Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ môi trường sống

Giải bài tập Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ môi trường sống là tài liệu dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố các kiến thức môn Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức.

Đạo đức lớp 5 trang 31 Khởi động

Khởi động trang 31 SGK Đạo đức lớp 5: Em cùng các bạn nghe/ hát bài “ Em yêu cây xanh” (sáng tác: Hoàng Văn Yến) và trả lời câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ trong bài hát lại muốn trồng nhiều cây xanh

Hướng dẫn:

- HS nghe và hát bài hát “ Em yêu cây xanh” và trả lời câu hỏi

- Lời bài hát “ Em yêu cây xanh”

Em rất thích trồng nhiều cây xanh

Cho con chim nhảy nhót trên cành

Sân chơi sẽ có nhiều bóng mát

Cho trường em muôn hoa đẹp xinh

Cô giáo dạy em yêu cây xanh

Cây có hoa quả chín trên cành

Vui mừng vui em sẽ lớn nhanh

Để mùa xuân mãi mãi của em

Hoàng Văn Yến

+ Bạn nhỏ trong bài muốn trồng nhiều cây xanh để: Cho con chim nhảy nhót trên cành. Sân chơi có nhiều bóng mát. Cho trường em muôn hoa đẹp xinh…

Đạo đức lớp 5 trang 31 Khám phá

Khám phá 1 trang 31 SGK Đạo đức lớp 5: Tìm hiểu các loại môi trường sống

Quan sát tranh, giải câu đố và trả lời câu hỏi:

Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ môi trường sống

Câu hỏi:

- Theo em, có các loại môi trường sống chủ yếu nào trong bức tranh trên?

- Hãy kể thêm các loại môi trường sống khác mà em biết.

Hướng dẫn:

- HS thực hiện quan sát các bức tranh và giải các câu đố.

1. Môi trường Đất

2. Môi trường Nước

3. Môi trường Sinh vật

+Theo em, trong bức tranh trên có các loại môi trường như: Môi trường nước, Môi trường trong đất, môi trường đất, môi trường sinh vật.

+ Các loại môi trường sống mà em biết: Môi trường nước, Môi trường đất, Môi trường trong đất, Môi trường sinh vật.

Khám phá 2 trang 32 SGK Đạo đức lớp 5: Tìm hiểu vì sao phải bảo vệ môi trường sống.

Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động vì hậu quả của nó để lại rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự sống của con người và các loài sinh vật.

Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn đang trở thành vấn đề của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hàm lượng bụi mịn cao trong không khi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới, đột quỵ và ung thư phổi

Tiếng ồn cũng gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, làm suy giảm và mất thính lực, tinh thần căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến tim mạch, cơ quan tiêu hoá, suy giảm chất lượng lao động.

Việc uống nước, tiếp xúc hay ăn các loại rau quả, thuỷ hải sản được nuôi trồng trong môi trường nước bị ô nhiễm gây nên một số bệnh về đường tiêu hoá, bệnh giun sán, bệnh về mắt, bệnh ngoài da....

Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất. Ngoài ra, còn các mối đe doạ từ sự xâm nhập của chất ô nhiễm trong đất vào tầng nước ngầm được sử dụng cho con người. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là trẻ em,...

(Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, NXB Dân trí, 2021)

Câu hỏi:

- Môi trường sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải những vấn đề gì? Việc ô nhiễm môi trường gây tác hại gì đối với sức khoẻ con người?

- Theo em, Vì sao chúng ta cần bảo vệ môi trường sống?

Hướng dẫn:

- Môi trường sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải các vấn đề như: Ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí, ông nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường đất. Việc ô nhiễm môi trường gây nên rất nhiều tá hại nguy hiểm đổi với sức khoẻ con người, gây ra các bệnh về suy hô hấp, hay ngộ độc…

- Theo em cần phải bảo vệ môi trường vì môi trường là nơi cung cấp đầy đủ mọi nhu cầu cần thiết của con người, bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống và chính bản thân mỗi chúng ta.

Khám phá 3 trang 33 SGK Đạo đức lớp 5: Tìm hiểu những việc cần làm để bảo vẹ môi trường sống.

Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:

Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ môi trường sống

Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ môi trường sống

Câu hỏi:

- Nêu những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống trong các tranh trên.

- Hãy kể thêm những việc làm khác để bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng mà em biết.

Hướng dẫn:

- Những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống trong các bức tranh trên gồm:

+ Hình 1: Trồng cây xanh

+ Hình 2: Báo chính quyền về các hành vi có thể gây ô nhiễm môi trường.

+ Hình 3: Các bạn thu gom rác thải

+ Hình 4: Các bạn phân loại rác thải.

+ Hình 5: Bạn nhỏ không đổ dầu ăn thừa xuống cống vì sợ sẽ gây ra tắc cống.

+ Hình 6: Bạn nhỏ đi chợ không sử dụng túi ni – lông để bảo vệ môi trường.

+ Hình 7: Các bạn nhỏ sử dụng chai nhựa làm đồ tái chế.

+ Hình 8: Bạn nhỏ sẵn sàng dọn vệ sinh ngay khi thú cưng đi vệ sinh ở nơi công cộng.

- Những công việc làm khác để bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường ở nơi công cộng như:

+ Không khạc nhổ bừa bãi

+ Không dẫm lên cỏ

+ Không đốt rác bừa bãi

Đạo đức lớp 5 trang 34 Luyện tập

Luyện tập 1 trang 34 SGK Đạo đức lớp 5: Tham gia trò chơi “Nếu…thì” về chủ đề “ Bảo vệ môi trường”

Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ môi trường sống

Hướng dẫn:

- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn và quản lý của thầy, cô giáo.

Luyện tập 2 trang 35 SGK Đạo đức lớp 5: Em hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu và giải thích tác dụng của những việc làm dưới đây:

Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ môi trường sống

Hướng dẫn:

a) Trồng và chăm sóc cây xanh: Tác dụng để phủ xanh đất trống đồi trọc, chống sạt lở vở vùng núi, và có thêm nhiều không khí, oxi trong lành.

b) Phân loại rác thải trước khi xử lí: Tác dụng để phân loại các loại rác có thể phân huỷ hay không thể phân huỷ trước khi xử lí.

c) Giữ trật tự nơi công cộng: Tác dụng để tránh làm phiền đến những người xung quanh.

d) Tuyên truyền bảo vệ môi trường: Tác dụng để tuyên truyền đến mọi người các biện pháp bảo vệ môi trường và cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường sống.

e) Sử dụng túi vải, một số loại lá, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay túi ni – lông: Tác dụng để giảm thiểu việc sử dụng túi ni – lông dẫn đến không phân huỷ được.

+ Em sẽ lựa chọn những cách như: Ủng hộ khi bạn làm theo cái đúng cái tốt. Bênh vực khi bạn làm theo cái đúng, cái tốt nhưng lại bị chê bai, chỉ trích. Noi gương và học tập theo những bạn thường xuyên làm việc tốt.

+ Em lựa chọn những cách đó vì đó là những cách làm đúng để bảo vệ cái đúng cái tót, hơn nữa sẽ giúp em rèn luyện được thêm nhiều đức tính quý giá cho bản thân.

Luyện tập 3 trang 35 SGK Đạo đức lớp 5: Em đồng ý hay không đồng ý với những việc làm nào dưới đây? Vì sao?

Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ môi trường sống

Câu hỏi: Nếu người thân hoặc bạn bè của em làm những việc gây tổn hại đến môi trường như một số việc làm không đúng ở trên, em sẽ khuyên họ điều gì?

Hướng dẫn:

a) Em không đồng ý với việc làm trên, vì việc đốt rơm rạ sau khi thu hoạch sẽ gây ra ô nhiễm không khí
b) Em đồng ý với việc làm trên, vì khi báo cáo kịp thời các hành vi vi phạm với cơ quan chức năng thì cơ quan chức năng sẽ có cách xử lí kịp thời.

c) Em đồng ý với việc làm của Lâm, vì hút thuốc lá trên xe buýt sẽ gây ô nhiễm không khí trên xe.

d) Em không đồng ý với việc làm của bạn Tư, vì việc sử dụng than cho dù bạn có đốt than ở ngoài cũng sẽ gây ô nhiễm không khí.

e) Em không đồng ý với việc làm của bố bạn Mi, vì hành động đố sẽ làm ô nhiễm môi trường đất.

g) Em đồng ý với việc làm của bạn An, vì đọc nhiều sách báo về bảo vệ môi trường sẽ giúp bản thân biết thêm nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường.

h) Em không đồng ý với việc làm của Giang, vì việc làm đó sẽ gây ô nhiễm môi trường nước.

-Nếu người thân hoặc bạn bè của em làm những việc gây tổn hại đến môi trường em sẽ khuyên ngăn họ và nói cho họ hiểu về tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống.

Luyện tập 4 trang 36 SGK Đạo đức lớp 5: Em hãy chỉ ra những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ các loại môi trường sống.

Môi trường sốngViệc nên làmViệc không nên làm
Môi trường ở nhà
Môi trường ở trường

Môi trường ở nơi công cộng

Hướng dẫn:

Môi trường sốngViệc nên làmViệc không nên làm
Môi trường ở nhà

Tiết kiệm năng lượng: Tắt đèn khi không sử dụng, sử dụng bóng đèn LED tiết kiệm điện,..

Tái chế và tái sử dụng: Tái chế giấy, nhựa, kim loại và tái sử dụng các sản phẩm gia đình.

Sử dụng nước một cách tiết kiệm: Đóng vòi nước khi không sử dụng, sửa chữa lỗi rò rỉ nước

Trồng cây: Trồng cây trong và xung quanh nhà để cung cấp bóng mát, làm sạch không khí và tạo ra một môi trường tự nhiên.

Lãng phí năng lượng: Để các thiết bị điện chạy không cần thiết, bỏ quên đèn bật khi không cần thiết.

Vứt rác không đúng cách: Vứt rác vào thùng rác phù hợp và tuân thủ quy định về phân loại rác.

Sử dụng các chất hóa học độc hại: Tránh sử dụng các chất hóa học có thể gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

Môi trường ở trường

Sử dụng sách và vở tái chế: Tái sử dụng sách và vở cũ, sử dụng giấy tái chế và bút xóa được nạp mực.

Tiết kiệm nước: Đóng vòi nước khi không sử dụng, không lãng phí nước khi rửa tay hoặc rửa đồ.

Tái chế vật liệu: Tách rác và đặt vào các thùng phân loại tại trường để tái chế.

Lãng phí giấy: Vứt giấy hoặc sách không cần thiết một cách lãng phí.

Sử dụng đồ dùng một lần: Tránh sử dụng đồ dùng một lần như ống hút nhựa hay nồi nhựa một lần.

Môi trường ở nơi công cộng

Sử dụng phương tiện giao thông công cộng: Sử dụng xe buýt, tàu hỏa hoặc xe điện để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm không khí.

Sử dụng túi vải: Mang theo túi vải để mua sắm thay vì sử dụng túi ni lông một lần.

Vứt rác bừa bãi: Đặt rác vào thùng rác và không vứt rác lên đường hoặc trong các vùng không thu gom rác.

Hút thuốc lá ở nơi công cộng: Tránh hút thuốc lá ở những khu vực không được phép và gây ô nhiễm không khí.

Luyện tập 5 trang 36 SGK Đạo đức lớp 5: Xử lí tình huống

a) Lớp của Dung và Hiền đi dã ngoại. Cuối buổi chiều, sau khi ăn nhẹ, Hiền vứt luôn vỏ kẹo xuống đất và đổ nước ngọt còn thừa xuống hồ. Thấy vậy, Dung nhắc nhở: “Bạn làm thế là gây ô nhiễm môi trường đấy!” Hiền liền bảo: “Một chút nước ngọt thì làm sao mà ô nhiễm hồ nước, còn vỏ kẹo thì sẽ có cô lao công thu dọn, tớ thấy nhiều người vẫn làm thế”.

Em có nhận xét gì về ý kiến của Hiền? Nếu là Dung, em sẽ nói gì với Hiền?

Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ môi trường sống

b) Sau khi quét đường làng xong, Kiên đề nghị các bạn trong xóm gom hết số rác đã quét dọn được thành một đống để đốt cho nhanh, đỡ mất công mang đến khu vực tập kết rác.

Việc đốt rác ở đường làng mang lại hậu quả gì? Nếu là bạn của Kiên, em sẽ làm gì?

Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ môi trường sống

c) Chú của Mẩy cho rằng: “Từ thời ông bà, cha mẹ sinh sống trên vùng đất này đã nuôi lợn, trâu thả rông xung quanh nhà. Mình chỉ làm theo phong tục thôi, mà hầu như nhà nào cũng vậy nên quen rồi, có thấy ô nhiễm môi trường đâu".

Theo em, việc nuôi lợn, trâu thả rỗng quanh nhà gây ô nhiễm môi trường sống như thế nào? Nếu là Mẩy, em sẽ nói gì với chú?

Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ môi trường sống

d) Giờ ra chơi, Sáng rủ Mai bẻ những chiếc lá bàng to trong sân trường để quạt cho mát vì cho rằng bẻ vài chiếc lá cũng không ảnh hưởng gì.

Nếu là Mai, em sẽ nói gì với Sáng?

Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ môi trường sống

e) Tối thứ Bảy, bạn Phong mở loa rất to để hát karaoke. Khi bác hàng xóm phàn nàn rằng tiếng ồn làm bác mệt mỏi, thì bạn trả lời: “ Chắc bác mệt vì ốm thôi, chứ sao có thể mệt mỏi vì nghe âm thanh to được ạ!”.

Em có nhận xét gì về việc làm của Phong? Nếu là Phong em sẽ làm gì?

Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ môi trường sống

Hướng dẫn:

a) Em không tình với việc làm của Hiền. Nếu là Dung em sẽ nói với Hiền rằng việc vứt rác xuống đất và đổ nước ngọt xuống sông sẽ gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước, và sẽ khiến các cô chú lao công vất vả hơn khi dọn dẹp chúng.

b) Việc đốt rác sẽ gây ra ô nhiễm không khí, không những thế nếu như có gió, gió có thể đưa những tàn lửa bay đi xa và có thể gây ra cháy rừng. Nếu là bạn của Kiên em sẽ khuyên Kiên chịu khó cùng các bạn mang rác đến khu tập kết để xử lí.

c) Việc nuôi lợn, trâu thả rông quanh nhà sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và không khí.Vì gia súc gia cầm khi đại tiện sẽ gây ra mùi khó chịu. Nếu là Mẩy em sẽ khuyên chú không nên thả gia súc gia cầm xung quanh nhà tránh gây ô nhiễm môi trường và những người xung quanh.

d) Nếu là Mai, em sẽ ngăn cản Sáng về hành động của bạn và nói với Sáng rằng nếu mình ngắt lá bẻ cành như vậy thì cây sẽ không thể phát triển tốt, và sẽ không cung cấp đủ ô xi cho cuộc sống của mình.

e) Em không đồng tình với việc làm của bạn Phong. Nếu là Phong em sẽ xin lỗi bà và tắt nhạc để tránh gây ồn ào.

Đạo đức lớp 5 trang 39 Vận dụng

Vận dụng 1 trang 39 SGK Đạo đức lớp 5: Em hãy tự đánh giá xem mình đã thực hiện việc bảo vệ môi trường như thế nào. Đối với những việc em làm chưa tốt, hãy nêu biện pháp khắc phục.

Hướng dẫn:

Em đã thực hiện việc bảo vệ môi trường khá tốt. Tuy nhiên em vẫn chưa hạn chế được việc sử dụng túi ni lông. Em sẽ cố gắng mang túi vải đi đựng để đỡ phải dùng nhiều túi ni lông, có hại cho môi trường.

Vận dụng 2 trang 39 SGK Đạo đức lớp 5: Em hãy cùng các bạn xây dựng nội dung và thuyết trình về chủ đề bảo vệ môi trường sống ở địa phương em.

Gợi ý nội dung:

- Thực trạng môi trường sống ở địa phương em.

- Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống ở địa phương em.

- Những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống ở địa phương em.

Hướng dẫn:

- HS nghiên cứu và thảo luận xây dựng nội dung thuyết trình về môi trường sống ở địa phương như nội dung gợi ý.

Vận dụng 3 trang 39 SGK Đạo đức lớp 5: Em hãy cùng các bạn trong nhóm điều tra, tìm hiểu tình hình môi trường ở trường học hoặc xung quanh nơi các em ở và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng theo gợi ý sau:

Hướng dẫn:

STTTình hình môi trườngNguyên nhânBiện pháp khắc phục/ phát huy
1.Ô nhiễm không khíMột nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong khu vực trường học hoặc xung quanh nơi các em ở có thể là giao thông phương tiện, như ô tô và xe máy, tạo ra khí thải gây ô nhiễm. Các khu vực công nghiệp gần đó cũng có thể góp phần vào ô nhiễm không khí.Một nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong khu vực trường học hoặc xung quanh nơi các em ở có thể là giao thông phương tiện, như ô tô và xe máy, tạo ra khí thải gây ô nhiễm. Các khu vực công nghiệp gần đó cũng có thể góp phần vào ô nhiễm không khí.
2.Ô nhiễm nướcCác nguồn nước trong khu vực trường học hoặc xung quanh nơi các em ở có thể bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt hoặc chất thải từ hoạt động công nghiệp gần đó.

Tổ chức các hoạt động giáo dục về bảo vệ môi trường và ý thức về việc không xả rác vào các nguồn nước.

Tham gia vào các hoạt động dọn dẹp môi trường và làm sạch các khu vực nước thải.

Khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm sinh thái thân thiện và hạn chế việc sử dụng các chất hóa học gây ô nhiễm.

3.Mất cân bằng sinh tháiMột số khu vực trường học hoặc xung quanh nơi các em ở có thể đang gặp phải mất cân bằng sinh thái, do việc mất mát rừng và quang cảnh tự nhiên.

Tổ chức các hoạt động trồng cây và bảo vệ cảnh quan tự nhiên trong khu vực trường học và khu vực xung quanh.

Tham gia vào các dự án tái tạo rừng và bảo vệ động vật hoang dã trong khu vực.

Giáo dục về tầm quan trọng của việc duy trì đa dạng sinh học và tạo ra những biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp

4.Ô nhiễm tiếng ồnMôi trường xung quanh trường học hoặc nơi các em ở có thể bị ô nhiễm tiếng ồn do giao thông, công trường xây dựng hoặc các hoạt động khác.

Xây dựng các biện pháp cách âm và cách tiếp âm trong trường học để giảm tiếng ồn từ bên ngoài.

Xây dựng các khu vực yên tĩnh và tách biệt trong trường học để học sinh có thể tập trung học tập.

Giới thiệu các biện pháp giảm tiếng ồn trong các hoạt động ngoại khóa và sử dụng thiết bị âm thanh phù hợp để giảm tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tập trung của học sinh.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm