Cho dãy các chất FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3 số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
Cho dãy các chất FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3 số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của NaOH, cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi bài tập liên quan. Giúp củng cố, rèn luyện kĩ năng thao tác giải bài tập.
Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là:
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Các chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là FeCl2, CuSO4 (có 2 chất):
2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
Đáp án C
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất sau
A. Na2SO4 và Fe2(SO4)3
B. Na2SO4 và K2SO4
C. Na2SO4 và BaCl2
D. Na2CO3 và K3PO4
Khi cho NaOH vào 2 dung dịch chỉ Fe2(SO4)3 xuất hiện kết tủa nâu đỏ, Na2SO4 không có hiện tượng
6NaOH + Fe2(SO4)3 → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3↓
=> NaOH phân biệt được 2 dung dịch Fe2(SO4)3 và Na2SO4
Câu 2. Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy
A. Fe(OH)3, BaCl2, CuO, HNO3
B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2
C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3
D. Al, MgO, H3PO4, BaCl2
Câu 3. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đến khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng lại lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn nào sau đây
A. Cu
B. CuO
C. Cu2O
D. Cu(OH)2
Câu 4. Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3 ở nhiệt độ thường.
B. Cho Cr2O3 vào dung dịch KOH loãng.
C. Cho dung dịch NaCl vào dung dịch Ba(HCO3)2.
D. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
------------------------------------