Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bắc Giang lần 4
Đề minh họa Lịch sử 2019
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi thử môn Sử trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bắc Giang
lần 4 - 2019
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên thí sinh:......................................................................................................
Số báo danh:................................................................................................................
Câu 1: Nhờ cuộc cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ năm 1995 Ấn Độ trở thành
A. nước đạt nhiều thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp.
B. nước đứng hàng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.
C. nước tự túc được lương thực.
D. nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 3 trên thế giới.
Câu 2: Trong những năm 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù của cách mạng là
A. thực dân, phong kiến.
B. bọn phản động thuộc địa và tay sai.
C. đế quốc, phát xít.
D. phát xít Nhật, tay sai.
Câu 3: Việc Mĩ tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến
lược chiến tranh nào?
A. "Đông Dương hóa chiến tranh". B. "Việt Nam hóa chiến tranh".
C. "Chiến tranh đặc biệt". D. "Chiến tranh cục bộ".
Câu 4: Sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX để lại bài học kinh nghiệm gì?
A. Phát huy sự đoàn kết của toàn dân tộc.
B. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ bên ngoài.
C. Vai trò lãnh đạo của lực lượng và tổ chức cách mạng tiên tiến.
D. Kết hợp giữa hình thức đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị.
Câu 5: Trong giai đoạn 1919-1925, ở Sài Gòn-Chợ Lớn, giai cấp công nhân đã thành lập
A. Đàng Thanh niên. B. Đảng Lập hiến.
C. Cộng sản Đoàn. D. Công hội.
Câu 6: Phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908 không chứng tỏ
A. vai trò của các sĩ phu yêu nước tiến bộ đối với cuộc vận động giải phóng dân tộc.
B. hệ quả xã hội từ chính sách thuế khóa, bắt phu của thực dân Pháp ở Đông Dương.
C. hai xu hướng bạo động và cải cách đã chuyển hóa lẫn nhau khi đi vào quần chúng.
D. tinh thần và khả năng cách mạng to lớn của nông dân Việt Nam.
Câu 7: Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi và Mĩ Latinh sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
A. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn.
B. Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn do sự ra đời của các quốc gia độc lập.
C. Từ những nước thuộc địa, hơn 100 quốc gia đã giành được độc lập.
D. Sau khi giành độc lập, các quốc gia đầu tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 8: Lực lượng vũ trang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam
(1945 - 1954) không phải là
A. lực lượng quyết định thắng lợi. B. lực lượng nòng cốt.
C. lực lượng hỗ trợ khi có thời cơ. D. lực lượng xung kích.
Câu 9: Trong thời gian 1919-1930, tăng thuế là một trong những biện pháp của thực dân Pháp nhằm
A. thi hành chính sách kinh tế chỉ huy ở Việt Nam.
B. kiểm soát mọi hoạt động kinh tế ở Đông Dương.
C. phục vụ chính sách tổng động viên ở Việt Nam.
D. tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Đông Dương.
Câu 10: Chủ trương của Đảng trong phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-
1939 khác nhau vì
A. đòi hỏi của nhân dân. B. kẻ thù khác nhau.
C. hoàn cảnh lịch sử thay đổi. D. yêu cầu của cách mạng.
Câu 11: Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời
Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930)?
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
B. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng.
C. Báo cáo chính trị.
D. Luận cương chính trị.
Câu 12: Sự lớn mạnh và vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật
Bản, Liên Bang Nga, Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh là minh chứng cho xu thế
A. “5 trung tâm”. B. “đa cực”.
C. hợp tác quốc tế. D. toàn cầu hóa.
Câu 13: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười ở nước Nga năm 1917 và thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám ở Việt Nam năm 1945 khẳng định
A. vai trò nòng cốt của mặt trận dân tộc thống nhất.
B. sức mạnh, khả năng lãnh đạo cách mạng của giai cấp nông dân.
C. sức mạnh của tinh thần đoàn kết quốc tế.
D. vai trò lãnh đạo to lớn của chính Đảng vô sản.
Câu 14: Năm 1961, Mĩ đề xướng thành lập tổ chức "Liên minh và tiến bộ" ở Mĩ Latinh nhằm
A. đàn áp phong trào chống Mĩ nhân dân các nước Mĩ Latinh.
B. ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cu-ba.
C. giúp đỡ các nước Mĩ Latinh phát triển kinh tế.
D. khống chế, nô dịch các nước Mĩ Latinh.
Câu 15: Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, gắn liền với thắng
lợi của
A. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
B. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. việc ký kết Hiệp định Pari (1973).
D. phong trào “Đồng khởi” (1959-1960).
Câu 16: Sau Chiến tranh lạnh, sự kiện nào ở khu vực Đông Nam Á trở thành tấm gương tiêu biểu cho
việc giải quyết hòa bình ở những khu vực có xung đột trên thế giới?
A. Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1995).
B. Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết (1991).
C. Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1991).
D. Ba nước Đông Dương gia nhập ASEAN (1995 – 1999)
Câu 17: Điểm khác về hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam sau khi ký Hiệp định Pari (1973)
với thời kỳ sau khi ký Hiệp định Giơ ne vơ (1954) là
A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
B. tập trung đấu tranh chính trị và quân sự.
C. chỉ sử dụng hình thức đấu tranh quân sự.
D. đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.
Câu 18: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã xác định rõ
quan điểm đổi mới là phải toàn diện và đồng bộ, nhưng quan trọng nhất là đổi mới
A. chính trị. B. kinh tế.
C. kinh tế và chính trị. D. văn hóa.
Câu 19: Nội dung nào sau đây là điểm chung giữa kế hoạch Đơlát Đơ Tatxinhị và kế hoạch Rơve?
A. Xoay chuyển cục diện chiến tranh.
B. Bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.
C. Phô trương sức mạnh mọi mặt.
D. Kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Câu 20: Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936 –
1939?
Đề thi thử năm 2019 môn Lịch sử
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bắc Giang lần 4. Nội dung tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút. Mời các bạn học sinh tham khảo.
- Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 liên trường THPT - Nghệ An lần 2
- Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 Sở GD&ĐT Bắc Ninh lần 2
- Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Quảng Trị lần 2
- Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Bàu Bàng - Bình Dương
- Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Chuyên Cao Bằng
- Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 Sở GD&ĐT Thanh Hóa
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bắc Giang lần 4. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, Thi thpt Quốc gia môn Vật Lý, Thi thpt Quốc gia môn Sinh học mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.