Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc lần 4
Đề minh họa Lịch sử 2019
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân
ĐỀ KSCL LẦN 4 NĂM HỌC 2018-2019
MÔN LỊCH SỬ 12
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 101
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Cho biết đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919-1924?
A. Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi chính trị và kinh tế có ý thức .
B. Phong trào thể hiện ý thức về quyền lợi kinh tế.
C. Phong trào thể hiện ý thức chính trị.
D. Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế nên còn mang tính tự phát.
Câu 2: Hậu quả lớn nhất về kinh tế do chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đối
với nước ta là
A. ngân sách Đông Dương ngày càng cạn kiệt.
B. kinh tế Việt Nam suy sụp, khủng hoảng.
C. các ngành, các vùng kinh tế phát triển không đều.
D. Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp.
Câu 3: Đảng Cộng sản Việt Nam có thể rút ra bài học cơ bản nào từ sự thất bại của phong
trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX để vận dụng trong quá trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A. Phải đề ra được phương pháp đấu tranh đúng đắn.
B. Phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
C. Phải không ngừng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. Phải chú trọng đoàn kết toàn đảng, toàn dân.
Câu 4: Chiến thắng Xta-lin-grát (11/1942 đến 2/1943) đã tạo nên bước ngoặt của chiến tranh
thế giới thứ hai vì bắt đầu từ đây,
A. khối Đồng minh chống phát xít hình thành.
B. Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt.
C. chủ nghĩa phát xít Italia và Nhật Bản bị sụp đổ.
D. quân Đức liên tiếp thất bại trên các chiến trường.
Câu 5: Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết đã
tác động đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam như thế nào?
A. Mĩ bị suy giảm thế lực trên trường quốc tế nên không giám tham chiến.
B. Tạo thời cơ thuận lợi để ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
C. Gây rối loạn trong hàng ngũ kẻ thù, tạo điều kiện thuận lợi cho ta.
D. Mĩ càng hung hăng, hiếu chiến, gây khó khăn cho cách mạng miền Nam.
Câu 6: Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975) cho thấy nghệ thuật
quân sự của Việt Nam đã giải quyết thành công mối quan hệ giữa
A. con người và vũ khí, chính trị và kĩ thuật, coi vũ khí – kĩ thuật là nhân tố quyết định
hàng đầu.
B. con người và vũ khí, chính trị và kĩ thuật, coi nhân tố con người và chính trị là quyết
định.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
C. nhân tố con người với vũ khí kĩ thuật, coi vũ khí - kĩ thuật là nhân tố quyết định hàng
đầu.
D. chính trị và kĩ thuật – vũ khí trên cơ sở lấy kĩ thuật làm gốc, chính trị là quan trọng.
Câu 7: Giai đoạn khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) của cách mạng
nước ta còn được gọi là
A. phong trào chống Nhật cứu nước. B. cao trào kháng Pháp và Nhật.
C. cao trào đánh đuổi phát xít Nhật. D. cao trào kháng Nhật cứu nước.
Câu 8: Vị trí của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược (1946-1954) là
A. chiến dịch phản công đầu tiên của quân và dân ta.
B. chiến dịch phòng ngự quy mô lớn nhất của quân và dân ta.
C. chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của quân và dân ta.
D. chiến dịch tiến công quy mô lớn nhất của quân và dân ta.
Câu 9: Ý nào dưới đây không phản ánh tính hai mặt bên trong mối quan hệ giữa các nước
lớn ngày nay?
A. Cạnh tranh và hợp tác. B. Song phương và đa phương.
C. Tiếp xúc và kiềm chế. D. Mâu thuẫn và hài hòa.
Câu 10: Để góp phần xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1952,
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã
A. chủ trương thành lập Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
B. họp Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.
C. mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
D. quyết định phát động toàn dân xoá nạn mù chữ.
Câu 11: Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam là đại hội của
A. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Xây dựng và phát triển kinh tế.
C. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng. D. Công cuộc đổi mới đất nước.
Câu 12: Vì sao Hiệp định Sơ bộ được kí kết giữa Việt Nam với Pháp (6-3-1946) chưa được
coi là một văn bản mang tính pháp lý quốc tế?
A. Vì Hiệp định này chỉ có hai nước kí kết, Pháp có thể bội ước.
B. Vì Pháp không công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập tự chủ.
C. Vì Hiệp định chỉ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng.
D. Vì Hiệp định không công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện riêng.
Câu 13: Trong lúc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc, Mĩ đã áp dụng
loại hình chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam?
A. Chiến tranh đặc biệt. B. Chiến tranh một phía.
C. Chiến tranh cục bộ. D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 14: Tác dụng của quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 là gì?
A. chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin cho mọi giai cấp ở Việt Nam.
C. thành lập ba tổ chức Cộng sản, lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
D. thực hiện chủ trương “Vô sản hóa” nâng cao ý thức chính trị cho công nhân Việt Nam.
Câu 15: Từ sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái cùng với sự tan rã của Việt Nam Quốc
dân đảng (1930), có thể rút ra luận điểm gì?
A. Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản không đáp ứng được yêu cầu lịch sử.
B. Giai cấp tư sản không có vai trò trong phong trào dân tộc.
C. Chủ trương bạo động để giành độc lập không phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
D. Sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào dân tộc.
Câu 16: Văn kiện lịch sử quan trọng thể hiện đường lối kháng chiến chống Pháp do Tổng Bí
thư Đảng Cộng sản Đông Dương Trường Chinh viết là tác phẩm
A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến. B. Đề cương văn hóa Việt Nam.
C. Kháng chiến nhất định thắng lợi. D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 17: Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là
A. hình thành khối liên minh công nông.
B. thành lập được chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.
C. quần chúng được giác ngộ trở thành lực lượng chính trị hùng hậu.
D. Đảng rút ra nhiều bài học quý báu trong lãnh đạo cách mạng.
Câu 18: Yếu tố quyết định để năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm con đường
cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam là
A. xuất phát từ yếu tố cá nhân: sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”.
B. xuất phát từ yếu tố thời đại: thế giới đang thay đổi trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
C. xuất phát từ yếu tố dân tộc: đất nước đang bị khủng hoảng về con đường cứu nước.
D. xuất phát từ yếu tố quê hương: nơi có truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất
Câu 19: Điểm khác về hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam sau khi kí Hiệp định Pari
(1973) với thời kỳ sau khi kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) là
A. chỉ sử dụng hình thức đấu tranh quân sự.
B. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
C. đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.
D. tập trung đấu tranh chính trị và quân sự.
Câu 20: Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi và Mĩ
Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
A. Sau khi giành độc lập, các quốc gia đều tiến lên chủ nghĩa xã hội.
B. Từ những nước thuộc địa, hơn 100 quốc gia đã giành được độc lập.
C. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn.
D. Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn do sự ra đời của các quốc gia độc lập.
Câu 21: Sau thất bại ở chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, đế quốc Mỹ và chính quyền
Sài Gòn lùi về phòng thủ ở
A. Phan Rang. B. Cam Ranh. C. Nha Trang. D. Xuân Lộc.
Câu 22: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau
chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước?
A. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên.
B. Ứng dụng khoa học – kĩ thuật.
C. Nâng cao trình độ, tay nghề lao động.
D. Tăng cường mua bằng phát minh sáng chế.
Câu 23: Trong giai đoạn 1950 - 1973, thời kì “phi thực dân hóa” xảy ra ở thuộc địa của
những nước nào?
A. Anh, Pháp, Hà Lan. B. Tây Ban Nha, Đức, Mĩ.
C. Mĩ, Anh, Pháp. D. Italia, Anh, Bồ Đào Nha.
Câu 24: Mĩ đề ra “Chiến lược toàn cầu” trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh không nhằm
mục tiêu cơ bản nào ?
A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh.
B. Dùng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác
C. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Đề thi thử năm 2019 môn Lịch sử
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc lần 4. Nội dung tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút. Mời các bạn học sinh tham khảo.
- Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bắc Giang lần 4
- Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 Sở GD&ĐT Quảng Bình
- Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Nguyễn Công Trứ - Hà Tĩnh
- Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Chuyên Hạ Long lần 2
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Lê Hữu Trác - Đắk Lắk lần 3
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bắc Giang
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc lần 4. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, Thi thpt Quốc gia môn Vật Lý, Thi thpt Quốc gia môn Sinh học mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.