,…

- Các loại hạt: đậu đỗ, vừng, lạc…

- Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa bột, sữa tươi, sữa chua…

- Thịt các loại, cá, tôm…

- Trứng và các sản phẩm từ trứng: trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút…

- Dầu thực vật, dầu oliu, dầu cá,…

- Các loại rau: đa dạng các loại rau.

- Quả tươi: ăn đa dạng các loại quả

2.2. Thực phẩm hạn chế dùng

- Mỡ động vật, phủ tạng động vật.

- Các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối...).

- Các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt.

- Các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

2.3. Một số thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp nâng cao thể trạng

Vitamin và khoáng ch ất

Vai trò

Nhu

cầu/ngày

Thực phẩm (hàm lượng/100g thực phẩm)

Vitamin A

Duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc.

Nam: 650mcg

Nữ: 500mcg

Gan (6500mcg), lòng đỏ trứng (140mcg).

Vitamin A dưới dạng Beta-caroten như: cà rốt (835mcg), khoai lang (709mcg), bí ngô (369mcg), đu đủ (55mcg), xoài (38mcg), bông cải xanh (800mcg), rau cải bó xôi (681mcg), …

(Lưu ý thực phẩm thông thường trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể cung cấp đủ lượng vitamin A)

Vitamin C

Tăng cường miễn dịch, hạn chế sự tiến triển của viêm phổi do virus, cải thiện chức năng hô hấp

85mg

Hoa quả, trái cây và rau tươi như: Bưởi (95mg), chanh (77mg), kiwi (93mg), ổi (62mg), dâu tây (60mg), đu đủ (54mg), cam (40mg), ớt chuông (103-250mg),…

Vitamin D

Tăng cường hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh.

15mcg

Bệnh nhân nên tiếp xúc với ánh nắng 15-30 phút mỗi ngày (phòng thoáng, có cửa sổ có ánh nắng mặt trời)

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá chép, trắm cỏ (24,7mcg); lươn, trạch (23,3mcg); sữa (7,8 - 8,3mcg); lòng đỏ trứng (2,68mcg); và các thực phẩm được bổ sung vitamin D (các loại sữa, ngũ cốc)…

Vitamin E

Thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch.

Nam 6,5mg

Nữ 6,0mg

Các sản phẩm từ đậu nành, giá đỗ, rau mầm…

Selen

Chất chống oxy hóa mạnh, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng.

Nam 34mcg

Nữ 26mcg

Gạo lức, gạo lật nảy mầm, gạo mầm, cá, tôm, rong biển…

Kẽm

Điều hoà miễn dịch, điều hoà các phản ứng viêm

Nam 10mg

Nữ 8mg

Các loại thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu (31mg); sò (13,4mg); thịt bò (4,05mg); lòng đỏ trứng (3,7mg); sữa bột (3,34-4,08mg); cua ghẹ 3,54mg;…

Các loại hạt: hạt đậu (3,8 -4,0mg); hạt vừng (7,75mg);…

Omega 3

Cải thiện hệ miễn dịch.

Chống viêm

2g

Cá mòi, cá hồi, cá basa, cá bơn, cá trích, cá ngừ, hàu, dầu gan cá, hạt macca, hạt óc chó, hạt chia

Flavonoid

Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch của cơ thể.

Các loại rau gia vị như: húng, tía tô, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh, gừng, tỏi, nghệ, các loại rau lá màu xanh.

Bổ sung lợi khuẩn (Probiotic)

Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Phô mai, sữa chua…

Trên đây là tổng hợp các chế độ ăn uống dành cho F0 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chế độ ăn uống lành mạnh là một trong các yếu tố hàng đầu để cơ thể luôn khỏe mạnh, đặc biệt là khi bạn là F0. Hãy chú ý sức khỏe của mình thật tốt nhé!

Đánh giá bài viết
1 2.966
Sắp xếp theo

    Món ngon mỗi ngày

    Xem thêm