Đạo đức 5 bài 12: Em yêu hòa bình
Bài 12: Em yêu hòa bình
Giải bài tập SGK Đạo đức 5 bài 12: Em yêu hòa bình có lời giải đầy đủ các phần SGK Đạo đức trang 38, 39 cho các em học sinh tham khảo, củng cố các kiến thức Đạo đức lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
- Giải bài tập SGK Đạo đức 5 bài 10: Ủy ban nhân dân xã phường em
- Giải bài tập SGK Đạo đức 5 bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam
Trả lời phần Câu hỏi
Câu 1 trang 38 Đạo Đức 5
Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em, ở các vùng có chiến tranh?
Trả lời:
Cuộc sống của những người dân ở vùng có chiến tranh là ảnh hưởng nhiều nhất. Họ phải sống trong nỗi nơm nớp lo sợ bom đạn. Đường xá, ruộng đất, công trình kiến trúc bị phá hủy. Đặc biệt là trẻ em là tầng lớp bị ảnh hưởng nhiều nhất: mồ côi cha mẹ, buộc phải đi lính, …
Câu 2 trang 38 Đạo Đức 5
Chiến tranh đã gây ra những hậu quả gì?
Trả lời:
Chiến tranh gây ra rất nhiều hậu quả đặc biệt là về con người. Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ tiến hành ở Việt Nam đã làm gần 3 triệu người chết, 4.4 triệu người bị tàn tật, 2 triệu người nhiễm chất độc màu da cam và thế hệ sau bị di chứng. Nhiều thành phố, làng mạc, đường xá, di tích lịch sử bị phá hủy.
Câu 3 trang 38 Đạo Đức 5
Để thế giới không còn chiến tranh, mọi người đều được sống trong hòa bình, chùng ta cần phải làm gì?
Trả lời:
- Chúng ta không nên cổ xúy bạo lực, chiên tranh. Đề cao tinh thần giải quyết mọi vấn đề trong hòa bình.
- Giáo dục lớp trẻ cần phải đoàn kết, hữu nghị không ủng hộ bạo lực.
- Tuyên truyền để hạn chế chiến tranh và hậu quả của nó mang lại
Giải phần Bài tập
Bài 1 trang 39 Đạo Đức 5
Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Chiến tranh không mang lại cuộc sống hạnh phúc cho con người.
b) Chỉ trẻ em các nước giàu mới có quyền được sống trong hòa bình.
c) Chỉ nhà nước và quân đội mới có trách nhiệm bảo vệ hòa bình.
d) Những người tiến bộ trên thế giới đều đấu tranh cho hòa bình.
Trả lời:
a) Tán thành.
Chiến tranh chỉ mang lại cho giai cấp thượng tầng ở phe xâm lược điều họ thỏa mãn. Còn dù là bên xâm lược hay bị xâm lược, những người lính đó sâu trong họ đều căm ghét chiến tranh.
b) Không tán thành.
Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được hưởng hạnh phúc.
c) Không tán thành.
Trách nhiệm bảo vệ hòa bình đến từ chính chúng ta, những người dân mới là lực lượng chính trong cuộc cuộc bảo vệ hòa bình
d) Tán thành.
Hòa bình hội nhập thế giới là xu hướng tất yếu chung. Không ai mong muốn chiến tranh bởi nó đem lại hậu quả cực kì nặng nề.
Bài 2 trang 39 Đạo Đức 5
Những việc làm, hành động nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
a) Thích chơi và cổ vũ cho các trò chơi bạo lực.
b) Biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẫn.
c) Đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc khác.
d) Thích dùng bạo lực với người khác.
Trả lời:
Những việc làm thể hiện lòng yêu hòa bình: b và c.
Bài 3 trang 39 Đạo Đức 5
Em biết những hoạt động vì hòa bình nào trong các hoạt động dưới đây?
a) Đi bộ vì hòa bình.
b) Vẽ tranh về chủ đề “Em yêu hòa bình”.
c) Diễn đàn “Trẻ em vì một thế giới không còn chiến tranh”.
d) Mít tinh, lấy chữ kí phản đối chiến tranh xâm lược.
đ) Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
e) Giao lưu với thiếu nhi quốc tế.
g) Viết thư kết bạn với thiếu nhi các địa phương khác, các nước khác.
Em đã tham gia những hoạt động nào trong các hoạt động dưới đây.
Trả lời:
- Tất cả những hoạt động vì hòa bình đã nêu ra em đều biết.
- Những hoạt động hòa bình em đã tham gia: a, b, đ, e và g.
Bài 4 trang 39 Đạo Đức 5
Sưu tầm và kể lại một câu chuyện, một tấm gương của thiếu nhi Việt Nam hoặc thế giới tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
Trả lời:
Chuyện về Lượm
Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi. Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn. Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc. Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.
Mẫu 2
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928, người dân tộc Nùng, quê hương anh ở tỉnh Cao Bằng. Nhà Kim Đồng rất nghèo. Cha bị chết vì nạn phu phen lao dịch của thực dân Pháp. Anh trai đi công tác luôn. ở nhà chỉ có mẹ tàn tật và người em họ mồ côi là Cao Sơn.
Từ bé, Kim Đồng đã có tinh thần yêu nước, căm ghét giặc Pháp. Vùng quê hương Kim Đồng là nơi có phong trào cách mạng rất sớm. Ngày 15 tháng 5 năm 1941, Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập có 5 đội viên và Kim Đồng được bầu là đội trưởng đầu tiên của Đội. Trong công tác, Kim Đồng luôn tỏ ra dũng cảm và có nhiều mưu trí.
Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ người bạn là Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên, chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo, anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Đạo đức 5 bài 13: Em tìm hiểu về Liên hợp quốc
Bên cạnh Giải SGK Đạo Đức lớp 5, VnDoc còn soạn đầy đủ các bài trong VBT Đạo Đức, mời các bạn tham khảo cả Giải VBT Đạo Đức lớp 5 nhé.