Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản?

Nhiều giáo viên thắc mắc về vấn đề hưởng thai sản và đặt ra câu hỏi: Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản hay không? Không chỉ vậy, nếu là lao động Nữ sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi là giáo viên, đang có thai cháu thứ ba và dự sinh vào tháng 1/2018. Tôi đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội liên tục được 6 năm. Vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Như vậy, theo quy định của pháp luật ở trên thì đối với lao động nữ thì không phân biệt lao động nữ đó sinh con lần thứ 1, 2 hay 3… chỉ cần có đủ điều kiện hưởng thì đều được hưởng chế độ thai sản.

Hỏi: Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản? Tôi đã có 2 con nhưng do không thực hiện kế hoạch nên tôi đã có thai. Bạn kế toán trong công ty nói tôi sinh con thứ 3 thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản như vậy có đúng không ạ?

Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện để được hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con…”.

Như vậy, chỉ cần đáp ứng các điều kiện trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản mà không phân biệt đó là con thứ mấy. Việc Nhà nước đề ra chính sách về kế hoạch hóa gia đình nhằm khuyến khích các gia đình dừng lại ở hai con để đảm bảo nuôi dạy các con tốt hơn. Do đó, pháp luật bảo hiểm xã hội không có sự phân biệt về việc giải quyết chế độ thai sản đối với con thứ nhất, thứ hai hay thứ ba.

Trước đây, vấn đề này của bạn được quy định tại Điều 10 của Điều lệ bảo hiểm xã hội năm 1995. Khi đó, quyền lợi của người mẹ được hưởng chế độ thai sản chỉ giới hạn ở con thứ nhất và con thứ hai. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ra đời, sửa đổi một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội năm 1995 cho đến nay thì quy định đó đã được điều chỉnh, quyền lợi của người mẹ được hưởng chế độ thai sản không bị giới hạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm