Có buộc thôi việc viên chức bị án treo không
Viên chức bị xử án treo có bị buộc thôi việc
Viên chức bị án treo có bị buộc thôi việc không? VnDoc mời các bạn theo dõi để có câu trả lời chi tiết, chính xác cũng như nắm vững hơn về Luật Viên chức.
- Các mức đánh giá xếp loại viên chức theo quy định mới nhất 2021
- Tiêu chí đánh giá xếp loại viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Điều kiện viên chức chuyển sang công chức là gì
Theo Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn, viên chức bị phạt tù sẽ bị buộc thôi việc, vậy viên chức bị án treo thì như thế nào? trong bài viết dưới đây, VnDoc sẽ giải thích rõ 2 vấn đề là: viên chức bị án treo có bị buộc thôi việc và các bước viên chức không hưởng án treo bị kỷ luật. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết để nắm vững quy định cũng như có được câu trả lời chính xác.
Viên chức bị án treo có bị buộc thôi việc không?
Điều 57 Luật Viên chức năm 2010 nêu rõ:
Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ quy định này, có thể thấy, các trường hợp viên chức bị buộc thôi việc gồm:
- Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo.
- Viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng.
Thời điểm áp dụng hình thức kỷ luật này là từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Đồng thời, nếu viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Để quy định cụ thể về các trường hợp viên chức bị buộc thôi việc, Điều 19 Nghị định 112 năm 2020 nêu gồm:
- Viên chức quản lý bị cách chức, viên chức không giữ chức vụ quản lý bị cảnh cáo mà vẫn tái phạm.
- Dùng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Ngiện ma túy, có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, viên chức bị phạt tù nhưng hưởng án treo không thuộc trường hợp bị buộc thôi việc.
Các bước viên chức không hưởng án treo bị kỷ luật
Như phân tích ở trên, viên chức được hưởng án treo sẽ không bị buộc thôi việc. Đồng nghĩa, viên chức bị Tòa án phạt tù và không được hưởng án treo sẽ bị buộc thôi việc.
Theo đó, căn cứ Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, trình tự ra quyết định kỷ luật viên chức được thực hiện như sau:
- Tổ chức họp kiểm điểm;
- Thành lập Hội đồng kỷ luật;
- Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Tuy nhiên, nếu viên chức bị kết án mà không được hưởng án treo thì không tổ chức họp kiểm điểm và thành lập Hội đồng kỷ luật.
Do đó, theo Điều 37 Nghị định này, viên chức không được hưởng án treo sẽ bị ra quyết định buộc thôi việc ngay.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền sẽ ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc viên chức.
Trong quyết định này phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành bởi quyết định này sẽ có hiệu lực trong 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành.
Đặc biệt, quyết định kỷ luật sẽ đương nhiên chấm dứt nếu trong thời gian quyết định đang có hiệu lực mà viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm.
Lưu ý: Hình thức kỷ luật viên chức sẽ bị ghi vào lý lịch viên chức.