Chính sách BHYT cho học sinh - sinh viên năm học 2021-2022

BHYT cho học sinh - sinh viên năm học 2021-2022

VnDoc mời các bạn cùng tham khảo bài viết Chính sách BHYT cho học sinh - sinh viên năm học 2021-2022.

Chính sách BHYT cho học sinh - sinh viên năm học 2021-2022 có gì mới? Theo đó phụ huynh, học sinh - sinh viên có thể lựa chọn phương thức đóng BHYT định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng và đăng ký tham gia tại cơ sở giáo dục, nhà trường nơi học sinh - sinh viên đang theo học. Cụ thể mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Ngày 17-9, BHXH Việt Nam có thông báo về chính sách BHYT học sinh - sinh viên trong năm học 2021 - 2022.

Cụ thể, trong năm học này, không có sự thay đổi về mức đóng BHYT của học sinh - sinh viên. Theo đó, mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (tương đương với 4,5% x 1.490.000 = 67.050 đồng/học sinh/tháng và 1 năm là 804.600 đồng).

Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, học sinh - sinh viên chỉ đóng 70% mức đóng nên số tiền thực tế mà mỗi học sinh - sinh viên sẽ đóng là 46.935 đồng/tháng, tương đương với 563.220 đồng/năm. Phụ huynh, học sinh - sinh viên có thể lựa chọn phương thức đóng BHYT định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng và đăng ký tham gia tại cơ sở giáo dục, nhà trường nơi đang theo học.

Ngoài ra, khi tham gia BHYT sẽ được cấp thẻ BHYT, được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường hoặc cơ sở y tế theo quy định; được chi trả chi phí khám chữa bệnh (KCB) trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng; được lựa chọn và thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu theo quy định vào tháng đầu mỗi quý.

Khi đi KCB đúng tuyến và thực hiện đầy đủ thủ tục, học sinh - sinh viên có thẻ BHYT được hưởng 80% chi phí. Còn không đúng tuyến, không có giấy chuyển tuyến mà xuất trình đầy đủ thủ tục KCB BHYT sẽ được thanh toán trong phạm vi, mức hưởng và tỉ lệ hưởng là 100% khi KCB ngoại trú bệnh viện tuyến huyện; 100% khi KCB nội trú bệnh viện tuyến huyện, tỉnh; 40% khi KCB nội trú bệnh viện tuyến trung ương.

Trong trường hợp không xuất trình đầy đủ thủ tục KCB BHYT tại nơi đăng ký KCB ban đầu, được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT. Cụ thể, KCB ngoại trú được hưởng tối đa 223.500 đồng. Khám chữa nội trú được hưởng tối đa 745.00 đồng.

Khi học sinh - sinh viên đi KCB tại cơ sở y tế không có hợp đồng khám BHYT, được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT. Cụ thể:

- KCB ngoại trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa 223.500 đồng.

- KCB nội trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa 745.000 đồng.

- KCB nội trú bệnh viện tuyến tỉnh được hưởng tối đa 1.490.000 đồng.

- KCB nội trú bệnh viện tuyến trung ương được hưởng tối đa 3.725.000 đồng.

Trường hợp cấp cứu được KCB tại bất kỳ cơ sở nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ tùy thân có ảnh trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định.

18 triệu HS-SV tham gia BHYT

Năm học 2020-2021, cả nước có hơn 18 triệu học sinh - sinh viên (HS-SV) tham gia BHYT. Trong đó có hơn 14,5 triệu em tham gia tại nhà trường; 3,5 triệu em tham gia theo nhóm BHYT khác (như hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân lực lượng vũ trang...).

Trong năm 2020, cả nước có hơn 6,8 triệu lượt HS-SV đi khám chữa bệnh BHYT được quỹ BHYT chi trả 2.296,11 tỉ đồng.

Đánh giá bài viết
4 576
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm