Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH số loại trieste được tạo ra tối đa là
Tính số trieste tạo ra
Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH số loại trieste được tạo ra tối đa là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến xác định số loại trieste được tạo ra từ glixerol và axit béo. Bên cạnh đó tài liệu cũng đưa ra các nội dung câu hỏi bài tập củng cố, giúp bạn đọc rèn luyện kĩ năng thao tác giải bài tập. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Số trieste tạo ra: n2(n + 1)/2
n: số axit béo
Áp dụng công thức:
Số trieste tạo bởi glixerol và 2 axit béo C17H35COOH và C15H31COOH là
\(\frac{n^n(n+1)}2\Rightarrow\frac{2^{2\;}(2+1)}2=6\)
Đáp án D
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Cho sơ đồ chuyển hóa sau đây:
C3H4O2 + KOH → X + Y
X + H2SO4 loãng → Z + T
Cho biết Y và Z đều có khản năng tham gia phản ứng tráng bạc. Hai chất Y, Z lần lượt là:
A. HCHO, CH3CHO.
B. HCHO, HCOOH.
C. CH3CHO, HCOOH.
D. HCOOK, CH3CHO.
C3H4O2: HCOOCH = CH2
Chuỗi phản ứng hóa học đầy đủ là:
HCOOCH = CH2 + KOH → HCOOK (X) + K2SO4 (T)
HCOOK + H2SO4 loãng → HCOOH (Z) + K2SO4 (T)
Vậy X: HCOOK; Y: CH3CHO; Z: HCOOH; T: K2SO4
Câu 2. Khi đun nóng glixerol với hỗn hợp ba axit béo C17H35COOH, C17H33COOH, C17H31COOH có thể thu được tối đa bao nhiêu chất béo khác nhau ?
A. 18.
B. 16.
C. 19.
D. 21.
Áp dụng công thức:
Số trieste tạo bởi glixerol và 3 axit béo C17H35COOH, C17H33COOH, C17H31COOH
\(\frac{n^n(n+1)}2\Rightarrow\frac{3^{3\hspace{0.278em}}(3+1)}2=18\)
Câu 3. Chất nào sau đây không cho kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2/ OH- khi đun nóng?
A. HCHO
B. HCOOCH3
C. C6H12O6
D. C3H5(OH)3
C3H5(OH)3 là ancol đa chức, không chứa nhóm –CHO nên không cho kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2/ OH- khi đun nóng
Các hợp chất hữu cơ còn lại cho kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2/ OH- khi đun nóng
Cu(OH)2 + HCHO → HCOOH + Cu2O↓ + H2O
HCOOCH3 + 8Cu(OH)2 → 4Cu2O + 2CO2 + 10H2O
C6H12O6 + 2Cu(OH)2 → C6H12O7 + Cu2O + 2H2O
Câu 4. Cho các chất lỏng sau mất nhãn sau: axit axetic, glixerol, metyl fomat. Phân biệt các chất lỏng trên, người ta cần dùng hóa chất nào dưới đây?
A. Nước và quì tím
B. Nước và dung dịch NaOH
C. Dung dịch Cu(OH)2/ OH-
D. dung dịch nước brom
Ta có este nhẹ hơn nước và không tan trong nước, do đó có thể nhận biết được este khi hòa tan các chất lỏng trên vào nước.
Axit axetic làm quì tím hóa đỏ.
Câu 5. Chất nào sau đây không tạo este trong phản ứng với axit axetic
A. C2H5OH.
B. C3H5(OH)3
C. C3H6.
D. CH3OH.
Chất không tạo este trong phản ứng với axit axetic là C2H6.
Phương trình phản ứng
CH3COOH + C2H5OH \(\overset{H_{2} SO_{4} , t^{o} }{\rightleftharpoons}\)CH3COOC2H5 + H2O
3CH3COOH + C3H5(OH)3 → (CH3COO)3C3H5 + 3H2O
CH3OH + CH3COOH → CH3COOCH3 + H2O
--------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH số loại trieste được tạo ra tối đa là tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.