Chế độ dành cho giáo viên kiêm bí thư Đoàn
Chế độ dành cho giáo viên kiêm bí thư Đoàn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mời các thầy cô cùng theo dõi.
Chế độ bí thư đoàn trường
Giáo viên bí thư Đoàn được giảm thời gian dạy để làm công tác
Theo Điều 2 Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg, thời gian công tác Đoàn, Hội của giáo viên kiêm bí thư đoàn như sau:
Đối với các trường đại học
- Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn là giảng viên được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn được dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.
Đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học (sau đây gọi chung là cấp trường)
- Cấp trường có từ 10.000 sinh viên, học sinh trở lên: Bí thư Đoàn là giảng viên, giáo viên được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
- Cấp trường có từ 5.000 đến dưới 10.000 sinh viên, học sinh: Bí thư Đoàn là giảng viên, giáo viên được dành 60% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
- Cấp trường có dưới 5.000 sinh viên, học sinh: Bí thư Đoàn là giảng viên, giáo viên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.
Đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên
- Bí thư Đoàn các trường từ 28 lớp trở lên được dành 85% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;
Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên, cố vấn Đoàn các trường dưới 28 lớp được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội.
Giáo viên bí thư Đoàn được hưởng phụ cấp hàng tháng
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 13, hàng tháng, giáo viên là cán bộ Đoàn, Hội sẽ được trả phụ cấp cùng kỳ lương hàng tháng. Cụ thể:
- Đối với các đại học: Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn được hưởng phụ cấp như cấp Trưởng Ban thuộc đại học.
- Đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học: Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên cấp trường được hưởng phụ cấp như Trưởng phòng.
- Đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên: Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên và Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên được hưởng phụ cấp như Tổ trưởng chuyên môn.
Giáo viên bí thư Đoàn được ưu tiên khi làm việc, công tác
Giáo viên bí thư Đoàn ngoài được giảm thời gian giảng dạy và hưởng phụ cấp thì còn được hưởng các chính sách ưu tiên khác quy định tại Điều 4 Quyết định 13 như sau:
- Được tạo điều kiện về thời gian, được thanh toán công tác phí khi tham gia hoạt động Đoàn, Hội do cấp trên triệu tập theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được ưu tiên bố trí chỗ ở ký túc xá; được hưởng phúc lợi xã hội như cán bộ quản lý cùng cấp.
- Được ưu tiên xem xét tuyển dụng khi thi tuyển công chức, thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức nếu có thời gian công tác Đoàn, Hội từ 03 năm liên tục trở lên và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Bí thư Đoàn từ cấp cơ sở trở lên nếu đủ tiêu chuẩn được đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo của nhà trường.
Tài liệu dành cho giáo viên:
- Bảng lương mới của giáo viên Tiểu học 2021
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên Tiểu học
- Giáo viên bao lâu thì được đăng ký dự thi/xét thăng hạng?
- Nhà giáo vẫn cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
- Bộ GD-ĐT trả lời việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên
- Khi nào giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp?
- Thay đổi về lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên tiểu học từ 20/3/2021
- Tiêu chuẩn mới về trình độ của giáo viên các cấp từ 20/3/2021