Đề kiểm tra học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Thành Phố Hồ Chí Minh năm học 2017 - 2018

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT Nguyễn Thượng Hiền

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Thành Phố Hồ Chí Minh năm học 2017 - 2018 là đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn này sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới nói chung và ôn thi kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 nói riêng. Mời các bạn và thầy cô tham khảo. Chúc các bạn đạt điểm cao trong các kì thi quan trọng sắp tới.

PHẦN I: (3,0 điểm) ĐỌC - HIỂU

Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời các câu hỏi:

Trong hoạt động nhân đạo và từ thiện, tiền chỉ là một trong các nguồn tài nguyên, thậm chí không phải là nguồn quan trọng nhất. Quan trọng hơn là kiến thức, tài năng, và sức ảnh hưởng của các cá nhân muốn giúp đỡ đồng bào của mình.

Báo chí, thay vì tập trung vào chuyện người nổi tiếng mặc gì khi phát quà, hãy để họ lên tiếng và lôi kéo sự chú ý của công chúng tới những vấn đề thuộc về phần gốc: Nông dân bị mất kế sinh nhai, công nhân ở những khu công nghiệp vật lộn với cuộc sống, môi trường bị huỷ hoại, phân hoá giàu nghèo, bạo lực trong gia đình.

Thay vì chỉ đóng tiền cứu trợ khi có bão lũ, hay nhân tiện mang quần áo cũ lên vùng cao nhân dịp đi chụp ảnh hoa ban, hãy tìm hiểu công việc của những tổ chức phi chính phủ và hỗ trợ họ. Những tổ chức này đang bền bỉ hoạt động để bảo vệ quyền của trẻ em, để phụ nữ không bị buôn bán, người thiểu số giữ được văn hoá bản địa, người khuyết tật không bị kỳ thị, chính quyền địa phương trở nên minh bạch hơn, và người dân có tiếng nói hơn.

Làm việc với họ tuy không cho ra những bức ảnh bắt mắt như khi ta chụp với trẻ em miền núi, nhưng nó sẽ đi xa hơn rất nhiều những phản xạ rút ví vào những lúc chúng ta rủ lòng thương”.

Cuối cùng, chúng ta nên từ bỏ tâm thế của người ban phát. Từ thiện là một quá trình hai chiều, cho và nhận. Mỗi người, dù nghèo tới đâu, cũng có cái để cho người khác, và mỗi người, dù đầy đủ tới đâu, cũng cần mở rộng mình để nhận.

Nếu từ thiện chỉ là phong trào, để lấy like, để xoa dịu lương tâm, để cầu may, để đánh bóng tên tuổi, để thể hiện vị thế xã hội, thì người cho đã tự khước từ khả năng nhận. Lúc đó, từ thiện đánh mất chức năng là chất gắn kết của một cộng đồng. Ngược lại, nó chỉ củng cố các bất công trong xã hội.

(Theo Đặng Hoàng Giang, “Để từ thiện không chỉ... cầu Like”, trích “Bức xúc không làm ta vô can”, NXB Hội nhà văn, 2015)

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: (0.5 điểm) Em hiểu như thế nào về hành động phản xạ rút ví vào những lúc chúng ta “rủ lòng thương”?

Câu 3: (1.0 điểm) Hãy nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 4: (1.5 điểm) Em có đồng ý với quan điểm của tác giả rằng: “Chúng ta nên từ bỏ tâm thế của người ban phát”: Trong các hoạt động nhân đạo và từ thiện không? Vì sao?

PHẦN II: 7,0 điểm) LÀM VĂN

Câu 1: (2.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được nêu ra trong văn bản trên: Mỗi người, dù nghèo tới đâu, cũng có cái để cho người khác, và mỗi người, dù đầy đủ tới đâu, cũng cần mở rộng mình để nhận.

Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích ý nghĩa của những chính sách khuyến khích, bồi dưỡng hiền tài qua đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”(Thân Nhân Trung). Ngôi trường THPT mà em đang học đã làm gì, và theo em, nên có thêm những biện pháp cụ thể nào nhằm phát hiện và bồi dưỡng hiền tài cho đất nước?

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 10 môn Toán Sở GD&ĐT Bắc Giang năm học 2017 - 2018

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Toán trường THPT B Thanh Liêm, Hà Nam năm học 2017 - 2018

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 10 môn Toán trường THPT Nguyễn Du năm học 2017 - 2018

Đánh giá bài viết
1 2.101
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 10

    Xem thêm