Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 6 trường THCS Tân Sơn năm 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 6
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường THCS Tân Sơn có đáp án là là tài liệu ôn tập và luyện tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 6 muốn củng cố kiến thức môn Toán, ôn thi học kì 1 hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 trường PTDTNT THCS huyện Duyên Hải, Trà Vinh năm 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 6 trường PTDTBT THCS Sơn Long, Sơn Tây năm 2015 - 2016
Mời làm: Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2015-2016 Trường THCS Tân Sơn trực tuyến
TRƯỜNG THCS TÂN SƠN | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn Toán 6 Thời gian làm bài: 90 phút |
Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Số phần tử của tập hợp là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 2: Số liền sau số 17 là:
A. 16 B. 17 C. 18 D. 19
Câu 3: Trong các số sau: 123; 35; 27; 84 số nào chia hết cho 2?
A. 123 B. 35 C. 27 D. 84
Câu 4: Kết quả của phép tính: (-17) + 23 + (-6) là:
A. 0 B. – 6 C. 23 D. -17
Câu 5: Trong các số sau: 12; 24; 31; 56 số nào là số nguyên tố?
A. 56 B. 31 C. 24 D. 12
Câu 6: Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB có độ dài 8cm, vậy độ dài đoạn thẳng IA bằng bao nhiêu?
A. 2cm B. 4cm C. 6cm D. 8cm
Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
a/ Điền chữ số vào dấu * để được số chia hết cho 5.
b/ Tìm x biết: 12 + x = 7 – (-8)
Câu 2: (1,5 điểm) Tìm BCNN(12;18), rồi tìm BC(12,18)
Câu 3: (2 điểm)
a/ Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 3; -15; 6; 1; 8; -7.
b/ Tìm số đối của các số: -6; 8; 0;
Câu 4 (2 điểm)
Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho: OA = 2 cm; OB = 4 cm
a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?
b) So sánh OA và AB.
c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 6
Trắc nghiệm: (3,0đ)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | C | D | A | B | B |
Tự luận
Câu 1:
a/ Để được số chia hết cho 5, ta có thể thay 12¯* = 0 hoặc * =5 (0,5đ)
b/ 12 + x = 7 – (-8)
12 + x = 15 (0,5đ)
x = 15 – 12
x = 3 (0,5đ)
Câu 2: Tìm BCNN(12,18) (1,0đ)
12 = 22 . 3; 18 = 2.32
Thừa số nguyên tố chung và riêng: 2 và 3
BCNN(12,18) = 22.32 = 4.9 = 36
BC(12,18) là bội của BCNN(12,18) nên ta có:
BC(12,18) = B(36) ={ 0; 26; 72; 108...} (0,5đ)
Câu 3: a/ Các số nguyên được sắp xếp như sau: -15;-7; 1; 3; 6; 8 (1,0đ)
b/ Số đối của -6 là 6 (1,0đ)
Số đối của 8 là -8
Số đối của 0 là 0
Số đối của I7I là -7
Câu 4:
Vẽ hình:
a) Ta có: OA = 2 cm ; OB= 4 cm (0,5đ)
Suy ra: Trên tia Ox có: OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B.
b) A nằm giữa O và B nên ta có:
OA + AB = OB
2+ AB = 4
AB = 4 – 2
AB = 2 cm
Ta có: OA = AB = 2 cm (1,0đ)