Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đạo đức 5 bài 9: Em yêu quê hương

Giải bài tập SGK Đạo đức 5 bài 9: Em yêu quê hương có lời giải đầy đủ các phần SGK Đạo đức trang 29, 30 cho các em học sinh tham khảo, củng cố các kiến thức Đạo đức lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

>> Bài trước: Giải bài tập SGK Đạo đức 5 bài 8: Hợp tác với những người xung quanh

Trả lời phần Câu hỏi

Câu 1 trang 29 Đạo Đức 5

Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?

Trả lời:

Bởi vì từ khi dân làng sỉnh ra, cây đa đã có và gắn liền với cuộc sống của họ. Với họ, cây đa được gọi bằng cái tên trìu mến là “Ông Đa” và gắn liền với biểu tượng quê hương của họ.

Câu 2 trang 29 Đạo Đức 5

Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì? Vì sao Hà làm như vậy?

Trả lời:

Hà đóng góp tiền để chữa cho cây đa. Bởi lẽ cây đa là “ông Đa” không chỉ của Hà mà còn là của tất cả mọi người trong làng. Là người gắn liền với kí ức tuổi thơ của họ

Giải phần Bài tập

Bài 1 trang 29 Đạo Đức 5

Theo em, trường hợp nào dưới đây thể hiện tình cảm yêu quê hương?

a) Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa.

b) Tham gia hoạt động tuyên truyền phóng chống các tệ nạn xã hội ở địa phương

c) Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

d) Quyên góp tiền của để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê.

đ) Không thích về thăm quê.

e) Tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.

Trả lời:

Trường hợp thể hiện tình cảm yêu quê hương: a, b, c, d và e.

Bài 2 trang 30 Đạo Đức 5

Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây?

a) Tham gia xây dựng quê hương là biểu hiện của tình yêu quê hương.

b) Chỉ cần tham gia xây dựng ở nơi mình đang sống.

c) Chỉ người giàu mới cần có trách nhiệm đóng góp xây dựng quê hương.

d) Cần phải giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của quê hương.

Trả lời:

a) Tán thành.

Việc xây dựng quê hương là rất cần thiết và thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

b) Không tán thành.

Việc xây dựng ở bất cứ nơi nào cũng làm đẹp lên quê hương, đất nước của chúng ta.

c) Không tán thành.

Người giàu hay người nghèo đều cần xây dựng quê hương tùy theo mỗi cách khác nhau phù hợp với điều kiện

d) Tán thành.

Việc giữ gìn và phát huy bản sắc nghề truyền thống của quê hương là góp phần gìn giữ nét văn hóa của quê hương và thể hiện tình yêu sâu sắc của mình với quê hương.

Bài 3 trang 30 Đạo Đức 5

Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để xử lí các tình huống sau:

a) Thôn của Tuấn đang lập tủ sách dùng chung. Tuấn băn khoăn không biết cần làm gì để góp phần xây dựng tủ sách.

Các em có thể gợi ý giúp Tuấn nên làm những việc gì?

b) Đội thiếu niên quyết định tổng vệ sinh đường làng vào sáng thứ bảy. Sáng hôm ấy, đang chuẩn bị đi thì Hằng chợt nhớ đến một chương trình trên ti vi mà bạn đã đợi cả tuần.

Theo các em, bạn Hằng cần làm gì khi đó? Vì sao?

Trả lời:

a) Tuấn có thể làm:

- Đóng góp sách vào tủ sách, dọn dẹp tủ sách.

- Kêu gọi mọi người ở lớp học, trong trường ở thôn với Tuấn cùng chung tay xây dựng tủ sách.

b) Hằng có thể đi tổng vệ sinh và về nhà xem sau trên Internet.

Bài 4 trang 30 Đạo Đức 5

Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?

Trả lời:

- Bảo vệ giá trị tinh thần quê hương: di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, …

- Vệ sinh khu phố mình đang ở cũng như xung quanh, hạn chế thả rác bừa bãi.

- Giữ gìn vệ sinh chung.

Bài 5 trang 30 Đạo Đức 5

Hãy tìm hiểu vễ những danh nhân, những phong tục, tập quán tốt đẹp, những danh lam thắng cảnh của quê hương em và giới thiệu cho các bạn cùng biết.

Trả lời:

- Bắc Giang quê hương em có rất nhiều những danh lam thắng cảnh, những phong tục tập quán tốt đẹp như:

Chùa Vĩnh Nghiêm

Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ

Thành Xương Giang

Hội hát, hội đình, hội chùa.

Chiến sĩ yêu nước Hoàng Hoa Thám.

>> Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Đạo đức 5 bài 10: Ủy ban nhân dân xã phường em

Chia sẻ, đánh giá bài viết
116
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Đạo Đức lớp 5

    Xem thêm