Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề ôn thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 5 vòng 2 năm 2023 - 2024

Đề thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 5 năm 2023 vòng 2

Đề ôn thi Trạng nguyên tiếng Việt 5 năm 2023 vòng 2 với nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm tiếng Việt khác nhau giúp các em học sinh lớp 5 ôn tập đã học hiệu quả và đạt điểm cao trong kì thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 5 sắp tới.

Vòng thi tự do - Vòng 2 cuộc thi Trạng nguyên tiếng Việt diễn ra từ ngày 05/10/2023.

Đề luyện thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 5 Vòng 2

Câu hỏi 1: Trong các từ sau, từ nào chứa tiếng “đầu” được dùng với nghĩa gốc?

a/ đỗ đầu b/ đầu sông c/ đau đầu d/ đầu năm

Câu hỏi 2: Trong các từ sau, từ nào không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại?

a/ ngan ngát b/ bát ngát c/ mênh mông d/ bao la

Câu hỏi 3: Trong các từ sau, từ nào không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại?

a/ sâu hoắm b/ hoăm hoắm c/ thăm thẳm d/ vời vợi

Câu hỏi 4: Trong các từ ngữ sau đâu, từ ngữ nào chỉ sự vật không sống ở dưới nước?

a/ cá voi b/ con mực c/ con tôm d/ con voi

Câu hỏi 5: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

a/ buông lỏng b/ buông tay c/ buôn làng d/ buông làng

Câu hỏi 6: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

a/ tủn mủi b/ tủn mủn c/ lừng chừng d/ lũn cũn

Câu hỏi 7: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

a/ lan mang b/ lan man c/ man mát d/ mang vác

Câu hỏi 8: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

a/ thăm dò b/ dò hỏi c/ giò dẫm d/ giò lụa

Câu hỏi 9: Trong các từ sau, từ nào chứa tiếng “đánh” được dùng với nghĩa gốc?

a/ đánh nhau b/ đánh răng c/ đánh cờ d/ đánh rơi

Câu hỏi 10: Trong các từ ngữ dưới đây, những từ ngữ nào chỉ sự vật không có sẵn trong tự nhiên?

a/ núi b/ biển c/ chùa d/ rừng

Câu hỏi 11: Trong các từ sau, từ láy ấm đầu là từ nào?

a/ lim dim b/ bồng bềnh c/ lúng túng d/ làng nhàng

Câu hỏi 12: Từ nào viết sai chính tả?

a/ trong suốt b/ truyền nhiễm c/ bóng chuyền d/ truyên cần

Câu hỏi 13: Chỉ ra cặp từ đồng nghĩa trong câu:

“Ở hiền thì lại gặp lành

Những người nhân đức trời danh phước cho.”

a/ ở, gặp b/ hiền, lành c/ nhân, trời d/ gặp, lành

Câu hỏi 14: Từ nào là từ láy âm đầu?

a/ lim dim b/ chăm chỉ c/ lúng túng d/ làng nhàng

Câu hỏi 15: Từ nào viết sai chính tả?

a/ long lanh b/ núi non c/ lí lẽ d/ lúi lon

Câu hỏi 16: Từ nào khác với các từ còn lại?

a/ nhan đề b/ cây đề c/ tiêu đề d/ đầu đề

Câu hỏi 17: Từ nào đồng nghĩa với từ “siêng năng”?

a/ cần cù b/ kết quả c/ lười biếng d/ chu đáo

Câu hỏi 18: Từ nào trái nghĩa với từ “chìm” trong câu: “Ba chìm bảy nổi.”?

a/ ba b/ bảy c/ nổi d/ cả 3 đáp án

Câu hỏi 19: Trong các từ sau, từ nào chưa tiếng “mũi” được dùng với nghĩa gốc?

a/ đất mũi b/ mũi kéo c/ mũi tàu d/ mũi tẹt

Câu hỏi 20: Trái nghĩa với “nhân hậu” hoặc “yêu thương” là từ nào?

a/ trung hậu b/ ác độc c/ đảm đang d/ nhân ái

Câu hỏi 21: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

a/ lúng liếng b/ núng liếng c/ long lanh d/ nôn nao

Câu hỏi 22: Giải câu đố:

Để nguyên – tên một loài chim

Bỏ sắc, thường thấy ban đêm trên trời.

a/ trắng – trăng b/ én – kén c/ sẻ – sẽ d/ sao – sáo

Câu hỏi 23: Loài chim nào tượng trưng cho hòa bình?

a/ bồ câu b/ sếu c/ hạc d/ rùa

Câu hỏi 24: Từ nào trái nghĩa với từ “chính nghĩa”?

a/ phi nghĩa c/ hòa bình c/ thương yêu d/ đoàn kết

Câu hỏi 25: Từ nào có nghĩa là “tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.” ?

a/ biển khơi b/ thiên nhiên c/ thiên cổ d/ rừng núi

Câu hỏi 26: Ai là tác giả của bài thơ “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”?

a/ Định Hải b/ Huy Cận c/ Phạm Hổ d/ Quang Huy

Câu hỏi 27: Từ nào dưới đây không thuộc nhóm từ chỉ không gian rộng lớn?

a/ mênh mông b/ bao la c/ thăm thẳm d/ bát ngát

Câu hỏi 28: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả?

a/ lúng liếng b/ lung linh c/ nười biếng d/ năn nỉ

Câu hỏi 29: Ba-la-lai-ca là tên gọi của:

a/ tên một thành phố ở Nga b/ tên một loại đàn 3 dây của người Nga

c/ tên một cô gái Nga d/ tên một chàng trai Nga

Câu hỏi 30: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ:

“Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi

Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên.”

(SGK, Tiếng Việt 5, tập 1, tr.69)

a/ so sánh b/ nhân hóa c/ so sánh và nhân hóa d/ không sử dụng

Trên đây là Nội dung của Đề thi Trạng nguyên tiếng Việt 5 vòng 2 năm 2023. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Đề luyện thi tiếng Việt trên đây sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị bài tập hiệu quả.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
38
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trạng Nguyên Tiếng Việt

    Xem thêm