Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn lớp 11 (Bài số 3) trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn lớp 11 (Bài số 3)

Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn lớp 11 (Bài số 3) trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2016 - 2017 là tài liệu tham khảo hay được Vndoc.com sưu tầm, nhằm giúp các bạn học sinh lớp 11 ôn tập và củng cố kiến thức để chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì 1 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra 45 phút số 1 môn Toán lớp 11 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2016 - 2017

Đề thi học kỳ 1 môn tiếng Anh lớp 11 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11 - BÀI SỐ 3

NĂM HỌC 2016 - 2017

(Thời gian làm bài: 90 phút)

ĐỀ LẺ (dành cho thí sinh có số báo danh lẻ)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 6:

Phượng cứ nở, phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cũng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chả thấy, chỉ thấy xa trường, rời bạn, buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn bè, đến lúc rẽ chia, cũng rẽ chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn, phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt... Nhớ một trưa hè gà gáy khan... Nhớ một thành xưa son uế oảỉ...[...]

Cứ thế, hoa học trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi... Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc, trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ, ba tháng trời đằng đẵng. Hoa phượng đẹp với ai, khi học sinh đã đi cả rồi!

(Theo Xuân Diệu)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản. (0,5 điểm)

Câu 3. Đoạn văn bản trên sử dụng những phép liên kết nào? (0,5 điểm)

Câu 4. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ nhân hóa trong các câu: Hoa phượng khóc, trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ, ba tháng trời đằng đẵng. (0,5 điểm)

Câu 5. Đặt tên cho đoạn văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) trả lời câu hỏi: Tại sao Xuân Diệu gọi hoa phượng là hoa học trò? (0,5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

"Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang"

(Phạm Văn Đồng - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Tạp chí Văn học tháng 7 - 1963)

Từ cảm nhận sâu sắc về hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ chống xâm lược trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, anh/chị làm rõ ý kiến nêu trên.

Đáp án đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn lớp 11

ĐÁP ÁN ĐỀ LẺ

I. ĐỌC HIỂU

1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (0.5)

2. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. (0.5)

3. Phép liên kết: (0.5)

  • Phép lặp (lặp từ phượng, hoa phượng, nhớ,...)
  • Phép thế (Xuân Diệu thay thế hoa phượng là hoa học trò)
  • Phép liên tưởng (Nhà văn sử dụng trường liên tưởng về nhà trường, học sinh và hoa phượng)

(Lưu ý: HS nêu đúng 1 phép liên kết như trên thì cho 0,25 điểm, nhưng điểm cả câu là không quá 0,5 điểm.)

4. - Biện pháp tu từ nhân hoá: Hoa phượng khóc; Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ

- Hiệu quả nghệ thuật: Hoa phượng cũng có tâm trạng buồn, nhớ như học trò khi mùa hè đến. Đồng thời, làm hình ảnh hoa phượng trở nên gần gũi, thân thương với tuổi học trò. (0.5)

5. HS có thể đặt những tên khác nhau nhưng phải phù hợp với nội dung của văn bản. Có thể đặt tên Hoa phượng hoặc Hoa học trò. (0.5)

6. HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo các ý chính: (0.5)

  • Vì Xuân Diệu đã bộc lộ tấm lòng mình cùng với hình ảnh hoa phượng – một loài hoa nở rộ vào dịp kết thúc mỗi năm học, biến nó trở thành biểu tượng chia li ngày hè đối với học trò.
  • Vì thứ hoa ấy gắn liền với những kỉ niệm thời cắp sách đến trường, gắn liền với giây phút chia tay của học sinh, nó làm học trò xôn xao những cảm xúc trong sáng mỗi khi nhớ đến.

II. LÀM VĂN

* Yêu cầu về kĩ năng:

HS biết cách làm bài văn NLVH. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, gồm nhiều ý, đoạn văn kết bài kết luận được vấn đề. (0.5)

b) Xác định đúng vấn đề nghị luận "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang" (0.5)

c) Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng (5.0)

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. (0.5)
  • Giải thích nội dung nhận định "khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang": người nông dân nghèo phải chiến đấu với sự xâm lăng tàn bạo của thực dân Pháp và họ đã hi sinh cao đẹp (0.5)
  • Phân tích và chứng minh nhận định
    • Lai lịch, gốc gác, họ chỉ là người nông dân "cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó", chỉ biết việc đồng áng, quanh quẩn trong "làng bộ"... (1.0)
    • Nước có giặc xâm lăng, vì yêu nước, họ tự nguyện đứng lên chiến đấu trở thành nghĩa sĩ anh hùng. "Nào ai đòi, ai bắt, phen này xin..." (1.0)
    • Vào trận, trong tay chỉ có vật dụng thô sơ làm vũ khí, nhưng họ đã chiến đấu ngoan cường, lập được chiến công (...) nhưng họ đã hi sinh vì Tổ quốc. "ngoài cật một manh áo vải.... súng nổ" (1.0)
    • Sự hy sinh của họ vô cùng cao đẹp "Thác mà trả nước non rồi nợ... ai cũng mộ". (0.5)
    • Vài đặc sắc nghệ thuật: liệt kê, dùng động từ mạnh, giọng điệu anh hùng ca, từ ngữ gợi cảm,... (0.5)

d) Sáng tạo. (0.5)

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm