Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 1: Người có công với quê hương, đất nước
Giải bài tập Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 1: Người có công với quê hương, đất nước là tài liệu dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố các kiến thức môn Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo.
Giải bài tập Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 1
Đạo đức lớp 5 trang 6 Khởi động
Câu hỏi (trang 6 SGK Đạo đức lớp 5): Nghe/hát bài hát Kim Đồng (Nhạc và lời: Phong Nhã) và thực hiện yêu cầu:
- Em biết gì về nhân vật trong bài hát?
- Nêu cảm nhận của em khi nghe bài hát này.
Hướng dẫn:
- Lời bài hát: Kim Đồng
Hờn căm bao lũ tham tàn phát xít
Dấn bước ra đi Kim Đồng lên chiến khu
Kim Đồng quê hương Việt Bắc xa mù
Kim Đồng thay cha rửa mối quốc thù.
Anh Kim Đồng ơi! Anh Kim Đồng ơi!
Tuy anh xa rồi tuy anh xa rồi
Gương anh sáng ngời gương anh sáng ngời.
Đội ta cố noi...
Bao phen giao liên trong rừng gian lao
Nguy nan vô cùng xung phong theo gương anh hùng
Đùng đùng đùng đoàng đoàng đoàng anh vẫn đi...
Anh luôn luôn tiến tiến tiến
Đi theo dò quân xâm lăng
Anh xông pha chốn khắp chốn
Đi tuyên truyền trong nhân dân
Kim Đồng tên anh muôn thuở không mờ
Kim Đồng tên anh lừng lẫy chiến khu.
- Nhân vật trong bài bát là người anh hùng nhỏ tuổi Kim Đồng. Kim Đồng là bí danh của Nông Văn Dền, một thiếu niên người dân tộc Nùng, ở xóm Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Giang, tỉnh Cao Bằng… Anh là một người thông minh, dũng cảm, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
- Bài hát cho em thấy rõ hình ảnh một người anh hùng nhỏ tuổi luôn dũng cảm, anh hùng trong mọi khó khăn. Dù cho nhiệm vụ khó khăn, hoàn cảnh nguy hiểm thì anh vẫn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Đạo đức lớp 5 trang 6, 7 Kiến tạo tri thức mới
Câu hỏi 1 (trang 6 SGK Đạo đức lớp 5): Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
- Nêu đóng góp của các nhân vật trong tranh với quê hương, đất nước.
- Kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.
Hướng dẫn:
- Đóng góp của các nhân vật trong tranh đối với quê hương, đất nước:
1. Hai Bà Trưng: là những người đầu tiên lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ; bước đầu xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân; lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán; là tấm gương anh dũng, cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta…
2. Lý Thái Tổ: dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La giúp cho nhân dân phát triển (Thăng Long nằm giữa sông Nhị Hà và sông Tô Lịch, có cả Kim Ngưu, sông Nhuệ và cả sông Cà Lồ, nhất là sông Hồng đã đem phù sa bồi đắp cho ruộng đồng màu mỡ, nới rộng vùng châu thổ); lấy Phật giáo làm sinh lực cho dân tộc (áp dụng tinh hoa đạo Phật vào xã hội, làm chất keo sơn đoàn kết quần chúng)…
3. Trần Quốc Toản: ông có công đi đầu trong cuộc chiến đấu với quân Mông - Nguyên; huy động gia nô và thuân thuộc hơn 1000 người, làm binh khí, đóng chiến thuyền và may cờ đề 6 chữ: "Phá cường địch, báo hoàng ân"; sau khi được giao trọng trách Quốc công tiết chế, ông đã sáng tác bài Hịch Tướng Sĩ để động viên tinh thần quân đội…
4. Võ Thị Sáu: luôn dũng cảm, sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong; tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương…
5. Trần Đại Nghĩa: là người đặt nền móng, có nhiều cống hiến xuất sắc đối với ngành Quân giới Việt Nam; đã nghiên cứu ra nhiều loại vũ khí quan trọng, góp phần nâng cao sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam…
6. Tôn Thất Tùng: kiên quyết đấu tranh đòi chính quyền thực dân phải tổ chức cuộc thi nội trú cho các bệnh viện ở Hà Nội (1938); ông là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học dioxin; ông có công lao to lớn trong việc đào tạo đội ngũ các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn…
- Một số người có công với quê hương đất nước khác:
+ Công chúa Huyền Trân: người có đóng góp to lớn trong việc mở mang lãnh thổ về phía Nam nước ta.
+ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác: phát hiện những kiến thức mới về y học, sinh lý học, dược học; phát hiện ra 305 vị thuốc Nam, sưu tầm và thu thập 1854 vị thuốc Nam hay của các bậc tiền bối,…
+ Hồ Chí Minh: là vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc…
Câu hỏi 2 (trang 7 SGK Đạo đức lớp 5): Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ (1904 - 2010) quê ở tỉnh Quảng Nam. Tuổi trẻ của Mẹ là những tháng ngày chứng kiến cảnh chồng con vào chiến trường. Suốt mấy mươi năm, Mẹ luôn cần mẫn đào hầm để nuôi giấu các chiến sĩ cách mạng trong vườn nhà, Bao đêm dài, Mẹ đã thức canh gác nhiều cuộc họp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ.
Hiếm có người mẹ nào gánh chịu nhiều khổ đau như Mẹ Nguyễn Thị Thứ. Bao lần tiễn chồng con đi là ngần ấy lần chồng con biền biệt không về. Dù vậy, Mẹ vẫn nuốt nước mắt vào lòng, âm thầm chịu đựng. Để rồi, Mẹ xót xa nhận tin hi sinh của 12 liệt sĩ trong gia đình: 9 người con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại.
Năm 1994, Mẹ Thứ được trao tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. Đảng và Nhà nước đã thống nhất xây dựng tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng tại núi Cẩm (xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), lấy nguyên mẫu từ Mẹ Nguyễn Thị Thứ. Dù Mẹ đã ra đi nhưng tên tuổi và những cống hiến của Mẹ còn mãi sáng ngời trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
(Theo Thanh Thuỷ, congan.danang.gov.vn)
- Mẹ Thứ đã có những đóng góp gì cho quê hương, đất nước?
- Theo em, vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?
Hướng dẫn:
- Những đóng góp của Mẹ Thứ cho quê hương, đất nước:
+ Mẹ luôn cần mẫn đào hầm để nuôi giấu các chiến sĩ cách mạng trong vườn nhà.
+ Mẹ đã thức canh gác nhiều cuộc họp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ.
+ Mẹ Thứ luôn âm thầm chịu đựng những khổ đau của chiến tranh để lại - sự hi sinh của 12 liệt sĩ trong gia đình.
- Theo em, chúng ta cần phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước vì nhờ họ chúng ra mới được sống trong một đất nước độc lập, có tiếng nói, ngôn ngữ, văn hóa và phong tục riêng.
Đạo đức lớp 5 trang 8 Luyện tập
Luyện tập 1 (trang 8 SGK Đạo đức lớp 5): Nhận xét các ý kiến sau:
Hướng dẫn:
- Ý kiến 1: Ý kiến này là chưa đúng. Không chỉ có người đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước mới là người có công. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, chỉ cần có đóng góp trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống thì đều là người có công.
- Ý kiến 2: Ý kiến này là hoàn toàn đúng. Mỗi một hoàn cảnh thực tế khác nhau, con người có những cách đóng góp khác nhau. Mỗi một đóng góp đó đều được coi là công, mỗi người đóng góp đều được coi là người có công.
- Ý kiến 3: Ý kiến này là hoàn toàn đúng. Những người dùng quyền hành để tham ô là những người đang gây hại cho đất nước, làm đất nước nhanh bị suy thoái kinh tế, giá trị đạo đức con người đi xuống.
- Ý kiến 4: Ý kiến này là hoàn toàn đúng. Nhờ có những người có công với quê hương, đất nước mà các thế hệ sau có được cuộc sống ấm no, xã hội phồn vinh.
Luyện tập 2 (trang 8 SGK Đạo đức lớp 5): Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào sau đây? Vì sao?
Hướng dẫn:
- Em đồng tình với việc làm (1) vì nhờ có các nhà khoa học chúng ta mới có nhiều phương tiện, công cụ hữu ích cho cuộc sống như hiện tại.
- Em đồng tình với việc làm (2) vì để giành được độc lập dân tộc trong cả nước thì không chỉ nguyên dân tộc Kinh mà còn là công sức của toàn các dân tộc trong đất nước.
- Em đồng tình với việc làm (3) vì thầy cô giáo là người giúp cho chúng ta đến gần hơn với con chữ, giúp đất nước tránh được tình trạng mù chữ, lạc hậu.
- Em không đồng tình với việc làm (4) vì mỗi người sẽ có công đóng góp khác nhau. Nghệ nhân dân ca quan họ có công lưu giữ nền văn hóa phi vật thể cho đất nước ta.
Luyện tập 3 (trang 9 SGK Đạo đức lớp 5): Xử lí tình huống
- Tình huống 1: Cụ nội của Na được truy tặng Huân chương Kháng chiến. Na định kể về cụ trong bài viết "Kể về người có công với quê hương em". Khi Na chia sẻ điều này với Cốm, Cốm nói: "Cụ không được nhiều người biết, bạn nên chọn một anh hùng nổi tiếng."
+ Em có đồng ý với Cốm không?
+ Nếu là Na em sẽ làm gì?
- Tình huống 2: Hôm nay, Bin và em trai được bố dẫn đi khám sức khỏe tạo Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Em Bin hỏi bố: "Phạm Ngọc Thạch là ai ạ? Tại sao lại lấy tên ông đặt cho bệnh viện ạ?". Bố quay sang nhìn Bin: "Con giải thích cho em được không?".
Nếu là Bin, em sẽ nói gì?
Hướng dẫn:
- Tình huống 1: Em không đồng ý với Cốm. Nếu là Na, em sẽ nói với Cốm rằng: ai cũng có những đóng góp của riêng mình. Dù không được nhiều người biết đến nhưng cụ mình vẫn là một người có công với quê hương. Mình kể về cụ không phải vì ai cũng biết cụ mà mình muốn trân trọng những gì cụ mình đã làm.
- Tình huống 2: Nếu là Bin, em sẽ nói với em trai em rằng: Phạm Ngọc Thạch là một nhà khoa học của nhân dân, vì nhân dân. Ông đã có những đóng góp to lớn cho khoa học quản lí ngành y tế. Mọi người lấy tên ông đặt cho bệnh viện như là một cách để tôn vinh những gì ông đã đóng góp cho nền y học nước nhà.
Đạo đức lớp 5 trang 9 Vận dụng
Vận dụng 1 (trang 9 SGK Đạo đức 5 - Chân trời sáng tạo): Lập danh sách và chia sẻ với bạn về những đóng góp của các nhân vật có công với quê hương, đất nước tại địa phương em.
Hướng dẫn:
Những người có công với quê hương, đất nước tại địa phương:
- Kim Ngọc: là liên lạc viên của Xứ ủy. Ông cùng bốn người trong phái đoàn đại diện Việt Minh được của đi thương thuyết với giặc nhằm tránh giao chiến.
- Nguyễn Thái Học: là một cán bộ yêu nước. Khi nhiều cơ sở Đảng bị phá vỡ, lực lượng hậu cần, quân nhu, quân khí… mà Đảng chuẩn bị bấy lâu bị phát hiện, ông đã thức đấy những yếu nhân còn lại của Quốc Dân Đảng đang hoạt động phải có sách tiến mới để khởi nghĩa. Cùng với đó, ông cũng là một trong những người tiên phong trong cuộc khởi nghĩa giành lại độc lập dân tộc. Tuy nhiên, vì các kế hoạch nổ súng không thống nhất tại các địa phương nên cuộc khởi nghĩa bị dập tắt nhanh chóng.
- Nhạc sĩ Văn Cao
Văn Cao là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của Tiến quân ca - Quốc ca của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Văn Cao còn là một chiến sĩ cách mạng, họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị.
- Bác sĩ Tôn Thất Tùng
Giáo sư, Viện sĩ, bác sĩ Tôn Thất Tùng là người đầu tiên nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch”, còn được gọi là “phương pháp cắt gan khô” hay “phương pháp Tôn Thất Tùng”. Ông là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu. Suốt cuộc đời, ông luôn gắn bó với bệnh viện và bệnh nhân. Ông làm việc không mệt mỏi cho đến tận cuối đời và để lại 123 công trình khoa học có giá trị
Vận dụng 2 (trang 9 SGK Đạo đức 5 - Chân trời sáng tạo): Sưu tầm bài hát, bài thơ về người có công với quê hương, đất nước.
Hướng dẫn:
Những bài hát, bài thơ về người có công với quê hương, đất nước:
- Bài thơ: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
- Bài hát: Cúc ơi! Em ở mô - Bùi Thúy
- Bài hát: Chúng tôi hát giữa Trường Sa - FM Band
- Bài hát: Cô gái mở đường - Huỳnh Lộc
- Biết ơn chị Võ Thị Sáu (Tác giả: Nguyễn Đức Toàn)
Mùa hoa Lê-ki-ma nở
Ở quê ta miền Đất đỏ
Sông núi đất nước ơn người anh hùng
Đã chết cho mùa hoa Lê-ki-ma nở
Ở quê ta miền Đất đỏ
Sông núi đất nước ơn người anh hùng
Đã chết cho đời sau
Người thiếu nữ ấy như mùa xuân
Chị đã dâng cả cuộc đời
Để chiến đấu với bao niềm tin
Dù chết vẫn không lùi bước
Chị Sáu đã hi sinh rồi
Giọng hát vẫn như còn vang dội
Vào trái tim những người đang sống
Giục đi lên không bao giờ lùi!
Dù hoa Lê-ki-ma nở
Mồ xanh vẫn còn nức nở
Khi đất nước vẫn chia làm hai miền
Đêm đến bao giờ sáng
Cho hoa kia nở
Mùa xuân lan tràn xứ sở
Tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu
Người nữ anh hùng