Đề ôn thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 5 vòng 4 năm 2023 - 2024

Đề ôn thi Trạng nguyên tiếng Việt 5 năm 2023 vòng 4 với nội dung bám sát chương trình học tiếng Việt lớp 5 giúp các em học sinh lớp 5 ôn tập đã học hiệu quả và đạt điểm cao trong kì thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 5 Vòng thi điều kiện sắp tới.

Vòng thi điều kiện - Vòng 4 cuộc thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 5 diễn ra từ ngày 13/11 đến 13/12/2023.

I. Đề luyện thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 5 Vòng 4

TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi 1: Một điều không giữ kín mà để mọi người đều có thể biết gọi là gì?

a/ công nghiệp

b/ công hữu

c/ công cộng

d/ công khai

Câu hỏi 2: Lớp mỏng bên ngoài của cây, quả gọi là gì?

a/ vỏ

b/ lá

c/ da

d/ cành

Câu hỏi 3: Thêm quan hệ từ vào câu sau để hoàn thành câu văn : Lan ... học giỏi mà còn hát rất hay.

a/ không những

b/ tuy

c/ nhưng

d/ nên

Câu hỏi 4: Người lao động chân tay, làm việc trong nhà máy, xí nghiệp gọi là gì?

a/ công chức

b/ kĩ sư

c/ công nhân

d/ người dân

Câu hỏi 5: Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước gọi là gì?

a/ công dân

b/ nông dân

c/ công nhân

d/ công chức

Câu hỏi 6: Hai câu văn "Tết đến hoa mai nở. Nó là loài hoa rất đẹp. Liên kết với nhau bằng cách nào?

a/ lặp từ

b/ thay thế từ ngữ

c/ nối từ ngữ

d/ đảo ngữ

Câu hỏi 7: Trong câu văn "Giữa dòng, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng." Các vế câu được nối với nhau bằng gì?

a/ 1 dấu phẩy

b/ 2 quan hệ từ

c/ 1 quan hệ từ

d/ 1 dấu chấm phẩy

Câu hỏi 8: Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội là nghĩa của từ nào?

a/ an toàn

b/ hòa bình

c/ an ninh

d/ hạnh phúc

Câu hỏi 9: Loại văn bản có đặc điểm viết theo mẫu để trình bày, đề đạt nguyện vọng được gọi là gì?

a/ kể chuyện

b/ đơn

c/ miêu tả

d/ thư

Câu hỏi 10: Đồ vật dùng để đựng được đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao gọi là gì?

a/ cái chiếu

b/ cái máng

c/ cái gậy

d/ cái giành

Câu hỏi 11: Từ nào có tiếng "công" không có nghĩa là "đánh, phá"?

a/ phản công

b/ tấn công

c/ chiến công

d/ phân công

Câu hỏi 12: Từ "học" trong câu "Học là nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh" thuộc loại từ gì?

a/ Tính từ

b/ Động từ

c/ Danh từ

d/ Số từ

Câu hỏi 13: Từ "công" trong câu "Của một đồng, công một nén" có nghĩa là gì?

a/ không thiên vị

b/ thợ khéo tay

c/ thuộc về nhà nước

d/ sức lực, trí tuệ

Câu hỏi 14: Trong bài "Thầy thuốc như mẹ hiền", Hải Thượng Lãn Ông là người thầy thuốc có tấm lòng như thế nào?

a/ độc ác

b/ nhân ái

c/ vị tha

d/ kiêu căng

Câu hỏi 15: Từ "lồng" trong câu: "Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên" và "Mua được con chim tôi nhốt ngay vào lồng" có quan hệ với nhau như thế nào?

a/ trái nghĩa

b/ đồng nghĩa

c/ đồng âm

d/ cả 3 đáp án trên

Câu hỏi 16: Từ nào không phải từ láy?

a/ lất phất

b/ rì rầm

c/ phương hướng

d/ thoai thoải

Câu hỏi 17: Từ nào có nghĩa là "dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm"?

a/ lạc quan

b/ chiến thắng

c/ dũng cảm

d/ chiến công

Câu hỏi 18: "Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy"

(Hạt gạo làng ta, Trần Đăng Khoa, SGK TV5, tập 1, tr 139)

Câu thơ có cặp từ trái nghĩa nào?

a/ ngoi, lên

b/ xuống, ngoi

c/ cua, cấy

d/ lên, xuống

Câu hỏi 19: Từ "no" trong câu "Những cánh diều no gió" được dùng theo nghĩa nào?

a/ gốc

b/ chuyển

c/ trái nghĩa

d/ đồng âm

Câu hỏi 20: Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả:

a/ tuyên truyền

b/ trật tự

c/ tuần cha

d/ bắt chộm

Câu hỏi 21: Điền địa danh thích hợp vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:

“Tại đây, các con

Tại đất ………….ông bà minh này

Nơi mẹ đã đẻ ra và cắt rốn ra bằng cây nứa.”

(SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.58)

a/ Sa Pa

b/ Tây Nguyên

C/ Lào Cai

D/ Buôn Mê Thuật

Câu hỏi 22: Điền vào chỗ trống:

“Trong đêm khuya………………

Chu đi tuần đêm nay

Nép mình dưới bóng hàng cây

Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi.”

(SGK TV5, tập 2, tr.52)

a/ vắng vẻ

b/ thanh vắng

c/ vắng bóng

d/ vắng mặt

Câu hỏi 23: Thành ngữ, tục ngữ nào nói về tình cảm gia đình?

a/ Anh em như thể tay chân.

b/ Một nắng hai sương

c/ xấu người đẹp nết.

d/Non xanh nước biếc.

Câu hỏi 24: Từ nào viết đúng chính tả?

a/ sôn sao

b/ xao xuyến

c/ buổi xáng

d/ xông biển

Câu hỏi 25: Điền vào chố trống cặp quan hệ từ phù hợp để tạo ra câu biểu thị quan hệ từ tương phản: “…….trời mưa rất to, ……….Lan vẫn đi thăm bà ngoại bị ốm.”

a/ Nếu – thì

B/ Tuy – nhưng

c/ Do – nên

D/ Vì – nên

Câu hỏi 26: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ”

“Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?”

(“Tre Việt Nam, Nguyễn Duy).

a/ nhân hóa

b/ so sánh

c/ điệp ngữ

d/ cả 3 đáp án sai

Câu hỏi 27: Trong bài văn tả người, phần nào “nếu cảm nghĩ về người được tả”?

a/ mở bài

b/ thân bài

c/ kết bài

d/ cả 3 đáp án

Câu hỏi 28: Trong câu văn "Giữa dòng, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng." Các vế câu được nối với nhau bằng gì?

a/ cố

b/ rồi

c/ xuôi

d/ giữa

Câu hỏi 29: Bài "Hành trình của bầy ong" được viết theo thể thơ nào?

a/ thơ 8 chữ

b/ thơ lục bát

c/ thơ tự do

d/ thơ 6 chữ

Câu hỏi 30: Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

"Mầm non mắt lim dim

Cố nhìn qua kẽ lá."

(Võ Quảng)

a/ so sánh

b/lặp từ

c/ nhân hóa

d/ so sánh, nhân hóa

Câu hỏi 31: Từ nào có thể ghép với "thức" để tạo thành từ có nghĩa ?

a/ trên

b/ sáng

c/ đường

d/ tỉnh

Câu hỏi 32: Câu: "Trời thu xanh thăm thẳm, nắng cuối thu lấp lánh, long lanh." có mấy từ láy ?

a/ hai

b/ ba

c/ một

d/ bốn

Câu hỏi 33: Giải câu đố sau:

Không dấu việc của thợ may

Huyền vào giúp khách hằng ngày qua sông.

Chữ không dấu là chữ gì?

a/ đu

b/ đo

c/ đò

d/ đô

Câu hỏi 34: Chủ ngữ trong câu “Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre." là:

a/ tiếng chuông

b/ ngôi chùa cổ

c/ trăng

d/ rặng tre

Câu hỏi 35: Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ đồng âm?

a/ Chim đậu - thi đậu

b/ mũi tên - mũi đất

c/ vạt áo - vạt nắng

d/ chân tay - chân mây

Câu hỏi 36: Chọn từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống sau: Các chiến sĩ đã…..anh dũng ngoài mặt trận.

a/ chết

b/ qua đời

c/ hi sinh

d/ mất

Câu hỏi 37: Chọn cặp từ trái nghĩa để hoàn chỉnh thành ngữ "Ba….bảy….".

a/ lên - xuống

b/ chìm - nổi

c/ nông - sâu

d/ cao - thấp

Câu hỏi 38: Đại từ "nó" trong đoạn văn sau thay thế cho từ nào:

"Mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt và đứng lại với màu xanh nhạt. Nó mệt mỏi."

a/ những làn song

b/ mùa thu

c/ mùa hè

d/ nước

Câu hỏi 39: Thành phần nào là chủ ngữ của câu: "Đó là cây thông đẹp nhất."?

a/ đẹp nhất

b/ đó là

c/ cây thông

d/ đó

Câu hỏi 40: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ sau:

“Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh.

(Nguyễn Duy)

a/ so sánh

b/ nhân hóa

c/ đảo ngữ

d/ điệp ngữ

Câu hỏi 41: Từ "mình" trong câu: "Các bạn đợi mình với nhé!" là:

a/ danh từ

b/ động từ

c/ đại từ

d/ tính từ

Câu hỏi 42: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với "bao dung"?

a/ trưởng thành

b/ vị tha

c/ kiên trì

d/ dũng cảm

Câu hỏi 43: Từ nào viết đúng chính tả?

a/ chậm trạp

b/ chặt trẽ

c/ chễm chệ

d/ trững trạc

Câu hỏi 44: Ba của bạn nhỏ trong bài "Người gác rừng tí hon" làm nghề gì?

a/ bộ đội biên phòng

b/ kiểm lâm

c/ công an

d/ nông dân

Câu hỏi 45: Dòng nào dưới đây chứa từ viết sai chính tả?

a/ biết tuốt, tài phiệt, thuộc làu

b/ lả lướt, bắt trước, mực thước

c/ xem xiếc, mải miết, thuốc thang

d/ cầu trượt, liếc mắt, thiệt hại

Câu hỏi 46: Giải câu đố:

Để nguyên tàu đến nghỉ ngơi

Thêm huyền đẻ trứng mọi người đều ăn.

Từ để nguyên là gì?

a/ trạm

b/ bến

c/ ga

d/ con đê

Câu hỏi 47: Câu nào khuyên chúng ta nên chăm chỉ, tiết kiệm?

a/ Tay làm hàm nhai

b/ Năng nhặt chặt bị

c/ Khỏe như voi

d/ Há miệng chờ sung

Câu hỏi 48: Tìm cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu văn sau: "Bé Lan không chỉ lễ phép mà học rất giỏi.”

a/ không chỉ - rất

b/ không chỉ - mà

c/ bé Lan - học

d/ lễ phép - giỏi

ĐIỀN TỪ

Câu hỏi 1: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:

"Chim có tổ, người có ____.

Như cây có cội như sông có nguồn".

Câu hỏi 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: "Đất có lề,______ có thói."

Câu hỏi 3: Từ "chạy" trong câu: "Nhà nghèo phải chạy ăn từng bữa." là từ mang nghĩa _________

Câu hỏi 4: Các cặp từ: "vì-nên, nếu-thì, tuy-nhưng" là các cặp ________ hệ từ.

Câu hỏi 5: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Nói chín thì nên làm mười Nói mười làm chín kể cười người _____."

Câu hỏi 6: Từ "gia" trong các từ: "gia công, gia đình, tham gia" là những từ............... âm

Câu hỏi 7: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau: Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước gọi là công .................

Câu hỏi 8: Điền từ phù hợp để hoàn thành câu ca dao sau:

"Thịt mỡ ………... hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh"

Câu hỏi 9: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau:

"Tre già ........... bóng măng non

Tình sâu nghĩa nặng mãi còn ngàn năm"

Câu hỏi 10: Để nguyên trái nghĩa với "chìm"

Cắt đầu thành quả trên cành cây cao

Là chữ gì?

Trả lời: Chữ để nguyên là chữ ..................

Câu hỏi 11: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc ……….bấy nhiêu.

Câu hỏi 12: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Câu ghép là câu do …………về câu ghép lại.”

Câu hỏi 13: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoàn thành câu: “Mạnh dùng sức, …………....dùng mưu.”

Câu hỏi 14: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống:

Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể ………..tháng ngày

Câu hỏi 15: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống: Các từ “trong veo, trong vắt, trong xanh” là các từ đồng …………

Câu hỏi 16: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống: Ngựa màu đen gọi là ngựa…………

II. Đáp án đề luyện thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 5 Vòng 4

Đáp án có trong file tải. Bạn đọc click chọn "Tải về" để download trọn bộ đề luyện tập kèm đáp án. 

Trên đây là Nội dung của Đề thi Trạng nguyên tiếng Việt 5 vòng 4 năm 2023. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Đề luyện thi tiếng Việt trên đây sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị bài tập hiệu quả.

>> Bài tiếp theo: Đề ôn thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 5 vòng 5 - Thi Sơ khảo

Đánh giá bài viết
11 3.008
Sắp xếp theo

    Trạng Nguyên Tiếng Việt

    Xem thêm