Dàn ý Chữ người tử tù

Dàn ý Phân tích Chữ người tử tù

Dàn ý Chữ người tử tù do VnDoc biên soạn bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 có thêm tài liệu tham khảo để nắm vững kiến thức bài học đồng thời mở mang vốn từ, hoàn thiện bài văn của mình.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Dàn ý Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù

1. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và khái quát chung về tác phẩm Chữ người tử tù.

2. Thân bài

a. Tình huống truyện

Không gian: nhà tù.

Thời gian: những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao.

→ Đây là nơi mục nát, éo le nhưng lại la nơi gặp gỡ, giao thoa của hai tâm hồn nghệ sĩ. Không gian và thời gian góp phần tạo nên kịch tính cho cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng.

b. Nhân vật Huấn Cao

Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”.

Huấn Cao là một con người có khí phách hiên ngang bất khuất, là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.

Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh” với phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết. Ông trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì ... vào đây”.

⇒ Không khuất phục trước cường quyền, khí phách của một người anh hùng.

Huấn Cao là một nhân cách, một thiên lương cao cả, tâm hồn trong sáng, cao đẹp, trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.

⇒ Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng, rân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

c. Nhân vật quản ngục

Tấm lòng biệt nhỡn liên tài: Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục luôn bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường; dũng cảm biệt đãi Huấn Cao

Viên quản ngục là người luôn khát khao và trân trọng cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay Huấn Cao viết; lo lắng nếu như không xin được chữ ông Huấn trước khi bị hành hình thì “ân hận suốt đời mất”

d. Cảnh cho chữ

Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”

Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn.

Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt...

Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt: người cho chữ là tên tử tù mang trọng tội, còn người nhận chữ lại là viên quan coi ngục có chức có quyền → Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau để làm nổi bật cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao: sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.

⇒ Toàn bộ cảnh cho chữ là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người trong hoàn cảnh tối tăm ngục tù bậc nhất.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Dàn ý Chữ người tử tù. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập tốt.

Đánh giá bài viết
1 457
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm